Tất cả những điều mà NSND Lê Khanh có sẽ là niềm mơ ước của bất kỳ người phụ nữ nào, và cũng để lại nhiều sự nghi hoặc rằng trên đời này có tồn tại được một lúc nhiều thứ trọn vẹn như vậy hay không khi sự hoàn hảo bao giờ cũng là điều quá xa xỉ đối với loài người?
Tự vệ từ nhỏ
- Chị, cũng như đa số những nhân vật của chị, đều dễ khiến người khác liên tưởng
đến một hình mẫu khuôn thước, một lối sống giữ gìn gia giáo. Gò mình trong những
điều đó gần một đời người, có bao giờ “giai nhân đất Bắc” thấy… ngạt không?
Anh
dùng đến từ gia giáo, tức là nề nếp gia phong, với tôi điều đó rất cần. Tôi dễ
chịu với cách mình chọn và tự thấy rằng không ai làm cho cuộc sống của tôi kém
thú vị ngoài tôi.
- Nghe trong câu chuyện của chị, thì phía sau những gì đài các, nề nếp, là một sự
nổi loạn ngầm của Lê Khanh…
Tôi nổi
loạn từ lâu rồi. Trong nghệ thuật, tôi bắt đầu nổi loạn từ năm 1986. Phải cảm ơn
một ông đạo diễn người Pháp đã chọn tôi đóng vai Janda, một cô gái nông thôn
miền Nam nước Pháp nghe tiếng thánh thần gọi rằng phải lên ngựa, mặc áo giáp và
dẫn đầu quân đội đi đánh nhau với quân Anh để cứu nước Pháp. Bà chiến đấu rất
oanh liệt, giành được nhiều chiến công. Sau 2 năm chiến đấu, bà rơi vào tay quân
Anh và bị xử thiêu .
Vai diễn đó với tôi là một sự nổi loạn rất ngoạn mục, đánh dấu một thời kỳ để
sau này tôi có thể dũng cảm và tự tin để vào được tất cả các dạng vai trên đời.
Ngày xưa tôi chỉ là đào thương, sau này thì đào lệch, anh hùng có, dữ dằn có,
gian xảo có, già có, trẻ có, vua chúa có và bần cùng nhất xã hội cũng có.
10 năm nay, là khoảng thời gian để mọi người thấy sự nổi loạn đó rõ nét hơn.
Thời điểm đánh dấu sự nổi loạn khủng khiếp là vào năm 2000, khi tôi tham gia “
Đời cười”. Những điểm nhấn để bước qua sự cản trở của chính
bản thân mình là điều rất thú vị. Tuy nhiên, một mình tôi thì không tự thân nổi
loạn mà phải có những tương tác khác. Đó là những đạo diễn giỏi, những bạn diễn
nữa.
- Vậy trong cuộc sống, hẳn cái mốc nổi loạn của chị đâu phải là từ năm 1986?
Sự nổi
loạn trong cuộc sống với tôi là sự tự nhiên như một lộ trình của cuộc sống. Như
một người đi trên con đường, gặp những cản trở, những cú sốc, phải tự vệ, thậm
chí chiến đấu để đi đến nơi mình cần đến.
Tôi tự vệ từ hồi còn rất nhỏ để rồi từ đó, điều đó luôn luôn hiện hữu trong sự
sống của tôi. Tự vệ trong sức khỏe, tự vệ trong sự nghiệp, tình yêu, và những
điều mình ao ước kỳ vọng. Tôi hơi đặc biệt một chút là tôi bị ám ảnh về sự sống.
Mẹ sinh tôi ra bị thiếu tháng, và khó nuôi, luôn luôn trong tình trạng không
sống được. Bố mẹ tôi thấy tôi sống được, chỉ mong khi lớn lên tôi biết đọc cái
chữ là ông bà cảm thấy vui với một đứa con rồi, cũng chẳng ngờ tôi đi đến ngày
hôm nay.
