- 80 bạn trẻ Việt dự 'Hội chợ ý tưởng xanh' suốt 1 tuần trong rừng Cúc Phương được gọi là "Sứ giả xanh" hay "Nhóm đặc nhiệm" giải cứu Trái đất khỏi thảm họa do biến đổi khí hậu (BĐKH) qua những ý tưởng táo bạo.
Chàng trai Đỗ Liên Quang đến từ Đăk Lăk nêu ý tưởng vỏ máy vi tính và các máy móc tương tự làm bằng gỗ phế phẩm trước nỗi ám ảnh về bãi rác công nghiệp.
Trong khi đó, Lê Văn Sơn (Đà Nẵng) và Nguyễn Ngọc Tùng (Thanh Hoá) lại vẽ ra khung cảnh lãng mạn, nhưng không xa vời về đảo xanh Lý Sơn: 4.600 hộ dân trên đảo có thói quen sử dụng sản phẩm xanh, không dùng túi nilông và không xả rác ra biển. Theo ý tưởng của hai bạn trẻ, đảo Lý Sơn sẽ được xây dựng chuỗi cửa hàng xanh, thư viện xanh, nhà vệ sinh xanh và sử dụng năng lượng tái tạo.
Ý tưởng đổi rác lấy cây xanh cho sinh viên ở ký túc xá hay Hạt mầm tuổi thơ (sứ giả xanh đến các trường tiểu học tặng cây non và hướng dẫn cách chăm sóc cho các em nhỏ) cũng thu hút sự chú ý.
Minh hiện lao vào chiến dịch môi trường Tôi đồng ý nhằm kêu gọi người Việt Nam chống BĐKH thông qua việc gửi video clip quay hình ảnh bản thân với cam kết Tôi đồng ý với những công việc, dự án, chương trình về môi trường.
Với khẩu hiệu Yes, We care! and Yes, We can (Vâng, chúng tôi quan tâm và chúng tôi có thể), giữa rừng Cúc Phương, các sứ giả xanh cùng cam kết bảo vệ Trái đất bằng những việc làm cụ thể. Nữ sinh Nguyễn Vân Trang sẽ vận động bạn bè cùng hạn chế sử dụng plastic và ăn chay vì môi trường.
Bạn Vũ Thị Dung sẽ lập CLB tình nguyện xanh bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương. Bạn Nguyễn Thị Huyền Trang sẽ cùng đứng ra tổ chức nhặt rác ở khu vực kem Tràng Tiền và vận động thực hiện khu phố xanh ở Hà Nội...
Ngoài việc đưa ra giải pháp, thành viên Nhóm đặc nhiệm cũng kể những câu chuyện thực tế ở địa phương để tăng tính thuyết phục. Giàng Thị Chung, cô gái dân tộc Mông ở Simacai (Lào Cai), tâm sự: “Bản em ở trên núi cao, bây giờ đồng bào dùng thuốc diệt cỏ nhiều, rừng tan hoang khiến nguồn nước bị cạn kiệt nên phải đi cả cây số mới gùi được nước về nấu cơm. Không biết sau này sẽ sống bằng cách nào?”.
Chung tốt nghiệp ĐH, đang làm cho dự án phát triển nông nghiệp sinh thái ở Lào Cai. Trong bản của Chung, không ai biết BĐKH là gì và cứ nghĩ nước cạn do ông trời giận nên mổ gà, mổ trâu cúng tế.
Đỗ Hải Linh, đến từ Thái Nguyên, chia sẻ: “Ở thị xã sông Công quê em chưa bao giờ sét lại đánh nhiều như gần đây. Một số người đang nghe điện thoại cũng bị sét đánh chết. Sét đánh có thể vì người ta khai thác quặng sắt và đổ chất thải rắn bừa bãi”. Điều Linh kể khiến các bạn trẻ phải giật mình.
“Hơn 45 ý tưởng dự án được chia sẻ và thu hút sự chú ý nhiều nhất là Chiến dịch 26o, Tôi đồng ý, Ăn chay và Giảm thiểu sử dụng túi nilon. 80 bạn trẻ đến từ mọi miền Tổ quốc nối vòng tay lớn, cùng cam kết lan tỏa kiến thức và hành động của mình tới hơn 20.000 người, chung sức đồng lòng ứng phó với BĐKH”, chị Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm sống và học tập vì cộng đồng (Live & Learn), Trưởng ban tổ chức hội chợ, cho biết.
