Sean Felton hốt hoảng khi nhận ra con trai mình bị bắt cóc. Quá lo sợ, anh gọi cho cảnh sát và cầu xin họ giúp đỡ.
Nhưng họ chẳng thể làm gì, bởi vì cậu con trai 3 tuổi của Sean không bị bắt đi bởi một người lạ, mà bởi chính mẹ đẻ của bé. Và trước khi Sean có cơ hội để giành lại con, người phụ nữ kia đã rời khỏi đất nước.
Đó là một cơn ác mộng ảnh hưởng đến ngày càng nhiều các bậc cha mẹ, khi số trẻ nhỏ ở Anh bị chính các thành viên gia đình bắt cóc tăng vọt. Trên thực tế, số vụ bắt cóc do người trong nhà thực hiện cao hơn nhiều so với số vụ mà người lạ là thủ phạm.
Số liệu của Bộ Ngoại giao Anh cho thấy, có 213 vụ việc được thông báo chỉ trong năm ngoái. Nhưng tại sao một người bố hoặc mẹ lại bắt cóc chính con mình?
Theo Sharon Cooke, người phụ trách một đường dây giúp đỡ cho tổ chức từ thiện Reunite, có một số nguyên nhân khiến một người bố/mẹ hoặc một thành viên trong gia đình biến thành kẻ bắt cóc. "Đó là bởi vì họ sợ mất liên lạc hoặc quyền chăm sóc con sau khi hôn nhân tan vỡ. Điều đó có thể không phải vì thù hoán hay tức giận, có thể là để buộc phải hòa giải sau khi chia tay", cô giải thích. "Cha mẹ thậm chí còn không ý thức được họ đã phạm phải một tội ác".
Sharon nói rằng, giống như bắt cóc, khi một đứa trẻ bị đưa ra nước ngoài, cũng có những trường hợp khi một đứa trẻ bị một trong hai bố mẹ giữ bất hợp pháp - sẽ không trở về vì được sắp xếp sau một kỳ nghỉ ở nước ngoài. Nhưng ở mức đáng báo động, các con số của Reunite cho thấy một sự gia tăng 38% trong nạn bắt cóc con trẻ do cha hoặc mẹ thực hiện chỉ tính riêng trong 6 tháng qua.
Và trong khi một đứa trẻ bị đưa khỏi đất nước cư trú mà không được sự đồng thuận của cả cha lẫn mẹ là một tội ác ở Anh, các khả năng bị hạn chế sau khi họ đến một đất nước khác.
Mặc dù 82 nước đã ký kết hiệp ước The Hague, một cơ chế hỗ trợ sự trở về của những đữa trẻ bị thành viên trong gia đình bắt đi thì đây vẫn là một tiến trình khó khăn. Và mọi chuyện còn phức tạp hơn đối với những đứa trẻ như Jobe, con trai của Sean, khi bé bị đưa tới Thái Lan, nước không tham gia hiệp ước. Bộ Ngoại giao Anh đã chứng kiến mức tăng 10% số trẻ bị đưa tới những quốc gia tương tự trong năm qua.
Nhưng chính phủ Anh tin rằng còn nhiều trường hợp nữa không được thông báo. Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan là những đích đến phổ biến nhất và các nhà chức trách Anh không thể làm gì để giúp đỡ. Họ chỉ có thể đưa ra lời khuyên và sự hỗ trợ chứ không can thiệp được vào luật pháp của một nước khác.
Sean biết rõ khủng khiếp như thế nào đối với một người cha. "Tôi tan nát cõi lòng. Tôi không biết cháu ở đâu và cháu có an toàn không. Nhưng không ai có thể giúp tôi".
Sean gặp vợ anh, Kim, trong một chuyến du lịch ở Thái Lan và họ lấy nhau năm 2006. Cô có thai cuối năm đó. Tuy nhiên những trận cãi nhau giữa họ ngày càng tồi tệ hơn sau khi Jobe ra đời. "Tôi cảm thấy cô ấy không thích khi không có nhiều tiền để chi tiêu, nhưng tôi hy vọng chúng tôi có thể vượt qua".
Nhưng sau đó, theo Sean, anh phát hiện ra vợ mình ngoại tình nên đã tỏ ý muốn li hôn. "Cô ấy rất thâm. Cô ấy nói đến những điều cô sẽ nhớ về nước Anh nếu không còn ở đó. Nhiều người bạn Thái Lan bắt đầu tới thăm".