Rồi người con gái ấy trưởng thành, biết yêu. Nhưng để có được tình yêu lâu hơn
những người khác, lâu hơn quy luật cuộc sống, một lần nữa tôi lại cố gắng và có
những tự vệ riêng. Tôi già trước tuổi, già để biết rút kinh nghiệm. Tôi thấy
những người xung quanh quá khổ sở về tình yêu, tôi chỉ nghĩ đơn giản là phải cố
tránh cho mình cái điều đấy. Một may mắn là tôi làm được nghề mình thích. Những
cái khó nhất ở trên đời: Sự sống, hạnh phúc, sự nghiệp, tôi có cả ba.
- Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật lừng danh đất Bắc với hoàn cảnh sống hơi
chật vật và không mấy hạnh phúc, chị đã tự vệ như thế nào để có được một Lê
Khanh phẳng lặng, bình tĩnh như thế này?
À, tôi
tự vệ bản năng thôi, rất tự nhiên. Tôi đi ra mưa, thì tôi phải mặc áo mưa vào,
kẻo để ướt thì cảm. Nếu sức yếu, thì tôi sẽ không ra gió. Tôi có được vốn sống,
sự từng trải và lớn lên mọi ngày. Tôi ý thức từ nhỏ, sự sống vốn mong manh. Tôi
nhìn thấy trong gia đình và những người sống xung quanh mình có những sự không
may mắn, không hoàn hảo cộng với những khổ sở, vất vả.
Tôi cố gắng sống giờ nào thì bình ổn, trọn vẹn giờ đó. Ai cũng muốn tìm đến tìm
đến sự thanh thản, tôi tin là ai cũng muốn thế. Tôi không ngoại lệ. Tôi thích
diễn kịch cổ điển, thì bằng mọi hình thức tôi phải giữ gìn hình ảnh.
“Người ta nói tôi tội nghiệp”
- Giờ ta quay lại với “hiện tại”. “Hiện tại” thấy Lê Khanh ít xuất hiện quá, trên
sân khấu cũng như màn ảnh!
Lúc này đây, mọi thứ sẽ là con. Sự quan tâm, lo lắng, niềm vui cũng như nỗi buồn
ảnh hưởng đến đời sống mình nhiều nhất là con. Vợ chồng tôi đã quan tâm hết sức
và kỳ vọng rất nhiều, nhưng giờ này phải học cách chấp nhận. Ví dụ như, chấp
nhận việc các con không giỏi.
Mỗi ngày các con một lớn, nên sự hy sinh đòi hỏi phải nhiều hơn, nên tôi cũng
không thể bỏ con, theo các đoàn phim. Ngay cả kịch bây giờ cũng thế, phải vở nào
đặc biệt, chứ còn phải vào những vai không đóng không sao, thì tạm thời nói chia
tay. Con tôi đang thời kỳ tuổi mới lớn, cần có bố có mẹ .Càng nghĩ, tôi thấy
cuộc sống của mình cũng ổn. Tôi được làm nghề, có gia đình êm ấm, có người chồng
luôn tôn trọng lý tưởng nghệ thuật của vợ. Còn muốn gì hơn như thế?
Chị làm tôi nhớ đến cô giáo dạy văn của tôi thời trung học, một người yêu văn và
sống vì văn đúng nghĩa. Cô hài lòng với căn phòng tập thể 30m2, người chồng nhẹ
nhàng và đứa con ngoan. Nhưng cô ý thức rất rõ khu tập thể xuống cấp từng ngày,
và con cô có những lúc chạnh lòng vì sự thanh đạm quá mức của bố mẹ…
Tôi đi
lên từ những năm tháng ăn bo bo diễn kịch, thì đến giờ, sự hài lòng cũng là hợp
lý thôi. Phải sống, phải làm nghề, cái phải đó dù có chật vật vất vả, và dù
nhiều người đã nửa đường gãy gánh.
Cá nhân tôi, cố gắng tìm thấy một sự bằng lòng trong điều kiện mình có thể. Bởi
vì tôi không thể hy vọng một điều mà mình không nhìn thấy. Cũng có nhiều người
nói tôi tội nghiệp, họ nói, nếu như Lê Khanh ở nước này nước kia thì đã khác.
