Để gây ảnh hưởng với Triều Tiên, Trung Quốc làm những gì mà các nước vẫn làm - theo đuổi các lợi ích của chính mình.
Dưới đây là kết luận trong bài viết trên Yale Global của nhà báo Sunny Lee, người đang hoàn thành bằng Tiến sĩ về Triều Tiên tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này.
Sau một cuộc gặp gỡ về hạt nhân liên Triều hiếm hoi ở Bali, một nhà đàm phán hạt nhân cấp cao của Triều Tiên đã tới Mỹ (hồi tháng trước) để xác định liệu tiến trình hội đàm sáu bên có thể nối lại. Trung Quốc là nước chủ trì các cuộc hội đàm mà mục đích của chúng là kiềm chế các tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thực tế, vai trò của Trung Quốc được nêu bật nhiều như tin tức về Triều Tiên trên những bản tin nóng quốc tế.
Các học giả từ lâu đã xem Trung Quốc là nước có khả năng kiềm chế sự tham chiến của Bình Nhưỡng. Với những đồn đại về một vụ thử hạt nhân khác của Triều Tiên đang lan truyền, nhằm xây dựng tính hợp pháp cho người kế nhiệm, lời kêu gọi thường lệ của Trung Quốc nhằm kiểm soát đồng minh Triều Tiên của nước này có thể không đi quá xa.
Trung Quốc ảnh hưởng bao nhiêu tới chính sách của Bình Nhưỡng vẫn là, trích lời của Winston Churchill, "một câu đố, được bọc trong một điều thần bí, bên trong một điều bí ẩn". Đằng sau điều thần bí đó, có một sự thật đơn giản: Trung Quốc sẽ làm đúng những gì mà lợi ích lâu dài của nước này đòi hỏi, và không bị lung lay bởi những khẩn nài của bất kỳ một sức mạnh nào. Những bình luận phổ biến về các mối quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên cho thấy Trung Quốc sử dụng một sự ảnh hưởng quyết định đến Triều Tiên. Từ lâu, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn coi Trung Quốc đóng một vai trò then chốt trong sự tham chiến của Triều Tiên. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên nhiều như thế nào vẫn còn là điều bàn cãi giữa giới chuyên gia. Ảnh hưởng của nước này, cuối cùng, phụ thuộc vào sự tính toán các lợi ích quốc gia của Bắc Kinh. Đó là điều chắc chắn duy nhất.
Nguyên tắc cơ bản này thường vượt quá sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các nhà bình luận, và kết quả là, các mối quan hệ Trung - Triều thường gây khó hiểu cho khán giả toàn cầu.
Trung Quốc được xem là nhân tố chính chống đỡ chế độ Triều Tiên, có chức năng như người cho phép lâu năm của nước này, cung cấp các viện trợ về lương thực và nhiên liệu, trung hòa các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Cộng đồng quốc tế đã bị làm rối trí bởi tại sao Trung Quốc, "một cổ đông đầy trách nhiệm" và một thành viên của G20, lại bị ám ảnh đến như vậy với một đốm sáng trên bản đồ quốc tế.
Tuy nhiên, sự báo động mà Trung Quốc không làm đủ để kiềm chế những hành động khiêu khích của Triều Tiên là một hiện thực được sắp đặt với một mục tiêu chiến lược - nghiêng về thể hiện sự thất bại của chính sách Mỹ hơn là một sự phân tích khách quan các mục tiêu của chính sách ngoại giao Trung Quốc vốn phục vụ cho các lợi ích quốc gia của nước này.
Mục tiêu quốc gia của Trung Quốc là tiếp tục sự lớn mạnh của nước này như một siêu cường thế giới. Điều đó đòi hỏi một môi trường an ninh ổn định ở xung quanh, đặc biệt là Bán đảo Triều Tiên. Nhưng đơn giản là Trung Quốc muốn giữ cho sân sau của mình yên tĩnh. Điều đó cung cấp một chỉ dẫn trong việc giải mã logic chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Về tương lai có thể đoán trước, điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ được định hướng nguyên trạng: Nước này cần được kích thích trước khi hành động, như trong các chiến dịch do Mỹ đứng đầu nhằm ngăn chặn những hợp đồng mua vũ khí trái phép của Triều Tiên, và sẽ không hăng hái tham gia vào một sáng kiến quốc tế nhằm thay đổi triệt để hiện trạng trên bán đảo Triều Tiên. Mặt khác, Trung Quốc sẽ hành động một cách tiên phong khi nhận thấy những dấu hiệu bất ổn ở Triều Tiên - nước này đã mời lãnh đạo Kim Jong-il ba lần trong một năm.
