- “Tết đến là thời điểm “ăn nên làm ra” của chúng em, bọn em có khách đặt cả rồi,
chưa kể những khách đột xuất nữa…tết năm ngoái em về rồi nên năm nay không về
nữa, chúng em chỉ gửi quà và chút tiền về cho bố mẹ sắm Tết thôi!”.
Hà đã mở đầu câu chuyện với tôi bằng những câu đau xót như thế. 27 Tết, dãy
phòng trọ khu Hà ở, các bạn sinh viên đã chuẩn bị về quê cả. Chỉ còn lại 3 phòng
ở cuối dãy – phòng trọ của những cô làm nghề buôn phấn bán hương như Hà.
Cái xóm trọ Hà ở nằm sâu trong một con ngõ nhỏ và tối của khu Hoàng Quốc Việt –
nơi từ lâu đã nổi tiếng là phố nhiều nhà nghỉ, khách sạn. Cái phòng bé tí tẹo
“sộc” lên đủ mùi son phấn và la liệt bao nhiêu là quần áo lại là nơi trú ngụ của
5 con người. Cô nào cô nấy cũng chỉ 16,17 tuổi, dáng người cao ráo nhưng khuôn
mặt thoáng buồn. Các cô chỉ về phòng nằm ngủ khi mọi người xung quanh đã dậy hòa
vào dòng người tấp nập với bộn bề công việc. Khi nào hàng xóm của các cô trở về
sau giờ làm thì các cô mới lục tục dậy, sửa soạn trang điểm để…đi làm.
Hà là người có nhan sắc, lại mới 16 nên được khá nhiều đại gia chọn phục vụ. (ảnh minh họa)
Hà là người có nhan sắc, lại mới 16 nên được khá nhiều đại gia chọn phục vụ.
“Những ngày giáp Tết, lượng khách có nhu cầu tăng rất cao, nhiều cuộc liên hoan
tiệc tùng được tổ chức dồn dập, có ngày em phải tiếp đến hơn 30 lượt khách mà ai
cũng trong tình trạng say xỉn, có người còn nôn lên cả người em nhưng được cái
họ rất “hào phóng”, xong việc là “boa” cho em rất hậu hĩnh. Có nhiều đại gia còn
đưa em đi chơi lấy không khí Tết, mua sắm cho em rất nhiều thứ để gửi về quê cho
gia đình… Có một anh giám đốc còn hẹn rủ em đi chơi phố ngày Valentine với anh
ấy…”
Nói chuyện được một lúc thì Hà nhận được điện thoại của anh đại gia nọ hẹn
cô cùng đón giao thừa với anh ta trong…nhà nghỉ vào đúng thời khắc chuyển giao
giữa năm mới và năm cũ để lấy may mắn cho công việc kinh doanh. 15 triệu là giá
của đêm giao thừa cay đắng ấy. Thế là năm nay, Hà sẽ đón Tết trong nhà nghỉ cùng
một “đại gia” là khách quen của mình. Phải chăng vì khoản thù lao lớn như vậy
nên những cô gái như Hà vẫn bám trụ lại thị thành suốt những ngày nghỉ Tết. Cô
tâm sự “buồn lắm chị ạ, nhìn những đứa cùng tuổi em được đi học, đứa nào cũng
khấp khởi về quê ăn Tết. Em nhớ bố mẹ lắm, muốn được về quê thăm bố mẹ, muốn đi
chơi tết cùng lũ bạn cấp 2 mà không thể…Rồi mỗi lần về quê, nghe mọi người hỏi
làm nghề gì, có người yêu chưa,…làm em bối rối lắm, không biết phải trả lời thế
nào!”.
Hà cho tôi xem lịch làm việc của các cô, từ trước tết đến hết tháng giêng, ngày
nào cũng bận. Bởi, tết xong là đến rằm, các cơ quan xí nghiệp lại liên hoan tiệc
tùng đầu năm mới, lại có nhu cầu vui vẻ, giải trí…Nếu Hà mà nghỉ làm mấy buổi
thôi, các em khác trẻ hơn, đẹp hơn sẽ chen ngang và mất khách ngay – Hà giải
thích.
Hà bảo rằng cái nghề “phục vụ đàn ông” như các cô đang làm là cái sự bần cùng
bất đắc dĩ, là cái nghề mà không ai muốn nhưng không làm thì các cô không biết
làm gì khác để có tiền nuôi thân. Ê chề là thế nhưng ở quê Hà, các em gái trẻ
người non dạ rất thích được tuyển lên phố làm…”phục vụ bàn”. Bởi, trong mắt các
em, thấy các chị sung sướng, cả ngày chả phải làm gì, tối chỉ đi chơi với khách
mà vẫn “ăn sung mặc sướng” nên …bắt chước! Cô nọ gối cô kia, các em mới lớn lại
tiếp nối các chị đã hết thời…
Một giọt nước từ khóe mắt Hà chảy trên má, Hà ậm ừ bảo đợi Tết sang năm, nhất
định sang năm… em sẽ về cho bố mẹ ít tiền sửa lại cái mái nhà, mùa hè thì nắng
chói cả vào nhà mà mùa mưa đến là dột, mấy đứa em em, đứa phải mặc áo mưa ngồi
học bài, đứa thì bê chậu đi hứng…!
N.C ghi