Không so sánh như thế được. Nếu cho tôi cát sê bằng nửa diễn viên của Mỹ, tôi đã
không dám nhận. Bởi nếu mình nhận một số tiền như thế, thì mình phải có một tài
năng tương xứng, tôi không có điều đó. Tôi cũng không có một sức khỏe như họ.
Tôi cũng không đa năng như họ, không đàn hát nhảy múa nhào lộn, không cưỡi ngựa
đánh võ… Những thứ nghệ sĩ trên thế giới làm được, đừng nghĩ Việt Nam làm được.
Nó là những tôi luyện rất ghê gớm.
Cũng có một may mắn khác, hai vợ chồng tôi đều sống vì nghề và sống được bằng
nghề. Tôi cũng giữ được cái uy tín của mình và sống bằng nhiều lĩnh vực nghệ
thuật chứ không chỉ sống bằng tiền lương và thù lao diễn kịch. Tôi biết giữ gìn
lý tưởng nghệ thuật của tôi - điều mà nhiều người rất khó khăn mới làm được.
Hình tượng nhân vật tôi đóng, đem lại một sự liên tưởng và tin tưởng. Và từ
những hình mẫu đó, tôi có thể tham gia đóng quảng cáo.
Theo cách nhìn của tôi, Bắc là cái nôi của nghệ thuật kịch nói. Thế mạnh của kịch Bắc là kịch tâm lý xã hội, cũng khá logic với tâm lý của người miền Bắc, xem và thưởng thức. Những tác phẩm đậm tính nghệ thuật nhưng phải có triết lý sâu sắc. Sân khấu miền Nam là sân khấu giải trí, tương ứng với tính cách của người Nam, hồn nhiên cởi mở, chân thực, nghĩ gì nói nấy, rất thực tế, có nhu cầu giải trí cao. Chính vì thế, sân khấu hài của miền Nam bao lâu nay đã có như một sở trường, và hài của miền Nam là hài tấu.
Đất nước mình vào thời kỳ kinh tế mở, mọi người lao vào làm kinh tế phải đau đầu suy nghĩ, làm thế nào để cuộc sống mình tốt. Anh phấn đầu vì những điều đó quá mệt, thì giờ đâu anh ngồi nghe triết lý sâu sắc nữa, mà là giải trí. Nhưng ngay một lúc, sở trường miền Bắc xoay sang sân khấu hài thì khó vô cùng. Giữ nghệ thuật chính thống, thì đi ngược với thị trường . Các nhà văn, nhà viết kịch, và nghệ sĩ chúng tôi cũng lúng túng ở từng thời điểm. Phải có thời gian. Giống như tôi, đẻ vào cái giờ đi chậm nói chậm. Nên giờ mà đi nhanh nói nhanh sẽ nói lắp, đi vấp. Mình phải nhìn nó ở cái gốc. Cả một lề thói, nếp nghĩ, nếp sống, không dễ thay đổi.
Khư khư “giá trị” để mà… nghèo, trong khi người đi sau thì cần những điều thực tế hơn từ sân khấu, lại chịu “nhịn đói”, có phải vô tình người đi trước không cho người đi sau có đượcnhững cái mà họ cần?
Có thể, họ muốn cho nhưng họ chưa biết cách cho. Ví dụ, tôi sẽ không dám phá cách, không dám nổi loạn nếu như không có một nhân tố tác động. Và cũng phải có cơ hội để “cho”, người cho cũng phải có cái mà cho nữa. Theo cách của tôi, chúng ta giữ nó ở tính chuyên nghiệp. Nếu không thì dần dần trở về nghiệp dư. Mà nghiệp dư thì không còn đường quay lại. Hiện nay đang nghiệp dư hóa sân khấu chuyên nghiệp.
“Mọi người mắc nhiều bệnh hơn tôi”
Quay lại với giá trị của Lê Khanh, thì từ những giá trị tích lũy được một đời, chị có trở thành nô lệ của hào quang bản thân mình?
