- Các siêu chiến đấu cơ uy lực nhất trên thế giới hiện nay là những chiếc máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 5, thuộc quyền sở hữu của số ít cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.

Tuy nhiên, cùng với việc bất ổn gia tăng mang tính cục bộ, trên thế giới xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang rầm rộ, rất có thể sẽ có thêm nhiều quốc gia khác muốn sở hữu những chiến đấu cơ đắt đỏ này.

Đặc tính nổi bật của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 tập trung ở khả năng "làm mù" hệ thống rađa. Sự hiện diện của dòng máy bay chiến đấu thế hệ này góp phần giúp cho các đội quân chiếm được ưu thế trên không, qua đó giành được thế thượng phong so với đối phương.

Mãnh cầm Raptor F-22 của Mỹ


Raptor F-22 hiện đang là chiếc chiến đấu cơ đời thứ 5 đắt đỏ nhất thế giới, với giá thành vào khoảng trên dưới 130 triệu USD. Raptor F-22 được chế tạo với mục đích ban đầu là áp đảo Không quân Liên Xô, được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến.

Dòng máy bay này sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ tư.

F-22 Raptor được nghiên cứu, thiết kế bởi hai tập đoàn hàng đầu của Mỹ là Lockheed Martin và Boeing

Lực đẩy tối đa của động cơ có thể cho phép máy bay hoạt động với tốc độ tối đa 1,72 Mach khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí.


Để tránh gây ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của máy bay, hệ thống tên lửa không đối không được đặt trong khoang.

Ngoài ra, F-22 còn được trang bị các loại bom tấn công ghép nối trực tiếp và bom bán kính nhỏ.

Khi mang theo các loại vũ khí trên bốn mấu cứng bên ngoài, khả năng thao diễn, tàng hình, tốc độ và tầm hoạt động của nó giảm đáng kể.

Ngoài ra, F-22 Raptor còn được trang bị một pháo xoay M61A2 Vulcan 20 mm với cửa lật ở đuôi cánh phải chỉ sử dụng khi thật cần thiết, khi hết tên lửa vì nó chỉ có 480 viên đạn, đủ bắn trong khoảng 5 giây liên tục.

"Siêu vũ khí" Sukhoi T-50 của Nga


Sukhoi T-50 là chiến đấu cơ duy nhất được thiết kế "bằng xương bằng thịt" của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã. Chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này được kỳ vọng là sẽ áp đảo hoàn toàn các "mãnh cầm" của Mỹ. Bản thân phía Mỹ cũng có sự e dè tương đối khi nhìn vào chiếc Sukhoi T-50 này.

Sukhoi T-50 còn có tên gọi khác là PAK FA (Tổ hợp hàng không tương lai cho không quân chiến thuật).

Т-50 có thể cạnh tranh với những chiến đấu cơ thượng thặng của Mỹ như F-22 Raptor và F-35. Các chuyên gia về quốc phòng đánh giá chiếc Sukhoi T-50 là bước đột phá trong công nghệ quốc phòng của Nga.


Thậm chí, xét trên một số phương diện, tiêm kích T-50 của Nga còn có những điểm vượt trội hơn so với tiêm kích tối tân của Mỹ. Cụ thể, T-50 của Nga có khả năng hoàn thành các thao tác chiến đấu trong mọi chế độ làm việc của động cơ. Còn tiêm kích Mỹ lại không thể triển khai thao tác này ở những góc tấn công lớn mà vẫn giữ được máy bay không có lực kéo.

Với lớp vỏ siêu bền, kết cấu giảm nóng động cơ nên T-50 gần như khiến các hệ thống rađa của đối phương "bị mù". T-50 cất cánh gần như thẳng đứng với chiều dài đường băng chỉ cần 300-400m, có khả năng tấn công cả trên không lẫn mặt đất.

Ngoài các tính năng trên, chiếc T-50 của Nga còn rẻ hơn gần 3 lần so với các máy bay cùng thế hệ của nước ngoài.

