- Showbiz Việt giờ chỉ thấy toàn giành giật, ganh ghét, đố kỵ, dùng mọi chiêu thức giật gân để nhanh nổi tiếng, hôm trước không là gì hôm sau có thể “hô biến” thành sao…
Làm show từ thời nông nổi
Thời gian gần đây, khán giả liên tục gặp đạo diễn Ngô Quang Hải trong những show đình đám như Đẹp Fashion show, Code of Style, Be strong Japan…. Phải chăng, anh đã quyết định bỏ niềm đam mê của mình là phim nhựa để chạy theo “cô nàng đỏng đảnh” thời trang, chú tâm “luyện ngón” đạo diễn và tổ chức show?
Nghề của tôi là làm phim và chỉ là làm phim. Tuy nhiên, ngay từ thời sinh viên, tôi đã cùng với chúng bạn tổ chức những show như kỷ niệm 10 năm ngày mất của John Lennon (ban nhạc The Beatles) vào năm 1990, những bài hát hay nhất 20 năm qua (thời điểm năm 1990)…
Thời sinh viên sôi nổi đó đã cho tôi rất nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu. Tôi nhớ có khoảng hơn 10.000 người đến xem trong khi khán đài chỉ chứa được 1000. Khán giả đã đứng chật cả một đoạn bờ hồ và tôi đã gặp một số rắc rối nhỏ khi kỷ niệm ngày mất của một người nước ngoài tại Hà Nội mà không xin phép. Chúng tôi còn trẻ và yêu âm nhạc, ngây thơ nghĩ rằng John Lennon là người ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và với tình yêu âm nhạc của tuổi trẻ thì sẽ nhận được sự đồng điệu của các bạn cùng trang lứa…
Thời tuổi trẻ nông nổi đã qua. Tôi đã học được rất nhiều bài học. Với đam mê làm phim và học cách làm phim từ nhiều nguồn khác nhau, cũng như đã đóng những khoản “học phí” lớn trong cuộc đời nên không dễ gì tôi bỏ đam mê của mình.
- Anh có một thời tuổi trẻ oanh liệt đấy chứ? Động lực nào để anh có thể tổ chức show từ những năm 90 của thế kỷ trước như vậy? Chắc hẳn không phải là tiền? Vì hồi đó bán vé show không dễ như bây giờ?
- Tôi được gia đình chiều chuộng từ nhỏ, nhưng khi đi học xa nhà thì cũng đói như hàng vạn sinh viên khác. Chúng tôi thời đó ăn mì gói và đọc sách triết học cũng như nhìn thấy sự biến đổi của thế giới qua lăng kính của tuổi trẻ nên trong đời sống thực và tư tưởng có một xung đột lớn. Tuy nhiên, tình yêu với âm nhạc và lý tưởng sống không bao giờ nhạt nhòa. Ở bên cạnh tôi có rất nhiều bạn trẻ cũng là “thủ lĩnh” sinh viên của các trường đại học khác ở Hà Nội cùng mang dòng máu Việt với sinh lực và tình yêu tràn trề.
Tôi nhớ, hồi đó rất khó khăn để có thể tổ chức một show diễn. Tôi đã phải tập hợp một nhóm bạn trẻ và phân công công việc theo nhóm: thuê trang âm thiết bị ở nhà hát Nhạc Vũ Kịch Hà Nội với giá gần như… cho không, nhóm sinh viên trường Mỹ thuật Công nghiệp và ĐH Mỹ thuật Yết Kiêu làm phông trang trí. Không có bạt high flex in khổ lớn như bây giờ mà hoàn toàn làm bằng tay. Chúng tôi đã phải mua hàng trăm tờ giấy trocky và can bằng tay lên những khung cỡ lớn và bắt đầu vẽ. Một nhóm khác lo in vé và in những câu slogan bằng tiếng Anh lên áo phông…
Quá nhiều người muốn “show” mình
Một phút hoài niệm về những show diễn thuở ban sơ, đủ để thấy tinh thần của nó khác xa với sự cạnh tranh khốc liệt và thương mại của giới show biz hiện đại?
Đúng vậy, showbiz Việt giờ chỉ thấy toàn giành giật, ganh ghét, đố kỵ, sẵn sàng dùng mọi chiêu thức giật gân để nhanh nổi tiếng, hôm trước không là gì hôm sau có thể “hô biến” thành sao… tóm lại là một dây chuyền nuôi “gà công nghiệp” hoàn hảo. Tìm đâu tinh thần cống hiến hết mình vì một sự nghiệp chung. Bây giờ, tôi thấy một show được tổ chức ra thật sự đúng với tính chất của từ "show”. Bởi vì, có quá nhiều người chỉ muốn “show” mình.
Showbiz Việt “loạn” thế? Sao bỗng dưng anh lại làm liền mấy show từ thiện, chịu cực khổ vất vả đêm hôm mà không hề nhận cát-sê, anh nghĩ gì khi nhận lời đạo diễn cho các đêm nghệ thuật từ thiện Be strong Japan?
