Hình minh họa bão cát tại Trung Đông. Ảnh: Dogonews |
Thực vậy, về khía cạnh kinh tế, các điều kiện đã sa sút đáng kể từ hồi tháng 2/2011. Các cuộc tuần hành với quy mô thường xuyên diễn ra và điều kiện an ninh kém đã khiến cho du lịch và đầu tư nước ngoài trực tiếp đình đốn, trong khi đây là hai lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Không chỉ có thu nhập giảm, mà tăng trưởng cũng thấp, góp phần làm cho nạn thất nghiệp gia tăng.
Mùa xuân Ả Rập hay mùa đông Hồi giáo?
Thay vì thổi làn gió mới vào các chính thể hiện thời đổi lấy tự do, dân chủ, những gì diễn ra tại Trung Đông hiện nay lại đang theo hướng vượt ra mọi tầm kiểm soát và rối ren chưa từng có.
|
Trên khắp Ai Cập, các cuộc thăm dò dư luận cho rằng quân đội vẫn còn uy tín và được tôn trọng đối với vai trò của họ trong suốt cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, trong số những người được cho là “tự do”, lực lượng này đã mất hẳn danh tiếng. Những vấn đề như SMC đã quá nặng tay khi hành động, hoặc nương nhẹ những phần tử xấu, và các quyết định độc đoán – từ lúc có hiến pháp mới cho tới khi tổ chức bầu cử - đều khiến công chúng phật lòng, đặc biệt là trong cộng đồng không theo đạo Hồi.
Nhưng ngay cả những người Hồi giáo cũng không ưa SMC. Thực thế, nhóm Anh em Hồi giáo (MB) phản ứng kịch liệt các nỗ lực của quân đội nhằm tôn vinh các nguyên tắc còn cao hơn cả hiến pháp để đảo bảo “nhà nước dân sự” và ngăn không để cơ quan lập pháp thông qua các luật tác động đến lực lượng vũ trang mà không có sự đồng thuận của quân đội. Những người Hồi giáo muốn ngăn chặn các nỗ lực của SMC can thiệp vào quá trình soạn thảo hiến pháp. Nếu như SMC thành công, họ có thể khiến cho những người Hồi giáo – vốn có nhiều khả năng sẽ điều hành quốc hội – không thể lựa chọn nên ủy ban soạn thảo hiến pháp mới của Ai Cập. Điều đó cũng sẽ thể chế hóa vai trò của quân đội trong nền chính trị tân tiến của Ai Cập.
Nỗ lực của quân đội nhằm thay đổi luật chơi muộn màng đã tạo ra một bước lùi đáng kể hồi tháng 11/2011 và còn đeo đẳng tới bây giờ, hệ quả là các cuộc biểu tình tại Quảng trường Tahrir. Các cuộc biểu tình này đã gợi nhớ lại cuộc nổi dậy hồi tháng Hai khiến cho ông Mubarak bị lật đổ. Với hàng chục người bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, không ai dám chắc là cuộc bầu cử vẫn có thể diễn ra. Giữa lúc bạo loạn đó, tờ nhật báo Youm Saba của Ai Cập chạy hàng tiêu đề lớn “Ai Cập lại trở về con số 0”.
Nếu như đến lúc SMC phải ra tay “thiết quân luật” thì rõ ràng những người “tự do” không còn ở vị trí cầm trịch. Trong khi nhiều khả năng là Ai Cập sẽ duy trì chính phủ với Tổng thống cầm quyền, những người Hồi giáo sẽ nắm quyền tại quốc hội.
Dựa trên nền văn hóa chính trị đã đổi thay thời kỳ hậu Mubarak, một chiến thắng long trời lở đất của những người Hồi giáo có tầm ảnh hưởng rất lớn. Đặt sang một bên các can dự nghiêm trọng tiềm tang về vấn đề hòa bình với Israel và quan hệ Ai Cập – Mỹ, chính sách của MB là luật Hồi giáo sẽ “đại diện cho nguyên tắc điều hành trong các mục tiêu, và các chính sách, chiến lược xác định ưu tiên” dù không tham gia nhưng cũng vẫn tác động tới việc điều hành trong nước.
Chẳng hạn như Hazim Abu Ismail – một lãnh đạo Hồi giáo đang chạy đua cho chức Tổng thống – đã biện hộ cho việc tái áp đặt thuế jizya – một loại thuế đặc biệt đối với tất cả những người đàn ông không theo đạo Hồi trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Cũng chẳng có gì phải hốt hoảng khi mà không bao lâu nữa Ai Cập sẽ sớm trở thành một Cộng hòa Hồi giáo giống như Iran, rồi dần dà một quốc hội Hồi giáo sẽ có thể bẻ vụn hầu hết các khuôn khổ pháp lý thế tục.