Nhìn lại mọi việc, Sean nhận ra có những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. "Lúc đầu tôi không nhận ra. Quần áo giặt vẫn trên dây và không phải là khác thường khi cô ấy ra ngoài. Đến 9h tối, tôi không liên lạc được với cô ấy và tôi biết cô ấy đã mang Jobe theo".
Sau đó, Sean gọi tới cảnh sát, Bộ Ngoại giao và các tổ chức từ thiện. Nhưng họ không thể giúp được gì dù rất cảm thông. "Họ có thể cho tôi số điện thoại của các phiên dịch viên hoặc các luật sư nhưng thực tế họ không thể giúp tôi lấy lại con. Mọi thứ tùy thuộc vào mình tôi nếu tôi muốn đưa con về".
Sean đã bán xe và tái cầm cố căn nhà của mình để lấy tiền thuê một nhà điều tra tư nhân ở Thái Lan, nhưng cũng vô hiệu. Sau đó, anh phát hiện ra vợ mình lập một tài khoản trên Facebook, tự nhận là một một người Mỹ giàu có. Anh dụ cô chấp nhận yêu cầu kết bạn của mình.
Những thông tin khác trên trang của vợ cũ đã dẫn Sean tới địa chỉ của con trai anh và Sean tới Tòa án tối cao đòi quyền giám hộ hợp pháp trước khi lên máy bay đi tìm con. Cảnh sát địa phương nhắc nhở Sean rằng Kim không hề phạm tội ở đất nước họ và anh chỉ có thể lấy được Jobe khi cô đồng ý.
"Tôi rất run. Tôi chưa từng nghĩ giây phút đó sẽ đến. Cảm giác như một phép màu, và tôi biết tôi là một trong số ít các ông bố bà mẹ đoàn tụ với đứa con bị đưa tới Thái Lan. Nếu cô ấy không trả con cho tôi, tôi sẽ buộc phải rời đi mà không có cháu".
Hầu hết các trường hợp không được may mắn như Sean. Nhưng đó không phải là một kết cục hoàn hảo mà mọi người tưởng. "Tôi có được con trở lại, đó là điều quan trọng nhất. Nhưng Jobe bị tổn thương rất lớn và chúng tôi không hiểu rõ được mức độ đầy đủ của những gì mà cháu phải trải qua cho đến tận khi cháu lớn hơn".
"Bề ngoài, cháu bị gãy răng, gãy móng tay và phải ngủ trong một túp lều với những người nói một thứ tiếng khác. Cháu cô đơn, sợ hãi và bối rối. Tôi không thể lấy lại đứa con mà cô ấy đã lấy đi, nhưng thật may mắn, tôi thấy nhiều hơn ở cháu mỗi ngày".
Theo Reunite, có một sự nhầm tưởng rằng hầu hết những người bắt cóc con mình là đàn ông nhưng thực tế 70% số trường hợp này được thực hiện bởi phụ nữ.
Louise cho biết cô phải bắt cóc ba con của mình để thoát khỏi một mối quan hệ bạo lực. Cô gặp chồng ở Hy Lạp và sớm chuyển tới Anh để sống cùng nhau. Nhưng quan hệ đổ vỡ, khiến cô phải lo sợ cho sự an toàn của các con và muốn trở về.
Người chồng cũ ngay lập tức tìm kiếm lệnh cấm của tòa, ngăn không cho cô mang các con của họ đi. Nhưng khi tình hình trở nên quá quắt, Louise bèn tự giải quyết vấn đề. "Tôi thuê một chiếc xe và bảo chúng tôi sẽ đi tới bãi biển. Nhưng chúng tôi tới sân bay. Có vẻ rất điên khùng khi tôi có thể bị bắt vì bắt cóc chính các con mình", cô cho hay. "Khi chúng tôi tới Gatwich, tôi bật khóc nức nở vì cuối cùng đã làm được. Cuối cùng thì tôi cũng cảm thấy an toàn".
Tuy nhiên, mặc dù chạy trốn bạo lực, Louise vẫn phạm luật và người chồng cũ bắt đầu các thủ tục để đưa các con về Hy Lạp. Sau đó, Louise được thông báo là các con phải được đưa trở lại vào cuối tháng và các tòa án ở đó sẽ quyết định chúng có thể sống ở đâu.