Tôi đã có dịp sang Nhật ba lần (năm 2006, 2007 và 2009). Tôi thực sự tự hào mình là người châu Á khi đến Nhật (điều đó tôi không cảm nhận được khi đến Hàn Quốc và Trung Quốc). Trong đầu tôi rất nhiều câu hỏi khi dự tiệc trà đạo, xem vật Sumo, đứng trước quảng trường Shibuia với hàng ngàn người thuộc đủ loại tầng lớp, trong cơn mưa lớn đang đi quanh mình, tôi đã nhìn thấy sự trật tự, ngăn nắp từ trong ý thức của người dân Nhật, một kỷ luật tuyệt đối trong công việc và di chuyển, cấu trúc khoa học và công nghệ trong các công xưởng… (điều này đã được nhân rộng ra khắp châu Á, viết thành sách đi khắp thế giới…). Nhất là sự điềm tĩnh của người Nhật.
Khi dự liên hoan phim tại thành phố cảng Fukuoka, khi đến dự ra mắt phim tại Tokyo và trực tiếp thăm trường quay của đạo diễn Ozu Korusawa đã từng làm việc … và khi đi thăm cố đô Kyoto, tôi đã thấy sức mạnh của văn hóa Nhật.
Tôi không ngạc nhiên chút nào khi thấy người Nhật kiên cường đứng lên trên thảm họa. Điều đó đánh mạnh vào cảm xúc của tôi. Họ, những người dân Nhật xứng đáng là những Công dân Trái đất (viết hoa) trong sự hỗn độn và biến động ngày càng nhiều trên toàn cầu này. Tôi nhận show Be strong Japan hoàn toàn do cảm xúc.
Điểm khác biệt lớn nhất so với đêm diễn xúc động đã thành công tại Hà Nội là gì, thưa anh?
Không gian rộng hơn tại Ocean Club (số 5 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP HCM) với một ngàn chỗ ngồi, sân khấu lộng lẫy cộng với đường run way chạy trong lòng khán phòng sẽ cho khán giả cơ hội tiếp cận gần hơn với những màn trình diễn của các siêu mẫu, hoa hậu. Các ca sĩ cũng được giao lưu trực tiếp với khán giả. Đó là một không gian không có khoảng cách giữa người biểu diễn và người đến xem. Tôi nghĩ đây là một địa điểm tốt nhất tính trên nhiều phương diện để tổ chức các chương trình nghệ thuật và các sản phẩm nghệ thuật.
Các nghệ sĩ cùng với các "Mạnh Thường Quân" tham gia chương trình đã không quản thời gian tập luyện cũng như tấm lòng chia sẻ với nỗi đau của những người gánh chịu thảm họa. Bất kỳ bạn là ai, làm gì, và ở đâu, tôi tin khi đứng trước nỗi đau của đồng loại, bạn không thể không rung động.
Làm show từ thời nông nổi
Thời gian gần đây, khán giả liên tục gặp đạo diễn Ngô Quang Hải trong những show đình đám như Đẹp Fashion show, Code of Style, Be strong Japan…. Phải chăng, anh đã quyết định bỏ niềm đam mê của mình là phim nhựa để chạy theo “cô nàng đỏng đảnh” thời trang, chú tâm “luyện ngón” đạo diễn và tổ chức show?
Nghề của tôi là làm phim và chỉ là làm phim. Tuy nhiên, ngay từ thời sinh viên, tôi đã cùng với chúng bạn tổ chức những show như kỷ niệm 10 năm ngày mất của John Lennon (ban nhạc The Beatles) vào năm 1990, những bài hát hay nhất 20 năm qua (thời điểm năm 1990)…
Thời sinh viên sôi nổi đó đã cho tôi rất nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu. Tôi nhớ có khoảng hơn 10.000 người đến xem trong khi khán đài chỉ chứa được 1000. Khán giả đã đứng chật cả một đoạn bờ hồ và tôi đã gặp một số rắc rối nhỏ khi kỷ niệm ngày mất của một người nước ngoài tại Hà Nội mà không xin phép. Chúng tôi còn trẻ và yêu âm nhạc, ngây thơ nghĩ rằng John Lennon là người ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và với tình yêu âm nhạc của tuổi trẻ thì sẽ nhận được sự đồng điệu của các bạn cùng trang lứa…
Thời tuổi trẻ nông nổi đã qua. Tôi đã học được rất nhiều bài học. Với đam mê làm phim và học cách làm phim từ nhiều nguồn khác nhau, cũng như đã đóng những khoản “học phí” lớn trong cuộc đời nên không dễ gì tôi bỏ đam mê của mình.
- Anh có một thời tuổi trẻ oanh liệt đấy chứ? Động lực nào để anh có thể tổ chức show từ những năm 90 của thế kỷ trước như vậy? Chắc hẳn không phải là tiền? Vì hồi đó bán vé show không dễ như bây giờ?