Bốn chỉ dấu khác giúp hiểu rõ cách hành xử chính sách ngoại giao của Trung Quốc với Triều Tiên:
Thứ nhất, Trung Quốc sẽ hành động theo cách thúc đẩy sự ổn định của chính quyền Bình Nhưỡng. Bộ đôi này mới đây đã bắt tay vào các dự án kinh tế chung ở các khu vực hai bên biên giới, đảo Hwanggeumpyeong và khu vực Rajin-Sonbong. Bằng cách cho Triều Tiên các khích lệ về kinh tế, Trung Quốc muốn làm ổn định Triều Tiên trong bối cảnh một tiến trình chuyển giao đột ngột giữa Kim Jong-il và người con út mới ở độ tuổi 20.
Thứ hai, Trung Quốc cung cấp các khuyến khích kinh tế cho Triều Tiên để nước này không phải viện đến chủ nghĩa phiêu lưu quân sự vốn có thể gây bất ổn cho khu vực, chẳng hạn các khiêu khích vũ trang chống lại Hàn Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc gọi đó là "mua hòa bình" từ Triều Tiên.
Thứ ba, như đã thấy trong hành động của Trung Quốc trong hai vụ việc bạo lực năm ngoái, Trung Quốc không muốn chỉ trích Triều Tiên vì nó có thể làm hại đến các lợi ích của chính Bắc Kinh. Trung Quốc không cùng với cộng đồng quốc tế lên án Bình Nhưỡng sau vụ chìm tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc. Trung Quốc nhận định một sự lên án như vậy sẽ khiến Triều Tiên cảm thấy mình bị dồn vào chân tường, khiến nước này có những hành động khiêu khích kịch liệt hơn, thậm chí là một cuộc chiến toàn diện trên bán đảo Triều Tiên. Nói cách khác, giống như Mỹ, Trung Quốc không muốn một Triều Tiên hạt nhân. Trung Quốc muốn tiếp tục là cường quốc hạt nhân duy nhất ở Đông Á, đồng thời lo ngại rằng những vũ khí hạt nhân đang phát triển của Triều Tiên sẽ gây ra một hiệu ứng domino ở các quốc gia láng giềng, trong đó có Nhật Bản. Bằng cách làm thế, Trung Quốc không muốn dồn Bình Nhưỡng vào thế bí. Trung Quốc biết, khi bị dồn vào đường cùng, một con chuột có thể cắn lại mèo.
Nói một cách đơn giản, Trung Quốc sẽ thúc nhẹ Triều Tiên chứ không gây áp lực cho nước này. Trung Quốc đã rút ra một bài học quan trọng sau khi chỉ trích gay gắt Triều Tiên về vụ thử hạt nhân đầu tiên của Bình Nhưỡng năm 2006, gọi nó là "han ran" tức "ngang ngạnh". Triều Tiên đáp trả: Nước này trở nên ít nhiệt tình hơn đối với những kêu gọi từ Bắc Kinh, thậm chí còn tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 2 cách biên giới Trung Quốc 80km, khiến một số trường học Trung Quốc phải sơ tán.
Nói tóm lại, Trung Quốc không có khả năng sẽ thay đổi để gây áp lực đòi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Nhưng khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát, Trung Quốc sẽ hành động để kiềm chế tình hình. Chẳng hạn, Trung Quốc chỉ đơn thuần là kêu gọi hai miền Triều Tiên giữ bình tĩnh sau vụ tàu Cheonan, nhưng lại tiên phong giải quyết tình hình khi căng thẳng leo thang cao hơn, bên bờ của một cuộc chiến tranh sau khi Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, bằng cách cử một phái viên ngoại giao cấp cao, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, người ở cấp cao hơn Ngoại trưởng Dương Khiết Trì. Ông Đới đã gặp trực tiếp các lãnh đạo cấp cao của cả hai miền Triều Tiên. Sau cuộc gặp giữa ông Đới và ông Kim năm ngoái, Triều Tiên không còn lặp lại đe dọa "trả thù" nhằm vào Hàn Quốc trong trường hợp Seoul tập trận gần vùng biển tranh chấp. Dự đoán khi nào Trung Quốc ngồi lại và khi nào nước này hành động đằng sau hiện trường có thể là một bài tập nản lòng.
