Ben Bernanke sẽ phát biểu tại cuộc họp của Ngân hàng trung ương ở Jackson Hole, Wyoming, bài phát biểu sẽ phát đi lúc 9h tối nay (giờ Việt Nam). Năm ngoái, phát biểu của ông đã mở đường cho chính sách nới lỏng định lượng, gói kích cầu trị giá 600 tỷ USD (368 tỷ bảng) đã được bơm tiền vào hệ thống tài chính nhằm cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm nay, kinh tế Mỹ lại một lần nữa suy giảm mạnh, thế giới đang mong ngóng Ngân hàng trung ương Mỹ đưa ra gói kích cầu thứ 3.
Phản ứng của thị trường
Đầu tháng này, thị trường chứng khoán giảm mạnh khi các dữ liệu kinh tế cho thấy sự tăng trưởng chậm chạp và hầu như không có chuyển biến ở Mỹ và châu Âu. Paul Dales, nhà kinh tế cấp cao của Mỹ tại Capital Economics cho biết: "Những sự kiện gần đây hiển nhiên cho thấy rằng kinh tế nước này đang rất hoang mang. Thị trường nhà ở nước này vẫn ở dưới đáy, ngay cả lĩnh vực sản xuất đang có dấu hiểu phục hồi nhưng vẫn chưa thoát khỏi khó khăn"
Vàng cũng không ngừng thách thức các nhà đầu tư. Giá vàng đạt kỷ lục mới vào hôm thứ 3 sau đó lại giảm mạnh chưa từng thấy vào hôm thứ 4 và giờ thì lại đang tăng trở lại. Các nhà đầu tư vẫn coi vàng là hình thức đầu tư an toàn trong giai đoạn bất ổn kinh tế, nhưng một khi chính sách nới lỏng tiền tệ được tiến hành sẽ làm giảm giá trị của đồng USD so với vàng, giá kim loại quý này sẽ có thể tăng cao hơn.
Năm ngoái, phát biểu của Ben Bernanke đã mở đường cho chính sách nới lỏng định lượng, gói kích cầu trị giá 600 tỷ USD (368 tỷ bảng) đã được bơm tiền vào hệ thống tài chính. |
Lựa chọn bị giới hạn
Ông Bernanke không dự định đưa ra bất kỳ một thông cáo chính thức nào trong bài phát biểu sắp tới của mình. Nhưng năm ngoái, khi không thể giảm lãi suất ngắn hạn thêm nữa, ông đã đưa ra ý kiến của mình nhằm thay thế chính sách của FED. Chính xác đây là tín hiệu khởi đầu cho chính sách nới lỏng tiền tệ lần hai.
Năm nay, chính sách thúc đẩy kinh tế mà Bernanke có thể lựa chon có vẻ hạn chế hơn. Trong đó nếu lựa chọn chính sách nới lỏng tiền tệ thì chỉ có cách là hạ thấp chi phí đi vay dài hạn. Tuy nhiên, chi phí đi vay của chính phủ Mỹ đã ở mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, và dường như không có khả năng hạ thấp hơn nữa.
Đầu tháng này, FED đã cố gắng thực hiện một giải pháp khác - thông báo rằng nó sẽ duy trì lãi suất ngắn hạn của Mỹ ở mức 0% cho tới năm 2013. Nhưng việc làm này có rất ít tác dụng vì lãi suất hai năm trở lại đây của Mỹ cũng đã gần như bằng không.
Nhật Bản
Một số nhà phân tích cho rằng ông Bernanke có thể chọn cách không đưa ra chính sách nào cả năm nay. Ông Dale, ở Capital Economics bình luận: "Thay đổi chính sách là công việc của ủy ban chính sách chứ không phải của một mình Ben".
"Ủy ban chính sách của FED cũng đang hoài nghi về tác dụng của chính sách nới lỏng định lượng (QE). Một số thành viên quan ngại rằng gói kích cầu sẽ làm giá cả hàng hóa tăng." Hơn nữa, trong vòng đầu cuộc tranh luận về chính sách nới lỏng tiền tệ nhiều người đã cho rằng nếu đưa ra gói kích cầu mới thì có khả năng lạm phát sẽ cao hơn so với năm ngoái.
12 tháng trước, giá cả hàng hóa đã gần như không tăng và Ben khẳng định rõ ràng rằng FED sẽ chống lại việc giá cả giảm.
Giảm phát - đặc điểm 20 năm trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản - Chính sách khuyến khích người dân trì hoãn chi tiêu của Nhật Bản chỉ làm khả năng trả nợ của nước này thêm khó khăn
Bẫy thanh khoản
Nhiều nhà kinh tế tự hỏi là liệu chính sách nới lỏng tiền tệ còn có hiệu quả vào thời điểm này không? Khi mà lần gần đây nhất nó đã khiến nền kinh tế Mỹ không có khả năng phục hồi bền vững. Họ lo sợ rằng Hoa Kỳ đang bị mắc kẹt vào "bẫy thanh khoản", ở đó không ai muốn chi nhiều hơn và Fed không có khả năng làm gì cả.
Nợ nần chồng chất có thể sẽ khiến các gia đình Mỹ đóng băng chi tiêu trong nhiều năm. Và điều này sẽ khiến các ngân hàng và các công ty nhỏ không nhận được sự đầu tư mới, người dân thích giữ tiền mặt ngay cả khi họ không dùng đến nó.
Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes nói rằng chính phủ liên bang nên tận dụng khả năng đi vay rẻ của nó để chi tiêu nhiều hơn và đưa nền kinh tế thoát khỏi "bẫy thanh khoản".Nhưng thay vì làm vậy, Quốc hội Mỹ lại quyết định cắt giảm chi tiêu.
Nhà kinh tế David Blanchflower, cựu thành viên của Ủy ban Chính sách tiền tệ Anh nhận xét:,"Chính xác là Mỹ đang đi sai hướng. Mỹ đang phải đối mặt với bẫy thanh khoản nên để kích thích nền kinh tế khổng lồ của mình, Mỹ phải tăng chi tiêu".
Bích Ngọc (Theo BBC)