Louise giờ đây sợ rằng các con của cô có thể sẽ phải chịu đựng hậu quả từ những hành động của mình. Cô muốn cảnh báo các bậc cha mẹ tuyệt vọng khác hãy nghĩ kỹ trước khi tự giải quyết vấn đề.
Thanh Hảo (Theo Mirror)
Đó là một cơn ác mộng ảnh hưởng đến ngày càng nhiều các bậc cha mẹ, khi số trẻ nhỏ ở Anh bị chính các thành viên gia đình bắt cóc tăng vọt. Trên thực tế, số vụ bắt cóc do người trong nhà thực hiện cao hơn nhiều so với số vụ mà người lạ là thủ phạm.
Số liệu của Bộ Ngoại giao Anh cho thấy, có 213 vụ việc được thông báo chỉ trong năm ngoái. Nhưng tại sao một người bố hoặc mẹ lại bắt cóc chính con mình?
Theo Sharon Cooke, người phụ trách một đường dây giúp đỡ cho tổ chức từ thiện Reunite, có một số nguyên nhân khiến một người bố/mẹ hoặc một thành viên trong gia đình biến thành kẻ bắt cóc. "Đó là bởi vì họ sợ mất liên lạc hoặc quyền chăm sóc con sau khi hôn nhân tan vỡ. Điều đó có thể không phải vì thù hoán hay tức giận, có thể là để buộc phải hòa giải sau khi chia tay", cô giải thích. "Cha mẹ thậm chí còn không ý thức được họ đã phạm phải một tội ác".
Sharon nói rằng, giống như bắt cóc, khi một đứa trẻ bị đưa ra nước ngoài, cũng có những trường hợp khi một đứa trẻ bị một trong hai bố mẹ giữ bất hợp pháp - sẽ không trở về vì được sắp xếp sau một kỳ nghỉ ở nước ngoài. Nhưng ở mức đáng báo động, các con số của Reunite cho thấy một sự gia tăng 38% trong nạn bắt cóc con trẻ do cha hoặc mẹ thực hiện chỉ tính riêng trong 6 tháng qua.
Và trong khi một đứa trẻ bị đưa khỏi đất nước cư trú mà không được sự đồng thuận của cả cha lẫn mẹ là một tội ác ở Anh, các khả năng bị hạn chế sau khi họ đến một đất nước khác.
Mặc dù 82 nước đã ký kết hiệp ước The Hague, một cơ chế hỗ trợ sự trở về của những đữa trẻ bị thành viên trong gia đình bắt đi thì đây vẫn là một tiến trình khó khăn. Và mọi chuyện còn phức tạp hơn đối với những đứa trẻ như Jobe, con trai của Sean, khi bé bị đưa tới Thái Lan, nước không tham gia hiệp ước. Bộ Ngoại giao Anh đã chứng kiến mức tăng 10% số trẻ bị đưa tới những quốc gia tương tự trong năm qua.
Nhưng chính phủ Anh tin rằng còn nhiều trường hợp nữa không được thông báo. Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan là những đích đến phổ biến nhất và các nhà chức trách Anh không thể làm gì để giúp đỡ. Họ chỉ có thể đưa ra lời khuyên và sự hỗ trợ chứ không can thiệp được vào luật pháp của một nước khác.
Sean biết rõ khủng khiếp như thế nào đối với một người cha. "Tôi tan nát cõi lòng. Tôi không biết cháu ở đâu và cháu có an toàn không. Nhưng không ai có thể giúp tôi".
Sean gặp vợ anh, Kim, trong một chuyến du lịch ở Thái Lan và họ lấy nhau năm 2006. Cô có thai cuối năm đó. Tuy nhiên những trận cãi nhau giữa họ ngày càng tồi tệ hơn sau khi Jobe ra đời. "Tôi cảm thấy cô ấy không thích khi không có nhiều tiền để chi tiêu, nhưng tôi hy vọng chúng tôi có thể vượt qua".
Nhưng sau đó, theo Sean, anh phát hiện ra vợ mình ngoại tình nên đã tỏ ý muốn li hôn. "Cô ấy rất thâm. Cô ấy nói đến những điều cô sẽ nhớ về nước Anh nếu không còn ở đó. Nhiều người bạn Thái Lan bắt đầu tới thăm".
Nhìn lại mọi việc, Sean nhận ra có những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. "Lúc đầu tôi không nhận ra. Quần áo giặt vẫn trên dây và không phải là khác thường khi cô ấy ra ngoài. Đến 9h tối, tôi không liên lạc được với cô ấy và tôi biết cô ấy đã mang Jobe theo".
