- Với đồng lương công chức, lại là dân tỉnh lẻ, nhiều cặp vợ chồng trẻ phải chịu sống cảnh chật hẹp, đông đúc để tiết kiệm chi tiêu. Quay cuồng với nỗi lo cơm áo gạo tiền, không ít các cặp vợ chồng trẻ xảy ra bất hòa, xích mích vì bão giá.
Khốn khổ cảnh ở nhà thuê
Vợ chồng Thu Quỳnh (nhân viên PR) đều là dân tỉnh lẻ xuống Hà Nội học và lập nghiệp. Cưới nhau xong, hai bên gia đình đều nghèo nên vợ chồng cô phải ở nhà thuê. Lương tháng của hai vợ chồng tính ra chỉ được gần 10 triệu/tháng, chi trả tiền đi thuê nhà đã mất 1/3 số lương. Phần còn lại hai vợ chồng tằn tiện chi tiêu mới sống được đến cuối tháng.
Vừa nghe bà chủ trọ thông báo sẽ tăng giá phòng thêm 500.000 đồng từ tháng tới, vợ chồng Quỳnh lại lang thang trên mạng, nhờ người quen để tìm nhà trọ mới. Quỳnh chia sẻ: "Xăng tăng là thứ gì cũng tăng, chỉ lo tiền nhà, điện, nước cũng đã khổ, huống chi thực phẩm cũng tăng giá ầm ầm. Bây giờ giá nhà trọ cũng tăng nên vợ chồng mình quyết định chuyển nhà, xem có phòng nào rẻ hơn chút thì thuê".
"Vợ chồng mình đi làm cả ngày, lại chưa có con nên ở chật một chút cũng không sao. Bao nhiêu khoản chi tiêu, tiết kiệm được chút nào hay chút ấy", Quỳnh nói thêm.
Chung cảnh ở thuê như vợ chồng Quỳnh, vì có con nhỏ nên vợ chồng chị Hải Linh (Giáo viên mầm non) thuê hẳn một chung cư mini ở khu Mỹ Đình, với giá 5 triệu đồng/tháng. Điều kiện tốt, không phải chịu cảnh chung đụng như xóm trọ nhưng tiền nhà phải đóng một cục, 6 tháng lại ký lại hợp đồng một lần.
Sắp hết hợp đồng, chủ nhà đòi tăng giá, lên 6 triệu/tháng và yêu cầu nộp tiền ngay, nên vợ chồng chị đành ngậm ngùi tìm phòng trọ khác. Chị Linh than thở: "Bây giờ muốn thuê một chung cư riêng biệt giá hợp lý chút cũng khó tìm. Mà thuê ở các xóm trọ sinh viên thì phải chung đụng. Chả biết bao giờ mới đủ tiền mua nhà chứ dăm bữa nửa tháng lại chuyển một lần thật khổ quá".
Nhà trọ tăng giá, với đồng lương công chức, lại là dân tỉnh lẻ nên không ít cặp vợ chồng trẻ chọn cách chuyển nhà, chịu cảnh sống chật hẹp, đông đúc ở các khu trọ sinh viên để tiết kiệm chi tiêu. Chị Hoa, chủ một khu trọ ở Phùng Khoang cho biết khu trọ nhà chị chủ yếu cho sinh viên thuê, với mức giá một triệu rưỡi/phòng, dạo gần đây có rất nhiều người đi làm đến tìm phòng, chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ.
Vợ chồng "đấu khẩu"
Cầm chiếc túi đi chợ về, chị Lan (Long Biên, Hà Nội) bỏ thức ăn trên bếp thở dài ngao ngán: “Đi chợ gì mà như bị ăn cắp ấy, bữa cơm đạm bạc cho cả nhà mà cũng tốn tới hơn 50.000 đồng. Đấy là chưa kể đến tiền học cho con, tiền ăn trưa, ăn sáng, tiền mua sữa… thôi thì đủ thứ tiền đều trông vào cái đồng lương công chức còm đấy”.