- Tôi được gia đình chiều chuộng từ nhỏ, nhưng khi đi học xa nhà thì cũng đói như hàng vạn sinh viên khác. Chúng tôi thời đó ăn mì gói và đọc sách triết học cũng như nhìn thấy sự biến đổi của thế giới qua lăng kính của tuổi trẻ nên trong đời sống thực và tư tưởng có một xung đột lớn. Tuy nhiên, tình yêu với âm nhạc và lý tưởng sống không bao giờ nhạt nhòa. Ở bên cạnh tôi có rất nhiều bạn trẻ cũng là “thủ lĩnh” sinh viên của các trường đại học khác ở Hà Nội cùng mang dòng máu Việt với sinh lực và tình yêu tràn trề.
Tôi nhớ, hồi đó rất khó khăn để có thể tổ chức một show diễn. Tôi đã phải tập hợp một nhóm bạn trẻ và phân công công việc theo nhóm: thuê trang âm thiết bị ở nhà hát Nhạc Vũ Kịch Hà Nội với giá gần như… cho không, nhóm sinh viên trường Mỹ thuật Công nghiệp và ĐH Mỹ thuật Yết Kiêu làm phông trang trí. Không có bạt high flex in khổ lớn như bây giờ mà hoàn toàn làm bằng tay. Chúng tôi đã phải mua hàng trăm tờ giấy trocky và can bằng tay lên những khung cỡ lớn và bắt đầu vẽ. Một nhóm khác lo in vé và in những câu slogan bằng tiếng Anh lên áo phông…
Quá nhiều người muốn “show” mình
Một phút hoài niệm về những show diễn thuở ban sơ, đủ để thấy tinh thần của nó khác xa với sự cạnh tranh khốc liệt và thương mại của giới show biz hiện đại?
Đúng vậy, showbiz Việt giờ chỉ thấy toàn giành giật, ganh ghét, đố kỵ, sẵn sàng dùng mọi chiêu thức giật gân để nhanh nổi tiếng, hôm trước không là gì hôm sau có thể “hô biến” thành sao… tóm lại là một dây chuyền nuôi “gà công nghiệp” hoàn hảo. Tìm đâu tinh thần cống hiến hết mình vì một sự nghiệp chung. Bây giờ, tôi thấy một show được tổ chức ra thật sự đúng với tính chất của từ "show”. Bởi vì, có quá nhiều người chỉ muốn “show” mình.
Showbiz Việt “loạn” thế? Sao bỗng dưng anh lại làm liền mấy show từ thiện, chịu cực khổ vất vả đêm hôm mà không hề nhận cát-sê, anh nghĩ gì khi nhận lời đạo diễn cho các đêm nghệ thuật từ thiện Be strong Japan?
Chương trình Be strong Japan TP HCM được bảo trợ truyền thông bởi Kênh truyền hình STV (Style TV) và Kênh SNTV.
|
Khi dự liên hoan phim tại thành phố cảng Fukuoka, khi đến dự ra mắt phim tại Tokyo và trực tiếp thăm trường quay của đạo diễn Ozu Korusawa đã từng làm việc … và khi đi thăm cố đô Kyoto, tôi đã thấy sức mạnh của văn hóa Nhật.
Tôi không ngạc nhiên chút nào khi thấy người Nhật kiên cường đứng lên trên thảm họa. Điều đó đánh mạnh vào cảm xúc của tôi. Họ, những người dân Nhật xứng đáng là những Công dân Trái đất (viết hoa) trong sự hỗn độn và biến động ngày càng nhiều trên toàn cầu này. Tôi nhận show Be strong Japan hoàn toàn do cảm xúc.
Điểm khác biệt lớn nhất so với đêm diễn xúc động đã thành công tại Hà Nội là gì, thưa anh?
Không gian rộng hơn tại Ocean Club (số 5 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP HCM) với một ngàn chỗ ngồi, sân khấu lộng lẫy cộng với đường run way chạy trong lòng khán phòng sẽ cho khán giả cơ hội tiếp cận gần hơn với những màn trình diễn của các siêu mẫu, hoa hậu. Các ca sĩ cũng được giao lưu trực tiếp với khán giả. Đó là một không gian không có khoảng cách giữa người biểu diễn và người đến xem. Tôi nghĩ đây là một địa điểm tốt nhất tính trên nhiều phương diện để tổ chức các chương trình nghệ thuật và các sản phẩm nghệ thuật.
Các nghệ sĩ cùng với các "Mạnh Thường Quân" tham gia chương trình đã không quản thời gian tập luyện cũng như tấm lòng chia sẻ với nỗi đau của những người gánh chịu thảm họa. Bất kỳ bạn là ai, làm gì, và ở đâu, tôi tin khi đứng trước nỗi đau của đồng loại, bạn không thể không rung động.
Trong lúc chuẩn bị bấm máy phim nhựa tiếp theo (Mùa hè lạnh), Ngô Quang Hải đã kịp hoàn thành một phim truyền hình (Theo dấu hương xưa, đang phát sóng trên giờ vàng, kênh HTV 7, được đánh giá tốt trong năm nay và có rating cao). Phim được quay và dựng trong thời gian kỷ lục là 60 ngày. |
Minh Thành