Được xem như phu nhân Jacqueline Kennedy của Trung Đông, Hoàng hậu Farah Pahlavi là một hình ảnh tiên tiến và hào nhoáng của Iran. Tuy nhiên, đến cuối đời, bà lại phải sống lưu vong nơi đất khách quê người.
Hoàng hậu Farah Pahlavi sinh ngày 14 tháng 10 năm 1938 trong một gia đình trung lưu ở thủ đô Tehran. Bà là con gái duy nhất của Sohrab Diba, một viên chức quân đội Iran. Farah Pahlavi từng là sinh viên kiến trúc ở Paris nơi bà gặp Mohammed Reza và kết hôn với ông năm 1959.
Farah Pahlavi đóng vai trò quan trọng trong triều đình của Quốc vương Mohammed Reza, vị vua cuối cùng của Iran. Là một hoàng hậu, bà luôn theo đuổi niềm đam mê tham gia công tác xã hội, giải phóng phụ nữ, thể thao và nghệ thuật. Bà dành hầu hết thời gian của mình để thúc đẩy phúc lợi xã hội và văn hóa, bà là người đứng đầu của 24 tổ chức giáo dục, sức khỏe, văn hóa và từ thiện.
Ngoài ra, bà còn đi thăm các địa phương xa xôi nhất của Iran để có được những kiến thức về cuộc sống cũng như hiểu được cuộc sống của người nông dân và nguyện vọng của họ. Bên cạnh các chuyến công du chính thức cùng với Quốc vương Mohammed Reza Shah Pahlavi, bà đã bỏ tiền ra để đi thăm chính thức và bán chính thức các nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á và châu Phi.
Niềm đam mê nghệ thuật của bà chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa đa dạng của Iran, bà thường xuyên tới các triển lãm và khuyến khích mọi hoạt động nghệ thuật ở đất nước mình. Bà hỗ trợ cho các nghệ sỹ trẻ của Iran bằng sự nỗ lực của mình cũng nhưng đứng sau các bảo tàng, các dự án để bảo tồn kiến trúc và nghệ thuật cổ xưa.
Tên của hoàng hậu Farah Pahlavi gắn chặt vời hai lĩnh vực hoạt động tại Iran đó là văn hóa và giải phóng phụ nữ. Trong thời gian trị vì của bà, phụ nữ đóng một vài trò quan trọng trong cuộc sống cũng như giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền như Đại biểu Quốc hội, thượng nghị sĩ, Bộ trưởng, đại sứ, các luật sư, thẩm phán. Sự giải phóng phụ nữ cũng giống như cải cách kinh tế và xã hội, nó đã làm thay đổi cấu trúc xã hội Iran một cách sâu sắc.
Tuy nhiên, vào đầu năm 1978, một số yếu tố góp phần vào sự bất mãn nội bộ với chính phủ hoàng gia trở nên rõ rệt hơn. Sự bất mãn trong nước tiếp tục leo thang và sau đó là các cuộc biểu tình chống lại chế độ quân chỉ. Hoàng hậu không thể giúp gì cho chồng mình nhưng bà nhận thức được sự rối loạn và ghi lại trong cuốn nhật ký của mình về khoảng thời gian đó như là “một cảm giác khó chịu rõ ràng”.
Hầu hết các hoạt động chính trị của hoàng hậu khi đó đều bị hủy bỏ do quan ngại về sự an toàn của bà. Các cuộc bạo loạn và tình hình bất ổn trở nên thường xuyên hơn và đỉnh điểm là năm đầu 1979, chính phủ đã phải ban hành thiết quân luật ở tất cả các thành phố lớn của Iran và đưa đất nước đứng trên bờ vực thẳm của một cuộc cách mạng mở. Để đáp ứng yêu cầu của người biểu tình, Quốc vương và Hoàng hậu phải rời khỏi đất nước. Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Farah Pahlavi cùng gia đình bắt đầu cuộc sống lưu vong. Thời gian đầu, gia đình bà bị nhiều nước từ chối, vì những nước này đều nhận được những thông điệp cảnh cáo từ Teheran. Cuối cùng, họ cũng được tới Ai Cập cư trú.
Tháng 7/1980, Quốc vương Mohammed Reza qua đời khi sống lưu vong tại Ai Cập. Sau cái chết của chồng, Farah Pahlavi vẫn ở lại Ai Cập trong 2 năm nữa. Tổng thống Sadat đã cho gia đình bà được sử dụng cung điện Koubbeh ở Cairo. Vài tháng sau khi Tổng thống Sadat bị ám sát vào tháng 10 năm 1981, Hoàng hậu và các con mình rời khỏi Ai Cập. Sau đó, bà đã chuyển tới Mỹ khi Tổng thống Ronald Reagan thông báo rằng bà được chào đón tại đất nước này.
Thời gian đầu, bà định cư tại Williamstown, Massachusetts nhưng sau đó lại chuyển tới một ngôi nhà ở Greenwich, Connecticut. Sau cái chết của cô con gái, công chúa Leila vào năm 2001, bà mua một căn hộ nhỏ hơn ở Potomacm Maryland, gần Washington D.C, để được ở gần hơn với con trai và các cháu của mình, Farah Pahlavi thường xuyên đi lại giữa Washington D.C và Paris (Pháp).