Nói mãi mà anh Phương – chồng chị vẫn điềm nhiên ngồi đọc báo, chị đâm ra bực tức liền cằn nhằn: “Đấy anh xem, dạo này nhà mình chi tiêu thứ gì cũng thâm hụt, chứ đừng nói đến có của để dành, anh không chăm chỉ kiếm tiền có mà chết đói. Cả cái óm này, có ai được như anh Minh đâu, vừa kiếm tiền giỏi, là chủ doanh nghiệp hẳn hoi, lại thường xuyên giúp cô Hoa việc nhà. Anh thì nước đến chân rồi mà vẫn còn ngồi đọc báo được”.
Nghe vợ chì chiết, anh Phương gỡ tờ báo xuống, nói hằn học: “Cô thích thì sao không lấy một thằng chồng như thằng Minh ấy, cho sướng. Tôi chỉ biết kiếm tiền đến thế này thôi”. Chị bỗng im bặt.
“Vẫn biết ông xã cũng vất vả kiếm tiền, ngày nào cũng nhận việc làm thêm ở cơ quan đến tối mịt mới về, cả ngày cuối tuần nhiều khi vẫn phải đi làm. Nhưng quả thật có đi chợ mới xót, thứ gì cũng đắt, đồng lương của hai vợ chồng, cộng với tiền chồng làm thêm cũng chẳng đủ chi. Nghĩ xa xôi mà thêm chán”, Chị Lan tâm sự.
Nghỉ làm ở nhà để chăm sóc con nhỏ, cả nhà chị Hương (Hà Đông, Hà Nội) đều trông cả vào tiền lương hàng tháng của chồng. Kinh tế eo hẹp nên chị phải tiết kiệm tới tối đa chi tiêu trong gia đình. Chị trở nên cau có, keo kiệt với chồng các khoản cà phê, thuốc lá, nhậu nhẹt bạn bè.
Có lần hai vợ chồng cãi nhau chỉ vì… điếu thuốc lá. Nhìn thấy chồng hút thuốc nhiều, chị vừa lo cho sức khỏe của anh, lại nghĩ tiền thuốc lá anh hút tính ra một tháng cũng không hề ít, lại hại người nên nói: “Anh hút ít thôi, tiền thuốc anh hút một tháng tiết kiệm cũng đủ mua cho con hộp sữa”. Thế là hai vợ chồng "đấu khẩu".
Sống trong cơn bão giá là tình trạng chung của nhiều gia đình hiện nay. Mỗi cặp vợ chồng nên cùng nhau chia sẻ gánh nặng với người kia, trao đổi thẳng thắn để cân đối chi tiêu sao cho hợp lý. Đừng để bão giá cũng càn quét cả hạnh phúc gia đình.
Khốn khổ cảnh ở nhà thuê
Vợ chồng Thu Quỳnh (nhân viên PR) đều là dân tỉnh lẻ xuống Hà Nội học và lập nghiệp. Cưới nhau xong, hai bên gia đình đều nghèo nên vợ chồng cô phải ở nhà thuê. Lương tháng của hai vợ chồng tính ra chỉ được gần 10 triệu/tháng, chi trả tiền đi thuê nhà đã mất 1/3 số lương. Phần còn lại hai vợ chồng tằn tiện chi tiêu mới sống được đến cuối tháng.
Vừa nghe bà chủ trọ thông báo sẽ tăng giá phòng thêm 500.000 đồng từ tháng tới, vợ chồng Quỳnh lại lang thang trên mạng, nhờ người quen để tìm nhà trọ mới. Quỳnh chia sẻ: "Xăng tăng là thứ gì cũng tăng, chỉ lo tiền nhà, điện, nước cũng đã khổ, huống chi thực phẩm cũng tăng giá ầm ầm. Bây giờ giá nhà trọ cũng tăng nên vợ chồng mình quyết định chuyển nhà, xem có phòng nào rẻ hơn chút thì thuê".
Chịu cảnh sống chung đụng, chật hẹp để tiết kiệm chi tiêu |
Chung cảnh ở thuê như vợ chồng Quỳnh, vì có con nhỏ nên vợ chồng chị Hải Linh (Giáo viên mầm non) thuê hẳn một chung cư mini ở khu Mỹ Đình, với giá 5 triệu đồng/tháng. Điều kiện tốt, không phải chịu cảnh chung đụng như xóm trọ nhưng tiền nhà phải đóng một cục, 6 tháng lại ký lại hợp đồng một lần.