Thứ tư, điều này đưa chúng ta trở lại câu hỏi Trung Quốc thực sự ảnh hưởng nhiều thế nào đến Triều Tiên. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc là một giả thuyết được phóng đại. Năm 2006 và năm 2009, Trung Quốc yêu cầu Triều Tiên không tiến hành các thử nghiệm hạt nhân, nhưng Bình Những không làm theo. Trung Quốc đã học được rằng ảnh hưởng của nước này giảm bớt khi chỉ trích Bình Nhưỡng.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên là giả định được cả Mỹ và Hàn Quốc chấp nhận một cách chiến lược. Hai nước này xem vài trò của Trung Quốc là có ích trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Đó là một sự công nhận vai trò đóng góp ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, một chiến lược sử dụng Trung Quốc để gây ảnh hưởng với Triều Tiên. Đó cũng là một biện pháp phòng ngừa, để Trung Quốc có thể là một phần của giải pháp. Mỹ và các đồng minh châu Á, trong đó có Hàn Quốc, sẽ không đòi hỏi Trung Quốc chấp nhận lập trường của họ về Triều Tiên, phù hợp với chiến lược của Mỹ về khu vực.
Những gì diễn ra trong quá khứ cho thấy Trung Quốc hành động vì lợi ích riêng của mình. Trung Quốc sẵn sàng gánh chịu chỉ trích từ bên ngoài trong việc bảo vệ Triều Tiên khi các lợi ích quốc gia của nước này bị đe dọa.
Thanh Hảo (Theo Yale Global)
Dưới đây là kết luận trong bài viết trên Yale Global của nhà báo Sunny Lee, người đang hoàn thành bằng Tiến sĩ về Triều Tiên tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jongil và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở sân bay Bình Nhưỡng. (Ảnh: YG)
Sau một cuộc gặp gỡ về hạt nhân liên Triều hiếm hoi ở Bali, một nhà đàm phán hạt nhân cấp cao của Triều Tiên đã tới Mỹ (hồi tháng trước) để xác định liệu tiến trình hội đàm sáu bên có thể nối lại. Trung Quốc là nước chủ trì các cuộc hội đàm mà mục đích của chúng là kiềm chế các tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thực tế, vai trò của Trung Quốc được nêu bật nhiều như tin tức về Triều Tiên trên những bản tin nóng quốc tế.
Các học giả từ lâu đã xem Trung Quốc là nước có khả năng kiềm chế sự tham chiến của Bình Nhưỡng. Với những đồn đại về một vụ thử hạt nhân khác của Triều Tiên đang lan truyền, nhằm xây dựng tính hợp pháp cho người kế nhiệm, lời kêu gọi thường lệ của Trung Quốc nhằm kiểm soát đồng minh Triều Tiên của nước này có thể không đi quá xa.
Trung Quốc ảnh hưởng bao nhiêu tới chính sách của Bình Nhưỡng vẫn là, trích lời của Winston Churchill, "một câu đố, được bọc trong một điều thần bí, bên trong một điều bí ẩn". Đằng sau điều thần bí đó, có một sự thật đơn giản: Trung Quốc sẽ làm đúng những gì mà lợi ích lâu dài của nước này đòi hỏi, và không bị lung lay bởi những khẩn nài của bất kỳ một sức mạnh nào. Những bình luận phổ biến về các mối quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên cho thấy Trung Quốc sử dụng một sự ảnh hưởng quyết định đến Triều Tiên. Từ lâu, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn coi Trung Quốc đóng một vai trò then chốt trong sự tham chiến của Triều Tiên. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên nhiều như thế nào vẫn còn là điều bàn cãi giữa giới chuyên gia. Ảnh hưởng của nước này, cuối cùng, phụ thuộc vào sự tính toán các lợi ích quốc gia của Bắc Kinh. Đó là điều chắc chắn duy nhất.