Không. Bản thân nghề nghiệp thì đã không phải nô lệ rồi. Mình chỉ là nô lệ cho khát vọng của mình mà thôi. Nghề tôi là một cuộc chạy đua không dừng lại được. Nếu anh muốn dừng thì nghề nghiệp cũng không cho dừng. Vai diễn của tôi không thể diễn mãi được, mà phải đóng màn để chuyển sang một vai diễn khác. Thất bại trong vai diễn, sẽ ê chề không còn đường sống. Nghe có vẻ nặng nề, nhưng khát vọng của người nghệ sĩ vô độ, không có điểm dừng.
Với tôi, nghệ thuật là sự sống, ở một nghĩa trần trụi nhất là cuộc sống vật chất. Bởi nếu tôi không đi diễn thì tôi sống bằng gì? Nếu nói về khát vọng thì tình yêu, tôi không đi theo tình yêu sân khấu tôi yêu gì?
Chị luôn biến mọi thứ thành nhẹ nhàng, có lừa dối bản thân không?
Thì cái
người nghĩ như thế sẽ rất là khổ, chứ không phải tôi khổ. Thực ra mọi người có
hiểu tôi đâu vì đơn giản họ chẳng sống gần tôi. Ngay cả bố mẹ chồng con cũng
không hiểu hết về tôi, điều đó cũng tự nhiên thôi. Mọi người phần lớn biết tôi
qua vai diễn. Có người theo dõi tôi trong vai diễn từ 7 tuổi đến giờ, biết tôi
và yêu quý tôi qua các nhân vật. Nếu không có những nhân vật thì người ta cũng
chẳng biết đến Lê Khanh đâu. Giá trị của tôi là các nhân vật. Tôi giữ điều đó
không phải vì mọi người mà giữ, mà đầu tiên là vì bản thân mình đã .
Người luôn trân trọng mọi giá trị, trong đó có nhan sắc - riêng giá trị này, có
là một áp lực lớn với chị trong việc gìn giữ, vì đó là giá trị mong manh nhất?
Tôi không biết tôi dại hay tôi khôn, hay ăn may, tôi chẳng mấy khi để ý bên
ngoài nhiều. Nhiều người còn xót xa và bảo tôi phải giữ gìn nhan sắc, phải chăm
sóc da, đừng phong sương nắng gió bụi đời quá. Nhưng tôi không thể nào làm được
điều đó lâu. Tất cả những gì trên cơ thể tôi là trời cho và bố mẹ cho, chưa có
một sự can thiệp nào của dao kéo cả. Đúng hơn, tôi không “can đảm” lắm để cho
dao kéo vào mặt mũi mình.
Cuộc sống vẹn toàn danh tiếng, hạnh phúc như chị, ở Việt Nam, nhất là trong giới
nghệ sĩ đang là của hiếm. Chị cân bằng cuộc sống thế nào, để giữ được những điều
đó lâu đến thế?
May mắn đấy. Nhưng cũng tự hào vì trời thương còn cho mình may. Quan trọng là
mình biết mình may, nhưng không thể ăn may mãi mà phải cố gắng. Tôi không nghĩ
tôi già. Trơ trẽn thế đấy. Mọi người hỏi tôi bao nhiêu tuổi, tôi nói tôi mới 16.
Mọi người cười nghiêng ngả, mà tôi thì thấy vui.
Mọi người mắc nhiều bệnh hơn tôi, đa nghi cuộc sống nhiều hơn tôi. Tôi đã có một
viên thuốc đúng lúc, qua được thời niên thiếu khó khăn. Nhưng giờ này, tôi được
sống đến ngày hôm nay, có nghề nghiệp, lấy được chồng, sinh được con, và hạnh
phúc. Sự sống của mình là thứ giá trị nhất. Nếu anh muốn tận hưởng sự sống của
anh trên đời thì anh vượt qua nó một cách lạc quan vì còn có ngày mai ngày kia
nữa. Sự sống hữu hạn, đừng phí. Nhẹ nhàng mọi thứ mà sống.
Theo Thế Giới Người Nổi Tiếng