Theo Tiền phong
Chàng trai Đỗ Liên Quang đến từ Đăk Lăk nêu ý tưởng vỏ máy vi tính và các máy móc tương tự làm bằng gỗ phế phẩm trước nỗi ám ảnh về bãi rác công nghiệp.
Trong khi đó, Lê Văn Sơn (Đà Nẵng) và Nguyễn Ngọc Tùng (Thanh Hoá) lại vẽ ra khung cảnh lãng mạn, nhưng không xa vời về đảo xanh Lý Sơn: 4.600 hộ dân trên đảo có thói quen sử dụng sản phẩm xanh, không dùng túi nilông và không xả rác ra biển. Theo ý tưởng của hai bạn trẻ, đảo Lý Sơn sẽ được xây dựng chuỗi cửa hàng xanh, thư viện xanh, nhà vệ sinh xanh và sử dụng năng lượng tái tạo.
Ý tưởng đổi rác lấy cây xanh cho sinh viên ở ký túc xá hay Hạt mầm tuổi thơ (sứ giả xanh đến các trường tiểu học tặng cây non và hướng dẫn cách chăm sóc cho các em nhỏ) cũng thu hút sự chú ý.
"Nhóm đặc nhiệm" |
Với khẩu hiệu Yes, We care! and Yes, We can (Vâng, chúng tôi quan tâm và chúng tôi có thể), giữa rừng Cúc Phương, các sứ giả xanh cùng cam kết bảo vệ Trái đất bằng những việc làm cụ thể. Nữ sinh Nguyễn Vân Trang sẽ vận động bạn bè cùng hạn chế sử dụng plastic và ăn chay vì môi trường.
Bạn Vũ Thị Dung sẽ lập CLB tình nguyện xanh bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương. Bạn Nguyễn Thị Huyền Trang sẽ cùng đứng ra tổ chức nhặt rác ở khu vực kem Tràng Tiền và vận động thực hiện khu phố xanh ở Hà Nội...
Ngoài việc đưa ra giải pháp, thành viên Nhóm đặc nhiệm cũng kể những câu chuyện thực tế ở địa phương để tăng tính thuyết phục. Giàng Thị Chung, cô gái dân tộc Mông ở Simacai (Lào Cai), tâm sự: “Bản em ở trên núi cao, bây giờ đồng bào dùng thuốc diệt cỏ nhiều, rừng tan hoang khiến nguồn nước bị cạn kiệt nên phải đi cả cây số mới gùi được nước về nấu cơm. Không biết sau này sẽ sống bằng cách nào?”.
Chung tốt nghiệp ĐH, đang làm cho dự án phát triển nông nghiệp sinh thái ở Lào Cai. Trong bản của Chung, không ai biết BĐKH là gì và cứ nghĩ nước cạn do ông trời giận nên mổ gà, mổ trâu cúng tế.
Đỗ Hải Linh, đến từ Thái Nguyên, chia sẻ: “Ở thị xã sông Công quê em chưa bao giờ sét lại đánh nhiều như gần đây. Một số người đang nghe điện thoại cũng bị sét đánh chết. Sét đánh có thể vì người ta khai thác quặng sắt và đổ chất thải rắn bừa bãi”. Điều Linh kể khiến các bạn trẻ phải giật mình.
“Hơn 45 ý tưởng dự án được chia sẻ và thu hút sự chú ý nhiều nhất là Chiến dịch 26o, Tôi đồng ý, Ăn chay và Giảm thiểu sử dụng túi nilon. 80 bạn trẻ đến từ mọi miền Tổ quốc nối vòng tay lớn, cùng cam kết lan tỏa kiến thức và hành động của mình tới hơn 20.000 người, chung sức đồng lòng ứng phó với BĐKH”, chị Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm sống và học tập vì cộng đồng (Live & Learn), Trưởng ban tổ chức hội chợ, cho biết.
Theo Tiền phong