Nguyên tắc cơ bản này thường vượt quá sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các nhà bình luận, và kết quả là, các mối quan hệ Trung - Triều thường gây khó hiểu cho khán giả toàn cầu.
Trung Quốc được xem là nhân tố chính chống đỡ chế độ Triều Tiên, có chức năng như người cho phép lâu năm của nước này, cung cấp các viện trợ về lương thực và nhiên liệu, trung hòa các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Cộng đồng quốc tế đã bị làm rối trí bởi tại sao Trung Quốc, "một cổ đông đầy trách nhiệm" và một thành viên của G20, lại bị ám ảnh đến như vậy với một đốm sáng trên bản đồ quốc tế.
Tuy nhiên, sự báo động mà Trung Quốc không làm đủ để kiềm chế những hành động khiêu khích của Triều Tiên là một hiện thực được sắp đặt với một mục tiêu chiến lược - nghiêng về thể hiện sự thất bại của chính sách Mỹ hơn là một sự phân tích khách quan các mục tiêu của chính sách ngoại giao Trung Quốc vốn phục vụ cho các lợi ích quốc gia của nước này.
Mục tiêu quốc gia của Trung Quốc là tiếp tục sự lớn mạnh của nước này như một siêu cường thế giới. Điều đó đòi hỏi một môi trường an ninh ổn định ở xung quanh, đặc biệt là Bán đảo Triều Tiên. Nhưng đơn giản là Trung Quốc muốn giữ cho sân sau của mình yên tĩnh. Điều đó cung cấp một chỉ dẫn trong việc giải mã logic chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Về tương lai có thể đoán trước, điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ được định hướng nguyên trạng: Nước này cần được kích thích trước khi hành động, như trong các chiến dịch do Mỹ đứng đầu nhằm ngăn chặn những hợp đồng mua vũ khí trái phép của Triều Tiên, và sẽ không hăng hái tham gia vào một sáng kiến quốc tế nhằm thay đổi triệt để hiện trạng trên bán đảo Triều Tiên. Mặt khác, Trung Quốc sẽ hành động một cách tiên phong khi nhận thấy những dấu hiệu bất ổn ở Triều Tiên - nước này đã mời lãnh đạo Kim Jong-il ba lần trong một năm.
Bốn chỉ dấu khác giúp hiểu rõ cách hành xử chính sách ngoại giao của Trung Quốc với Triều Tiên:
Thứ nhất, Trung Quốc sẽ hành động theo cách thúc đẩy sự ổn định của chính quyền Bình Nhưỡng. Bộ đôi này mới đây đã bắt tay vào các dự án kinh tế chung ở các khu vực hai bên biên giới, đảo Hwanggeumpyeong và khu vực Rajin-Sonbong. Bằng cách cho Triều Tiên các khích lệ về kinh tế, Trung Quốc muốn làm ổn định Triều Tiên trong bối cảnh một tiến trình chuyển giao đột ngột giữa Kim Jong-il và người con út mới ở độ tuổi 20.
Thứ hai, Trung Quốc cung cấp các khuyến khích kinh tế cho Triều Tiên để nước này không phải viện đến chủ nghĩa phiêu lưu quân sự vốn có thể gây bất ổn cho khu vực, chẳng hạn các khiêu khích vũ trang chống lại Hàn Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc gọi đó là "mua hòa bình" từ Triều Tiên.
