- Phim dành cho mọi lứa tuổi của danh hài Jim Carrey nổi bật giữa mùa “bom tấn” đầy những kẻ xấu xa đang âm mưu thống trị hay hủy diệt thế giới.
Nếu phim ảnh có sức mạnh khiến người ta tin vào những điều cổ tích như chuyện những con chim cánh cụt Nam Cực hoạt náo ngay tại trung tâm New York và đem lại nhiều bài học cho con người; thì tuyệt phẩm mới nhất của danh hài Jim Carrey – có tựa Bầy cánh cụt nhà Popper (*) – là một phim như vậy.
Bộ phim đang được trình chiếu tại VN có kịch bản dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 1938 của hai vợ chồng Richard và Florence Atwater, cuốn sách có trong chương trình giảng dạy tiểu học ở Mỹ. Để phù hợp hơn với hiện đại, khi chuyển thể, các nhà làm phim đã thay đổi bối cảnh một thị trấn tỉnh lẻ thành New York hoa lệ, nhân vật chính là một họa sĩ thành một chuyên viên nghiên cứu đầu tư.
Dù câu chuyện về những con chim cánh cụt ở New York có khó tin đến mấy thì ít nhất Bầy cánh cụt nhà Popper cũng đáp ứng được hai yêu cầu tối thiểu của một phim gia đình: có câu chuyện hài hước và chuyển tải được một cách đơn giản, dễ hiểu những thông điệp mang tính nhân văn.
Để bắt đầu con đường nhận chân những giá trị sống mang lại hạnh phúc, bộ phim bắt đầu bằng một bất hạnh. Sau cuộc chia tay nhẹ nhàng với vợ, quý ông Popper đặt toàn bộ cuộc đời vào mục tiêu đưa sự nghiệp nghiên cứu đầu tư bất động sản lên tới đỉnh cao, bất kể chuyện anh chỉ còn đủ một ít thời gian cuối tuần để thăm hỏi hai con.
Căn hộ hào nhoáng, lạnh lẽo của Popper giữa thành phố New York phồn thịnh bỗng một ngày náo loạn vì sự xuất hiện của sáu chú chim cánh cụt, món quà cuối cùng mà người cha phiêu bạt của anh gửi từ Nam Cực.
Trong lúc mọi nỗ lực tống khứ lũ chim “hoang dã, chạy huỳnh huỵch trong nhà” không thành, Popper lại thêm mắc kẹt khi bé Billy 10 tuổi hiểu lầm đó sẽ là món quà mà bố sẽ tặng cậu vào ngày sinh nhật sắp tới. Ý nghĩ đứa trẻ đang nhìn cha nó như một người hùng dường như khiến Popper vừa ngạc nhiên bối rối vừa cảm thấy thú vị.
Khi đã quen dần, Popper sớm nhận ra những vị khách phương xa thật đáng yêu. Thậm chí, anh còn thích thú biến ngôi nhà thành đường trượt băng, đắp người tuyết hay thường xuyên mở cửa sổ để gió lạnh mùa đông lùa vào.
Dù những rắc rối do lũ chim gây ra đã khiến cả một dự án kinh doanh quan trọng phải ngừng lại, anh nhận ra rằng mình đang hạnh phúc hơn và đó là cái giá xứng đáng để hiểu được giá trị của một gia đình.
Riêng các bậc phụ huynh dẫn con đi xem có thể gặp những rắc rối dễ thương khi con mình cũng muốn có một con chim cánh cụt, hay đặt những câu cắc cớ “sao họ lại bắt lũ chim làm được như thế?”.
Ngoài sự hỗ trợ của kỹ xảo hình ảnh, phần “diễn xuất” của những chú chim đến từ Nam Cực là kết quả của nhiều tháng được các huấn luyện viên tập cách lần theo ký hiệu, lấy thức ăn, đứng yên một chỗ…trong trường quay được thiết kế đặc biệt với nhiệt độ lạnh dưới 4 độ C. Và chúng là những diễn viên thực thụ được trả công bằng cá!
Khải Trí
Nếu phim ảnh có sức mạnh khiến người ta tin vào những điều cổ tích như chuyện những con chim cánh cụt Nam Cực hoạt náo ngay tại trung tâm New York và đem lại nhiều bài học cho con người; thì tuyệt phẩm mới nhất của danh hài Jim Carrey – có tựa Bầy cánh cụt nhà Popper (*) – là một phim như vậy.
Bộ phim đang được trình chiếu tại VN có kịch bản dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 1938 của hai vợ chồng Richard và Florence Atwater, cuốn sách có trong chương trình giảng dạy tiểu học ở Mỹ. Để phù hợp hơn với hiện đại, khi chuyển thể, các nhà làm phim đã thay đổi bối cảnh một thị trấn tỉnh lẻ thành New York hoa lệ, nhân vật chính là một họa sĩ thành một chuyên viên nghiên cứu đầu tư.
Dù câu chuyện về những con chim cánh cụt ở New York có khó tin đến mấy thì ít nhất Bầy cánh cụt nhà Popper cũng đáp ứng được hai yêu cầu tối thiểu của một phim gia đình: có câu chuyện hài hước và chuyển tải được một cách đơn giản, dễ hiểu những thông điệp mang tính nhân văn.
Để bắt đầu con đường nhận chân những giá trị sống mang lại hạnh phúc, bộ phim bắt đầu bằng một bất hạnh. Sau cuộc chia tay nhẹ nhàng với vợ, quý ông Popper đặt toàn bộ cuộc đời vào mục tiêu đưa sự nghiệp nghiên cứu đầu tư bất động sản lên tới đỉnh cao, bất kể chuyện anh chỉ còn đủ một ít thời gian cuối tuần để thăm hỏi hai con.
Căn hộ hào nhoáng, lạnh lẽo của Popper giữa thành phố New York phồn thịnh bỗng một ngày náo loạn vì sự xuất hiện của sáu chú chim cánh cụt, món quà cuối cùng mà người cha phiêu bạt của anh gửi từ Nam Cực.
Trong lúc mọi nỗ lực tống khứ lũ chim “hoang dã, chạy huỳnh huỵch trong nhà” không thành, Popper lại thêm mắc kẹt khi bé Billy 10 tuổi hiểu lầm đó sẽ là món quà mà bố sẽ tặng cậu vào ngày sinh nhật sắp tới. Ý nghĩ đứa trẻ đang nhìn cha nó như một người hùng dường như khiến Popper vừa ngạc nhiên bối rối vừa cảm thấy thú vị.
Dù những rắc rối do lũ chim gây ra đã khiến cả một dự án kinh doanh quan trọng phải ngừng lại, anh nhận ra rằng mình đang hạnh phúc hơn và đó là cái giá xứng đáng để hiểu được giá trị của một gia đình.
Riêng các bậc phụ huynh dẫn con đi xem có thể gặp những rắc rối dễ thương khi con mình cũng muốn có một con chim cánh cụt, hay đặt những câu cắc cớ “sao họ lại bắt lũ chim làm được như thế?”.
Ngoài sự hỗ trợ của kỹ xảo hình ảnh, phần “diễn xuất” của những chú chim đến từ Nam Cực là kết quả của nhiều tháng được các huấn luyện viên tập cách lần theo ký hiệu, lấy thức ăn, đứng yên một chỗ…trong trường quay được thiết kế đặc biệt với nhiệt độ lạnh dưới 4 độ C. Và chúng là những diễn viên thực thụ được trả công bằng cá!
Khải Trí