Số người thiệt mạng tại Trung Đông khi làn sóng "Mùa xuân Ả Rập" tràn qua khu vực này. Nguồn: RIA |
Trong xu hướng đó, dường như khó tránh khỏi thực tế là phần lớn không gian chính trị trong khu vực sẽ sớm bị thống trị bởi nhóm Anh em Hồi giáo hoặc Salafists – những người luôn tập trung vào việc truyền bá đạo Hồi. Bằng cách kiểm soát giáo dục và các bộ liên quan tới công tác xã hội, những người Hồi giáo thậm chí sẽ có thêm nhiều cơ hội để chuyển biến triệt để xã hội theo hướng của họ. Trong một môi trường như vậy, những người “tự do” hoặc các đảng thế tục sẽ khó mà tồn tại được, và kém phát triển hơn nhiều.
Thay vì một nền dân chủ tự do trong khu vực, nền chính trị dân túy và mang đạo Hồi có vẻ như sẽ lấp đầy khoảng trống quyền lực thời hậu Mubarak. Tất nhiên, nếu như những người Hồi giáo lên nắm quyền và không thể điều hành hiệu quả, tiễu trừ nạn nham nhũng, tạo công ăn việc làm và cải thiện nền kinh tế, họ sẽ không thể tại vị được lâu. Thực tế này là do các quốc gia này vẫn tiếp tục tiến hành bầu cử và các phương án mang tính sống còn khác không hề tiêu tan. Thách thức đối với Washington trong những năm tới sẽ là duy trì quan hệ như thế nào với các quốc gia Hồi giáo, trong khi cùng lúc vẫn duy trì và củng cố quan hệ với các đảng phái tự do.
Thực hiện các mục tiêu này sẽ không dễ dàng chút nào. Một số quốc gia mới nổi trong khu vực có thể tỏ ra công khai thù địch với Mỹ. Không loại trừ khả năng là một hoặc hai chính quyền Ả Rập được bầu cử một cách dân chủ sẽ nghĩ đến khả năng tiêu diệt nhà nước Israel, một chính sách có thể làm cho mối quan hệ song phương giữa họ và Mỹ trở nên phức tạp. Và việc ủng hộ chop he đối lập không theo đạo Hồi trong các quốc gia này – chẳng hạn như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật của Mỹ - hầu như chắc chắn người Hồi giáo coi là can thiệp vào “công việc nội bộ”.
Cuộc nổi dậy tại Ả Rập đã và đang thực sự là một thành quả to lớn đối với người dân trên khắp Trung Đông. Nhưng đó mới chỉ là kết thúc của phần mở đầu. Trong suốt một bài phát biểu tại Washington hồi đầu tháng 10/2011, Abdel Monem Said Aly – một người được ông Mubarak chỉ định và phục vụ cho tới khi cuộc nổi dậy nổ ra với vai trò giám đốc Trung tâm Al Ahram cho chính phủ tài trợ - đã bày tỏ rằng ông không thích cụm từ “Mùa xuân Ả Rập”. Ông giải thích vì ở Trung Đông, “Chúng tôi trải qua mùa đông rồi tới mùa hè, và giữa hai mùa đó chỉ có các trận bão cát”. Ngụ ý của Abdel Monem cho rằng trong thời gian tới khu vực này vẫn chìm trong hỗ loạn và bất ổn. Nhưng dựa trên quỹ đạo hiện thời thì, một lối ẩn dụ còn hay hơn thế sẽ có thể là câu chuyện về Đêm giao thừa năm cũ (rơi vào ngày 2/2) hay còn gọi là ngày Chuột Chũi* (Hoa Kỳ) – đó là ngày mà mọi người “tỉnh giấc”, nhìn lại hình bóng của mình chỉ để chờ xem là mùa đông sẽ kéo dài lâu tới mức nào.
- Lê Thu (theo World Affairs)
--------------
Chú thích:
(*) Ngày Chuột Chũi là một ngày lễ truyền thống ở Pennsylvania (Mỹ) do những người Đức di cư mang theo khi tới Mỹ vào khoảng những năm 1800. Theo truyền thống đó thì loài chuột chũi có thói quen thức dậy sau ngày đầu đông, chui ra khỏi hang và nhìn lại mình rồi quyết định xem có nên tỉnh dậy hẳn hay không. Nếu nhìn thấy bóng của mình, chuột sẽ ngủ tiếp khoảng 6 tuần nữa, nên mùa đông sẽ kéo dài thêm 6 tuần. Còn nếu không thấy bóng của mình, chuột sẽ thức đậy hẳn, vì như thế là mùa đông sắp qua, mùa xuân đang đến.