Năm 2003, bà viết cuốn sách nói về cuộc hôn nhân của mình với Quốc vương Mohammed Reza với tựa đề An Enduring Love: My life with the Shah. Cuốn hồi ký của Hoàng hậu được xuất bản đã thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế và nhanh chóng trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở châu Âu.
Mặc dù sống lưu vong ở nước ngoài nhưng Hoàng hậu Farah Pahlavi vẫn tồn tại như “thượng đế” trong mắt phụ nữ Iran và tiếp tục theo đuổi các công tác xã hội. Tâm nguyện lớn nhất của bà là có thể trở về quê hương để tiếp tục cống hiến.
Sầm Hoa (Tổng hợp)
Farah Pahlavi đóng vai trò quan trọng trong triều đình của Quốc vương Mohammed Reza, vị vua cuối cùng của Iran. Là một hoàng hậu, bà luôn theo đuổi niềm đam mê tham gia công tác xã hội, giải phóng phụ nữ, thể thao và nghệ thuật. Bà dành hầu hết thời gian của mình để thúc đẩy phúc lợi xã hội và văn hóa, bà là người đứng đầu của 24 tổ chức giáo dục, sức khỏe, văn hóa và từ thiện.
Ngoài ra, bà còn đi thăm các địa phương xa xôi nhất của Iran để có được những kiến thức về cuộc sống cũng như hiểu được cuộc sống của người nông dân và nguyện vọng của họ. Bên cạnh các chuyến công du chính thức cùng với Quốc vương Mohammed Reza Shah Pahlavi, bà đã bỏ tiền ra để đi thăm chính thức và bán chính thức các nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á và châu Phi.
Tên của hoàng hậu Farah Pahlavi gắn chặt vời hai lĩnh vực hoạt động tại Iran đó là văn hóa và giải phóng phụ nữ. Trong thời gian trị vì của bà, phụ nữ đóng một vài trò quan trọng trong cuộc sống cũng như giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền như Đại biểu Quốc hội, thượng nghị sĩ, Bộ trưởng, đại sứ, các luật sư, thẩm phán. Sự giải phóng phụ nữ cũng giống như cải cách kinh tế và xã hội, nó đã làm thay đổi cấu trúc xã hội Iran một cách sâu sắc.
Tuy nhiên, vào đầu năm 1978, một số yếu tố góp phần vào sự bất mãn nội bộ với chính phủ hoàng gia trở nên rõ rệt hơn. Sự bất mãn trong nước tiếp tục leo thang và sau đó là các cuộc biểu tình chống lại chế độ quân chỉ. Hoàng hậu không thể giúp gì cho chồng mình nhưng bà nhận thức được sự rối loạn và ghi lại trong cuốn nhật ký của mình về khoảng thời gian đó như là “một cảm giác khó chịu rõ ràng”.
Hầu hết các hoạt động chính trị của hoàng hậu khi đó đều bị hủy bỏ do quan ngại về sự an toàn của bà. Các cuộc bạo loạn và tình hình bất ổn trở nên thường xuyên hơn và đỉnh điểm là năm đầu 1979, chính phủ đã phải ban hành thiết quân luật ở tất cả các thành phố lớn của Iran và đưa đất nước đứng trên bờ vực thẳm của một cuộc cách mạng mở. Để đáp ứng yêu cầu của người biểu tình, Quốc vương và Hoàng hậu phải rời khỏi đất nước. Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Farah Pahlavi cùng gia đình bắt đầu cuộc sống lưu vong. Thời gian đầu, gia đình bà bị nhiều nước từ chối, vì những nước này đều nhận được những thông điệp cảnh cáo từ Teheran. Cuối cùng, họ cũng được tới Ai Cập cư trú.
Thời gian đầu, bà định cư tại Williamstown, Massachusetts nhưng sau đó lại chuyển tới một ngôi nhà ở Greenwich, Connecticut. Sau cái chết của cô con gái, công chúa Leila vào năm 2001, bà mua một căn hộ nhỏ hơn ở Potomacm Maryland, gần Washington D.C, để được ở gần hơn với con trai và các cháu của mình, Farah Pahlavi thường xuyên đi lại giữa Washington D.C và Paris (Pháp).
Năm 2003, bà viết cuốn sách nói về cuộc hôn nhân của mình với Quốc vương Mohammed Reza với tựa đề An Enduring Love: My life with the Shah. Cuốn hồi ký của Hoàng hậu được xuất bản đã thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế và nhanh chóng trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở châu Âu.
Mặc dù sống lưu vong ở nước ngoài nhưng Hoàng hậu Farah Pahlavi vẫn tồn tại như “thượng đế” trong mắt phụ nữ Iran và tiếp tục theo đuổi các công tác xã hội. Tâm nguyện lớn nhất của bà là có thể trở về quê hương để tiếp tục cống hiến.
Sầm Hoa (Tổng hợp)