Sự trở về bất ngờ của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez sau một thời gian sang Cuba điều trị đã khiến không ít người đặt ra câu hỏi nếu không có ông trên chính trường thì chuyện gì sẽ xảy ra.
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
Ngày 4/7 vừa qua, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã bất ngờ trở về nước, đây cũng là lần đầu ông xuất hiện sau đợt điều trị tại Cuba từ ngày 8/6. Hàng ngàn người ủng hộ đã tụ tập trước phủ tổng thống để cổ vũ và chào đón ông. Đối với họ, Tổng thống trở lại, tất cả sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, thực tế ông Chavez vẫn chưa bình phục hoàn toàn, trong bài phát biểu của mình, ông đã tự nhận cuộc chiến đấu với bệnh ung thư của mình vẫn chưa chấm dứt. Vì thế, không ít quốc gia đã đặt ra câu hỏi: nếu không có Chavez trên trường chính trị thì chuyện gì sẽ xảy ra.
Nhiều người Venezuela từ trước tới giờ chưa bao giờ nghĩ tới chuyện nếu như không có Hugo Chavez, ngay cả khi ông sang Cuba điều trị gần 1 tháng, rất ít người nghĩ tới khả năng từ chức của ông.
BBC cho rằng hiện tượng trên là do bộ máy chính phủ Venezuela vận hành một cách quá ỷ lại vào ông Chavez. Được biết, từ khi được bầu làm Tổng thống Venezuela vào năm 1998, ông Chavez đã giữ chức vụ này cho tới bây giờ. Tổng thống Venezuela Hugo Chavez luôn phản đối kinh tế thị trường tự do phương Tây, kiên quyết tuân thủ chính sách kinh tế quốc hữu hóa, miễn phí chăm sóc y tế và giáo dục cho người nghèo, thực hiện chính sách ngoại giao chống Mỹ.
Vì vậy mà ông Chavez luôn được sự ủng hộ của người dân Venezuela cũng như những người chống phương Tây. Thống kê cho thấy, trong thời gian cầm quyền, Tổng thống Hugo Chavez vẫn duy trì được tỷ lệ ủng hộ rất cao.
Tuy nhiên, chính phủ của ông Chavez không phải là một khối sắt vững chắc. Năm 2002, ông Chavez đã phải đối mặt với một cuộc đảo chính, năm 2004, ông phải đương đầu với cuộc bỏ phiếu bãi miễn chức tổng thống, lần này khi ông tới Cuba để điều trị, các thành viên phe đối lập lại yêu cầu ông chuyển giao quyền lực.
Các nhà phân tích cho thấy mô hình cải cách kinh tế xã hội của ông Chavez đã vi phạm tới quyền lợi của các tổ chức kinh doanh lớn trong nước, hơn nữa chính sách nâng cao phúc lợi xã hội, công kích vốn tư nhân đã khiến tỷ lệ lạm phát trong nước cũng như tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Nếu như ông Chavez vì lý do sức khỏe mà không thể tập trung xử lý công việc trong nước, phe đối lập sẽ nhân cơ hội này nâng cao vị thế của mình, như vậy, chính sách kinh tế của Venezuela theo phong cách Chavez có tiếp tục tồn tại được không sẽ vẫn là một dấu hỏi lớn.
Nếu như không có Chavez, quốc gia đau buồn nhất có lẽ là Cuba. Cuba và Venezuela cùng chịu sự cấm vận của Mỹ, hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. Đối với Cuba, Venezuela là trụ cột chiến lược. Theo điều tra, 2/3 lượng dầu mỏ của Cuba do Venezuela cung cấp, rất nhiều công trình tại Cuba đều do Venezuela viện trợ. Sự hỗ trợ của Venezuela là vô cùng quý giá cho một đất nước đang bước vào công cuộc cải cách kinh tế như Cuba. Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào sự tồn tại của Chavez, chủ nhiệm chính sách hiệp hội châu Mỹ New York, Christopher cho biết nếu như Chavez từ chức, người kế nhiệm ông chắc chắn sẽ không giúp đỡ Cuba nhiệt tình như vậy. Nếu như không có Chavez, Venezuela cắt viện trợ, Cuba sẽ mất nhiều điều kiện ưu đãi và đương nhiên quá trình cải cách kinh tế của đất nước này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Có bi ắt có hỷ. Nếu như không có Chavez, chắc chắn Mỹ sẽ là quốc gia vui mừng nhất. Được mệnh danh là "đấu sĩ chống Mỹ", Hugo Chavez là nhân vật khiến chính phủ Mỹ đau đầu nhất.
Các chuyên gia chỉ ra rằng ông Chavez luôn xung đột với chính phủ Mỹ về năng lượng dầu mỏ, tư tưởng cũng như lãnh đạo khu vực. Ông kịch liệt phản đối Mỹ coi khu vực Mỹ La tinh là sân sau vườn nhà của mình, chủ trương các nước Nam Mỹ thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ, thực hiện nhất thể hóa châu Nam Mỹ. Tất nhiên, đó là những điều Mỹ không hề muốn. Nếu như Hugo Chavez không còn kiểm soát Venezuela, Mỹ coi như bớt đi một trở ngại lớn, đồng thời còn có thể ổn định chuỗi cung ứng dầu mỏ của mình.