Sau đó, Sean gọi tới cảnh sát, Bộ Ngoại giao và các tổ chức từ thiện. Nhưng họ không thể giúp được gì dù rất cảm thông. "Họ có thể cho tôi số điện thoại của các phiên dịch viên hoặc các luật sư nhưng thực tế họ không thể giúp tôi lấy lại con. Mọi thứ tùy thuộc vào mình tôi nếu tôi muốn đưa con về".
Sean đã bán xe và tái cầm cố căn nhà của mình để lấy tiền thuê một nhà điều tra tư nhân ở Thái Lan, nhưng cũng vô hiệu. Sau đó, anh phát hiện ra vợ mình lập một tài khoản trên Facebook, tự nhận là một một người Mỹ giàu có. Anh dụ cô chấp nhận yêu cầu kết bạn của mình.
Những thông tin khác trên trang của vợ cũ đã dẫn Sean tới địa chỉ của con trai anh và Sean tới Tòa án tối cao đòi quyền giám hộ hợp pháp trước khi lên máy bay đi tìm con. Cảnh sát địa phương nhắc nhở Sean rằng Kim không hề phạm tội ở đất nước họ và anh chỉ có thể lấy được Jobe khi cô đồng ý.
"Tôi rất run. Tôi chưa từng nghĩ giây phút đó sẽ đến. Cảm giác như một phép màu, và tôi biết tôi là một trong số ít các ông bố bà mẹ đoàn tụ với đứa con bị đưa tới Thái Lan. Nếu cô ấy không trả con cho tôi, tôi sẽ buộc phải rời đi mà không có cháu".
Hầu hết các trường hợp không được may mắn như Sean. Nhưng đó không phải là một kết cục hoàn hảo mà mọi người tưởng. "Tôi có được con trở lại, đó là điều quan trọng nhất. Nhưng Jobe bị tổn thương rất lớn và chúng tôi không hiểu rõ được mức độ đầy đủ của những gì mà cháu phải trải qua cho đến tận khi cháu lớn hơn".
"Bề ngoài, cháu bị gãy răng, gãy móng tay và phải ngủ trong một túp lều với những người nói một thứ tiếng khác. Cháu cô đơn, sợ hãi và bối rối. Tôi không thể lấy lại đứa con mà cô ấy đã lấy đi, nhưng thật may mắn, tôi thấy nhiều hơn ở cháu mỗi ngày".
Theo Reunite, có một sự nhầm tưởng rằng hầu hết những người bắt cóc con mình là đàn ông nhưng thực tế 70% số trường hợp này được thực hiện bởi phụ nữ.
Louise cho biết cô phải bắt cóc ba con của mình để thoát khỏi một mối quan hệ bạo lực. Cô gặp chồng ở Hy Lạp và sớm chuyển tới Anh để sống cùng nhau. Nhưng quan hệ đổ vỡ, khiến cô phải lo sợ cho sự an toàn của các con và muốn trở về.
Người chồng cũ ngay lập tức tìm kiếm lệnh cấm của tòa, ngăn không cho cô mang các con của họ đi. Nhưng khi tình hình trở nên quá quắt, Louise bèn tự giải quyết vấn đề. "Tôi thuê một chiếc xe và bảo chúng tôi sẽ đi tới bãi biển. Nhưng chúng tôi tới sân bay. Có vẻ rất điên khùng khi tôi có thể bị bắt vì bắt cóc chính các con mình", cô cho hay. "Khi chúng tôi tới Gatwich, tôi bật khóc nức nở vì cuối cùng đã làm được. Cuối cùng thì tôi cũng cảm thấy an toàn".
Tuy nhiên, mặc dù chạy trốn bạo lực, Louise vẫn phạm luật và người chồng cũ bắt đầu các thủ tục để đưa các con về Hy Lạp. Sau đó, Louise được thông báo là các con phải được đưa trở lại vào cuối tháng và các tòa án ở đó sẽ quyết định chúng có thể sống ở đâu.
Louise giờ đây sợ rằng các con của cô có thể sẽ phải chịu đựng hậu quả từ những hành động của mình. Cô muốn cảnh báo các bậc cha mẹ tuyệt vọng khác hãy nghĩ kỹ trước khi tự giải quyết vấn đề.
Thanh Hảo (Theo Mirror)