Thứ ba, như đã thấy trong hành động của Trung Quốc trong hai vụ việc bạo lực năm ngoái, Trung Quốc không muốn chỉ trích Triều Tiên vì nó có thể làm hại đến các lợi ích của chính Bắc Kinh. Trung Quốc không cùng với cộng đồng quốc tế lên án Bình Nhưỡng sau vụ chìm tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc. Trung Quốc nhận định một sự lên án như vậy sẽ khiến Triều Tiên cảm thấy mình bị dồn vào chân tường, khiến nước này có những hành động khiêu khích kịch liệt hơn, thậm chí là một cuộc chiến toàn diện trên bán đảo Triều Tiên. Nói cách khác, giống như Mỹ, Trung Quốc không muốn một Triều Tiên hạt nhân. Trung Quốc muốn tiếp tục là cường quốc hạt nhân duy nhất ở Đông Á, đồng thời lo ngại rằng những vũ khí hạt nhân đang phát triển của Triều Tiên sẽ gây ra một hiệu ứng domino ở các quốc gia láng giềng, trong đó có Nhật Bản. Bằng cách làm thế, Trung Quốc không muốn dồn Bình Nhưỡng vào thế bí. Trung Quốc biết, khi bị dồn vào đường cùng, một con chuột có thể cắn lại mèo.
Nói một cách đơn giản, Trung Quốc sẽ thúc nhẹ Triều Tiên chứ không gây áp lực cho nước này. Trung Quốc đã rút ra một bài học quan trọng sau khi chỉ trích gay gắt Triều Tiên về vụ thử hạt nhân đầu tiên của Bình Nhưỡng năm 2006, gọi nó là "han ran" tức "ngang ngạnh". Triều Tiên đáp trả: Nước này trở nên ít nhiệt tình hơn đối với những kêu gọi từ Bắc Kinh, thậm chí còn tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 2 cách biên giới Trung Quốc 80km, khiến một số trường học Trung Quốc phải sơ tán.
Nói tóm lại, Trung Quốc không có khả năng sẽ thay đổi để gây áp lực đòi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Nhưng khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát, Trung Quốc sẽ hành động để kiềm chế tình hình. Chẳng hạn, Trung Quốc chỉ đơn thuần là kêu gọi hai miền Triều Tiên giữ bình tĩnh sau vụ tàu Cheonan, nhưng lại tiên phong giải quyết tình hình khi căng thẳng leo thang cao hơn, bên bờ của một cuộc chiến tranh sau khi Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, bằng cách cử một phái viên ngoại giao cấp cao, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, người ở cấp cao hơn Ngoại trưởng Dương Khiết Trì. Ông Đới đã gặp trực tiếp các lãnh đạo cấp cao của cả hai miền Triều Tiên. Sau cuộc gặp giữa ông Đới và ông Kim năm ngoái, Triều Tiên không còn lặp lại đe dọa "trả thù" nhằm vào Hàn Quốc trong trường hợp Seoul tập trận gần vùng biển tranh chấp. Dự đoán khi nào Trung Quốc ngồi lại và khi nào nước này hành động đằng sau hiện trường có thể là một bài tập nản lòng.
Thứ tư, điều này đưa chúng ta trở lại câu hỏi Trung Quốc thực sự ảnh hưởng nhiều thế nào đến Triều Tiên. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc là một giả thuyết được phóng đại. Năm 2006 và năm 2009, Trung Quốc yêu cầu Triều Tiên không tiến hành các thử nghiệm hạt nhân, nhưng Bình Những không làm theo. Trung Quốc đã học được rằng ảnh hưởng của nước này giảm bớt khi chỉ trích Bình Nhưỡng.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên là giả định được cả Mỹ và Hàn Quốc chấp nhận một cách chiến lược. Hai nước này xem vài trò của Trung Quốc là có ích trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Đó là một sự công nhận vai trò đóng góp ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, một chiến lược sử dụng Trung Quốc để gây ảnh hưởng với Triều Tiên. Đó cũng là một biện pháp phòng ngừa, để Trung Quốc có thể là một phần của giải pháp. Mỹ và các đồng minh châu Á, trong đó có Hàn Quốc, sẽ không đòi hỏi Trung Quốc chấp nhận lập trường của họ về Triều Tiên, phù hợp với chiến lược của Mỹ về khu vực.
Những gì diễn ra trong quá khứ cho thấy Trung Quốc hành động vì lợi ích riêng của mình. Trung Quốc sẵn sàng gánh chịu chỉ trích từ bên ngoài trong việc bảo vệ Triều Tiên khi các lợi ích quốc gia của nước này bị đe dọa.
Thanh Hảo (Theo Yale Global)