Sắp hết hợp đồng, chủ nhà đòi tăng giá, lên 6 triệu/tháng và yêu cầu nộp tiền ngay, nên vợ chồng chị đành ngậm ngùi tìm phòng trọ khác. Chị Linh than thở: "Bây giờ muốn thuê một chung cư riêng biệt giá hợp lý chút cũng khó tìm. Mà thuê ở các xóm trọ sinh viên thì phải chung đụng. Chả biết bao giờ mới đủ tiền mua nhà chứ dăm bữa nửa tháng lại chuyển một lần thật khổ quá".
Nhà trọ tăng giá, với đồng lương công chức, lại là dân tỉnh lẻ nên không ít cặp vợ chồng trẻ chọn cách chuyển nhà, chịu cảnh sống chật hẹp, đông đúc ở các khu trọ sinh viên để tiết kiệm chi tiêu. Chị Hoa, chủ một khu trọ ở Phùng Khoang cho biết khu trọ nhà chị chủ yếu cho sinh viên thuê, với mức giá một triệu rưỡi/phòng, dạo gần đây có rất nhiều người đi làm đến tìm phòng, chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ.
Vợ chồng "đấu khẩu"
Cầm chiếc túi đi chợ về, chị Lan (Long Biên, Hà Nội) bỏ thức ăn trên bếp thở dài ngao ngán: “Đi chợ gì mà như bị ăn cắp ấy, bữa cơm đạm bạc cho cả nhà mà cũng tốn tới hơn 50.000 đồng. Đấy là chưa kể đến tiền học cho con, tiền ăn trưa, ăn sáng, tiền mua sữa… thôi thì đủ thứ tiền đều trông vào cái đồng lương công chức còm đấy”.
Nói mãi mà anh Phương – chồng chị vẫn điềm nhiên ngồi đọc báo, chị đâm ra bực tức liền cằn nhằn: “Đấy anh xem, dạo này nhà mình chi tiêu thứ gì cũng thâm hụt, chứ đừng nói đến có của để dành, anh không chăm chỉ kiếm tiền có mà chết đói. Cả cái óm này, có ai được như anh Minh đâu, vừa kiếm tiền giỏi, là chủ doanh nghiệp hẳn hoi, lại thường xuyên giúp cô Hoa việc nhà. Anh thì nước đến chân rồi mà vẫn còn ngồi đọc báo được”.
Bão giá "phá" bữa cơm ấm cúng của nhiều gia đình |
“Vẫn biết ông xã cũng vất vả kiếm tiền, ngày nào cũng nhận việc làm thêm ở cơ quan đến tối mịt mới về, cả ngày cuối tuần nhiều khi vẫn phải đi làm. Nhưng quả thật có đi chợ mới xót, thứ gì cũng đắt, đồng lương của hai vợ chồng, cộng với tiền chồng làm thêm cũng chẳng đủ chi. Nghĩ xa xôi mà thêm chán”, Chị Lan tâm sự.
Nghỉ làm ở nhà để chăm sóc con nhỏ, cả nhà chị Hương (Hà Đông, Hà Nội) đều trông cả vào tiền lương hàng tháng của chồng. Kinh tế eo hẹp nên chị phải tiết kiệm tới tối đa chi tiêu trong gia đình. Chị trở nên cau có, keo kiệt với chồng các khoản cà phê, thuốc lá, nhậu nhẹt bạn bè.
Có lần hai vợ chồng cãi nhau chỉ vì… điếu thuốc lá. Nhìn thấy chồng hút thuốc nhiều, chị vừa lo cho sức khỏe của anh, lại nghĩ tiền thuốc lá anh hút tính ra một tháng cũng không hề ít, lại hại người nên nói: “Anh hút ít thôi, tiền thuốc anh hút một tháng tiết kiệm cũng đủ mua cho con hộp sữa”. Thế là hai vợ chồng "đấu khẩu".
Sống trong cơn bão giá là tình trạng chung của nhiều gia đình hiện nay. Mỗi cặp vợ chồng nên cùng nhau chia sẻ gánh nặng với người kia, trao đổi thẳng thắn để cân đối chi tiêu sao cho hợp lý. Đừng để bão giá cũng càn quét cả hạnh phúc gia đình.
- Kim Minh (tổng hợp)