Tào Tháo đã từng khóc khi các tướng lĩnh của mình qua đời (Ảnh minh họa: Sina)
6.Viên Hoán
Viên Hoán ban đầu đi theo Lưu Bị, sau đó lại theo Lã Bố. Lã Bố từng nhờ ông viết thư mắng Lưu Bị nhưng ông không chịu. Sau khi Lã Bố bị Tào Tháo giết, những thuộc hạ khác đều nịnh nọt Tào Tháo, trừ Viên Hoán. Khi Tào Tháo cho mọi người đem tài sản của Lã Bố ra chia trác, những người khác tranh nhau lấy đồ có giá trị, chỉ có Viên Hoán là lấy một cuốn sách. Viên Hoán nhanh chóng được Tào Tháo bổ nhiệm làm đô úy. Ông đã từng khuyên Tào Tháo hạn chế chiến tranh, giáo dục nhân dân và được Tào Tháo ghi nhận. Sau này khi ông mất, Tào Tháo cũng đã rơi nước mắt thương xót.
7. Bàng Đức
Bàng Đức từng là bộ hạ của Trương Lỗ sau đó đi theo Tào Tháo. Bàng Đức đã phải chạy lên đê tránh nước lũ khi đóng quân cách Phàn Thành khoảng 10 dặm về phía Bắc. Thủy quân của Quan Vũ nhân cơ hội đó tập kích, bắn tên lên đê. Nước càng ngày càng dâng cao, Bàng Đức vẫn không chịu đầu hàng, ông cùng một viên tướng chỉ huy chèo một chiếc thuyền nhỏ định quay về doanh trại Tào Tháo nhưng do nước lớn quá, thuyền bị lật, Bàng Đức bị rơi xuống nước. Khi bị quân của Quan Vũ bắt được, Bàng Đức đã lớn tiếng mắng Quan Vũ và bị chém chết. Cái chết của Bàng Đức đã khiến Tào Tháo vô cùng đau lòng và ông đã nhỏ lệ. Thực ra, thời gian mà Bàng Đức đi theo Tào Tháo không lâu, hơn nữa, anh họ của Bàng Đức ở nước Thục nên việc ông không chịu khuất phục QuanVũ quả là điều hiếm thấy.
8. Nhậm Tuấn
Nhậm Tuấn từng làm một viên quan nhỏ vào cuối thời Hán, sau đi theo Tào Tháo, lấy được sự tín nhiệm của Tào Tháo và được Tào Tháo gả em họ cho. Sau đó, được Tào Tháo cử làm Điển nông trung lang tướng chủ quản về chấn hưng nông nghiệp giúp cho kho lương của Tào Tháo lúc nào cũng đầy ắp. Năm Kiến An thứ 9, Nhậm Tuấn qua đời, Tào Tháo đã khóc rất lâu.
9.Điển Vi
Điển Vi là người đã từng cứu mạng Tào Tháo vài lần. Lần thứ nhất là Tào Tháo bị Lã Bố bủa vây, lần thứ hai là khi Tào Tháo gặp nguy hiểm trong trận chiến với Trương Tú, nhờ có Điển Vi dũng cảm chặn quân của Trương Tú nên Tào Tháo mới thoát thân. Điển Vi vì thế mà hi sinh, Tào Tháo cũng tỏ ra rất thương tiếc nên khi về Hứa Đô, Tào Tháo đã lập đền thờ Điền Vi và nhận con trai ông về nuôi dưỡng trong phủ.
10.Tào Xung
Tào Xung tự là Thương Thư, là một người con trong 25 con trai của Tào Tháo. Tào Xung là người đặc biệt thông minh và nổi tiếng với giai thoại cân voi. Năm Kiến an thứ 13, Tào Xung mắc bệnh không lâu thì qua đời, Tào Tháo đã vô cùng đau xót trước cái chết của Tào Xung, nhất là chuyện chưa lấy được vợ cho Tào Xung khi còn sống. Vì vậy, Tào Tháo đã tìm con gái chết yểu của nhà họ Chân để làm đám cưới dưới âm phủ cho con trai mình.
Chúng ta không thể biết rằng Tào Tháo đã từng vì bao nhiêu người mà rơi lệ nhưng qua những câu chuyện trên có thể thấy rằng ông là một người trọng dụng nhân tài, thương bạn, yêu con. Có lẽ vì vậy mà rất khó để phán xét được Tào Tháo là người như thế nào.