Hiện nay, Ấn Độ cũng đang phát triển loại máy bay tiêm kích FGFA của mình dựa trên phiên bản của Sukhoi T-50 của Nga. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ phát triển hai phiên bản, một phiên bản có một người lái và phiên bản có 2 người lái.

Kế hoạch này dự kiến tiêu tốn của Ấn Độ 25 tỉ USD.

F-35 của Mỹ


F-35 đang giúp hãng Lockheed Martin kiếm bộn tiền nhờ hàng loạt các hợp đồng mua bán phát đạt với các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ. Mới đây, Nhật Bản đã quyết định mua hàng loạt máy bay này của Mỹ.

F-35 là chiếc máy bay tiêm kích tấn công đa năng thế hệ thứ năm, với ưu điểm nổi trội là tính năng tàng hình tiên tiến kết hợp với tốc độ siêu âm và khả năng bay kỹ thuật cao.


Trong chiến đấu, F-35 sẽ được dùng chủ yếu để hỗ trợ lực lượng mặt đất, ném bom chiến thuật và tác chiến trên không. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng do đặc thù kỹ thuật tàng hình, nên một khi không thể qua mắt được rađa, F-35 rất dễ bị đánh bại.

Hiện nay, F-35 có 3 phiên bản chính là F-35A, F-35B, F-35C.

J - 20 của Trung Quốc


Trung Quốc mới đây đã chính thức gia nhập đội quân "tàng hình" trên không với chiếc J-20 tối tân của mình.

Sự xuất hiện bất ngờ của chiếc J-20 đã khiến cho Mỹ bối rối. Thậm chí, ngay cả khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gate tới thăm Bắc Kinh khi J-20 được trình làng, Mỹ vẫn nghi hoặc về năng lực quốc phòng của Trung Quốc, và cho rằng công nghệ tàng hình này có thể là do Bắc Kinh học từ Mỹ hoặc Nga.

Tuy nhiên, việc phát triển chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 không phải là "bỗng dưng lại có". Công nghệ chiến đấu cơ của Trung Quốc đã được nâng cấp dần qua các thế hệ J-12, J-13, J-14 của các tập đoàn chế tạo máy bay Trung Quốc từ lâu.

ADT-X của Nhật


Chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Nhật Bản đang trên đà hoàn thiện và thử nghiệm. Các đặc tính về động cơ và tính năng của chiến đấu cơ này hiện vẫn chưa được công bố rõ.

Lê Thu (tổng hợp)

Điểm mặt những máy bay không người lái siêu khủng
Máy bay do thám tàng hình RQ-170 Sentinel mà Iran tuyên bố đã bắn hạ được gây xôn xao dư luận chỉ là một trong sáu máy bay không người lái hiện đại mà quân đội Mỹ được trang bị.
 
Nga ồ ạt sản xuất tàu ngầm tấn công khủng
Trong năm 2012, Nga sẽ trình diện một loạt các tàu ngầm hạt nhân tấn công chiến lược với các công nghệ và vũ khí tối tân.
 
Điểm mặt tàu sân bay khủng trên thế giới
9 quốc gia đang cho vận hành 21 hàng không mẫu hạm. Trung Quốc cũng gia nhập đội hàng không mẫu hạm với con tàu Shi Lang.
 
Nga khôi phục thế siêu cường bằng siêu vũ khí?
Quân đội Nga đang nỗ lực chế tạo nên một chiến đấu cơ thế kỷ 21. Liệu nước Nga có thể giành lại vị thế siêu cường trước đây? Chiến đấu cơ này chính là chìa khóa.
 
Xem chiến đấu cơ tàng hình tối tân của Nhật
Nhật đã quyết định mua chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 vào đầu tuần sau. F-35 có thể qua mặt được hệ thống rađa của đối phương, tấn công trên bộ và do thám.
 
Cận cảnh máy bay chiến đấu tối mật của Mỹ
Chiến đấu cơ siêu đắt F-22 Raptor cuối cùng của Mỹ vừa rời khỏi dây chuyền sản xuất tại một nhà máy sản xuất máy bay. Quốc hội Mỹ cấm xuất khẩu máy bay này vì công nghệ của nó quá bí mật.