Sầm Hoa (Theo People)
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
Ngày 4/7 vừa qua, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã bất ngờ trở về nước, đây cũng là lần đầu ông xuất hiện sau đợt điều trị tại Cuba từ ngày 8/6. Hàng ngàn người ủng hộ đã tụ tập trước phủ tổng thống để cổ vũ và chào đón ông. Đối với họ, Tổng thống trở lại, tất cả sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, thực tế ông Chavez vẫn chưa bình phục hoàn toàn, trong bài phát biểu của mình, ông đã tự nhận cuộc chiến đấu với bệnh ung thư của mình vẫn chưa chấm dứt. Vì thế, không ít quốc gia đã đặt ra câu hỏi: nếu không có Chavez trên trường chính trị thì chuyện gì sẽ xảy ra.
Nhiều người Venezuela từ trước tới giờ chưa bao giờ nghĩ tới chuyện nếu như không có Hugo Chavez, ngay cả khi ông sang Cuba điều trị gần 1 tháng, rất ít người nghĩ tới khả năng từ chức của ông.
BBC cho rằng hiện tượng trên là do bộ máy chính phủ Venezuela vận hành một cách quá ỷ lại vào ông Chavez. Được biết, từ khi được bầu làm Tổng thống Venezuela vào năm 1998, ông Chavez đã giữ chức vụ này cho tới bây giờ. Tổng thống Venezuela Hugo Chavez luôn phản đối kinh tế thị trường tự do phương Tây, kiên quyết tuân thủ chính sách kinh tế quốc hữu hóa, miễn phí chăm sóc y tế và giáo dục cho người nghèo, thực hiện chính sách ngoại giao chống Mỹ.
Vì vậy mà ông Chavez luôn được sự ủng hộ của người dân Venezuela cũng như những người chống phương Tây. Thống kê cho thấy, trong thời gian cầm quyền, Tổng thống Hugo Chavez vẫn duy trì được tỷ lệ ủng hộ rất cao.
Tuy nhiên, chính phủ của ông Chavez không phải là một khối sắt vững chắc. Năm 2002, ông Chavez đã phải đối mặt với một cuộc đảo chính, năm 2004, ông phải đương đầu với cuộc bỏ phiếu bãi miễn chức tổng thống, lần này khi ông tới Cuba để điều trị, các thành viên phe đối lập lại yêu cầu ông chuyển giao quyền lực.
Các nhà phân tích cho thấy mô hình cải cách kinh tế xã hội của ông Chavez đã vi phạm tới quyền lợi của các tổ chức kinh doanh lớn trong nước, hơn nữa chính sách nâng cao phúc lợi xã hội, công kích vốn tư nhân đã khiến tỷ lệ lạm phát trong nước cũng như tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Nếu như ông Chavez vì lý do sức khỏe mà không thể tập trung xử lý công việc trong nước, phe đối lập sẽ nhân cơ hội này nâng cao vị thế của mình, như vậy, chính sách kinh tế của Venezuela theo phong cách Chavez có tiếp tục tồn tại được không sẽ vẫn là một dấu hỏi lớn.
Nếu như không có Chavez, quốc gia đau buồn nhất có lẽ là Cuba. Cuba và Venezuela cùng chịu sự cấm vận của Mỹ, hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. Đối với Cuba, Venezuela là trụ cột chiến lược. Theo điều tra, 2/3 lượng dầu mỏ của Cuba do Venezuela cung cấp, rất nhiều công trình tại Cuba đều do Venezuela viện trợ. Sự hỗ trợ của Venezuela là vô cùng quý giá cho một đất nước đang bước vào công cuộc cải cách kinh tế như Cuba. Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào sự tồn tại của Chavez, chủ nhiệm chính sách hiệp hội châu Mỹ New York, Christopher cho biết nếu như Chavez từ chức, người kế nhiệm ông chắc chắn sẽ không giúp đỡ Cuba nhiệt tình như vậy. Nếu như không có Chavez, Venezuela cắt viện trợ, Cuba sẽ mất nhiều điều kiện ưu đãi và đương nhiên quá trình cải cách kinh tế của đất nước này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Có bi ắt có hỷ. Nếu như không có Chavez, chắc chắn Mỹ sẽ là quốc gia vui mừng nhất. Được mệnh danh là "đấu sĩ chống Mỹ", Hugo Chavez là nhân vật khiến chính phủ Mỹ đau đầu nhất.
Các chuyên gia chỉ ra rằng ông Chavez luôn xung đột với chính phủ Mỹ về năng lượng dầu mỏ, tư tưởng cũng như lãnh đạo khu vực. Ông kịch liệt phản đối Mỹ coi khu vực Mỹ La tinh là sân sau vườn nhà của mình, chủ trương các nước Nam Mỹ thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ, thực hiện nhất thể hóa châu Nam Mỹ. Tất nhiên, đó là những điều Mỹ không hề muốn. Nếu như Hugo Chavez không còn kiểm soát Venezuela, Mỹ coi như bớt đi một trở ngại lớn, đồng thời còn có thể ổn định chuỗi cung ứng dầu mỏ của mình.
Sầm Hoa (Theo People)