Sầm Hoa (Theo Huanqiu)
Viên Hoán ban đầu đi theo Lưu Bị, sau đó lại theo Lã Bố. Lã Bố từng nhờ ông viết thư mắng Lưu Bị nhưng ông không chịu. Sau khi Lã Bố bị Tào Tháo giết, những thuộc hạ khác đều nịnh nọt Tào Tháo, trừ Viên Hoán. Khi Tào Tháo cho mọi người đem tài sản của Lã Bố ra chia trác, những người khác tranh nhau lấy đồ có giá trị, chỉ có Viên Hoán là lấy một cuốn sách. Viên Hoán nhanh chóng được Tào Tháo bổ nhiệm làm đô úy. Ông đã từng khuyên Tào Tháo hạn chế chiến tranh, giáo dục nhân dân và được Tào Tháo ghi nhận. Sau này khi ông mất, Tào Tháo cũng đã rơi nước mắt thương xót.
7. Bàng Đức
Bàng Đức từng là bộ hạ của Trương Lỗ sau đó đi theo Tào Tháo. Bàng Đức đã phải chạy lên đê tránh nước lũ khi đóng quân cách Phàn Thành khoảng 10 dặm về phía Bắc. Thủy quân của Quan Vũ nhân cơ hội đó tập kích, bắn tên lên đê. Nước càng ngày càng dâng cao, Bàng Đức vẫn không chịu đầu hàng, ông cùng một viên tướng chỉ huy chèo một chiếc thuyền nhỏ định quay về doanh trại Tào Tháo nhưng do nước lớn quá, thuyền bị lật, Bàng Đức bị rơi xuống nước. Khi bị quân của Quan Vũ bắt được, Bàng Đức đã lớn tiếng mắng Quan Vũ và bị chém chết. Cái chết của Bàng Đức đã khiến Tào Tháo vô cùng đau lòng và ông đã nhỏ lệ. Thực ra, thời gian mà Bàng Đức đi theo Tào Tháo không lâu, hơn nữa, anh họ của Bàng Đức ở nước Thục nên việc ông không chịu khuất phục QuanVũ quả là điều hiếm thấy.
8. Nhậm Tuấn
Nhậm Tuấn từng làm một viên quan nhỏ vào cuối thời Hán, sau đi theo Tào Tháo, lấy được sự tín nhiệm của Tào Tháo và được Tào Tháo gả em họ cho. Sau đó, được Tào Tháo cử làm Điển nông trung lang tướng chủ quản về chấn hưng nông nghiệp giúp cho kho lương của Tào Tháo lúc nào cũng đầy ắp. Năm Kiến An thứ 9, Nhậm Tuấn qua đời, Tào Tháo đã khóc rất lâu.
9.Điển Vi
Điển Vi là người đã từng cứu mạng Tào Tháo vài lần. Lần thứ nhất là Tào Tháo bị Lã Bố bủa vây, lần thứ hai là khi Tào Tháo gặp nguy hiểm trong trận chiến với Trương Tú, nhờ có Điển Vi dũng cảm chặn quân của Trương Tú nên Tào Tháo mới thoát thân. Điển Vi vì thế mà hi sinh, Tào Tháo cũng tỏ ra rất thương tiếc nên khi về Hứa Đô, Tào Tháo đã lập đền thờ Điền Vi và nhận con trai ông về nuôi dưỡng trong phủ.
10.Tào Xung
Tào Xung tự là Thương Thư, là một người con trong 25 con trai của Tào Tháo. Tào Xung là người đặc biệt thông minh và nổi tiếng với giai thoại cân voi. Năm Kiến an thứ 13, Tào Xung mắc bệnh không lâu thì qua đời, Tào Tháo đã vô cùng đau xót trước cái chết của Tào Xung, nhất là chuyện chưa lấy được vợ cho Tào Xung khi còn sống. Vì vậy, Tào Tháo đã tìm con gái chết yểu của nhà họ Chân để làm đám cưới dưới âm phủ cho con trai mình.
Chúng ta không thể biết rằng Tào Tháo đã từng vì bao nhiêu người mà rơi lệ nhưng qua những câu chuyện trên có thể thấy rằng ông là một người trọng dụng nhân tài, thương bạn, yêu con. Có lẽ vì vậy mà rất khó để phán xét được Tào Tháo là người như thế nào.
Sầm Hoa (Theo Huanqiu)