– Cơn bão giá không khiến nhiều người giàu có bi quan hay “lăn tăn” trước những hàng hóa, dịch vụ đắt tiền. Họ vẫn mua hàng hiệu vài chục triệu/món, ô tô hạng sang, hoa quả, thực phẩm và rượu ngoại đắt tiền vẫn lên ngôi giữa thời bão giá.
TIN LIÊN QUAN:
>>
Dân công sở buồn vì ... được tăng lương
>>
"Lương ơi! Đừng tăng nữa"
Hàng hiệu đắt tiền vẫn tiêu thụ đều đều
Những chiếc túi hàng hiệu vài chục triệu (thậm chí cả trăm triệu) một chiếc vẫn hút khách hàng giàu có ở thời bão giá (Ảnh:VietNamNet) |
Các nhân viên bán hàng “tiết lộ” khách vẫn “chuộng” hàng hiệu giữa thời buổi này. Điểm đặc biệt nằm ở chỗ: Dù đây là khách sạn sang trọng có nhiều người nước ngoài lưu trú nhưng người mua hàng phần nhiều là người Việt, thậm chí có không ít người chi cả vài chục triệu đồng mua hàng hiệu để… mang tặng!
Tại Milano Việt Nam – nơi trưng bày và phân phối các sản phẩm hàng hiệu chính hãng của D&G, Gucci, Moschino, Christian Dior, vv, .. áo sơ mi nữ của D&G có giá gần 14 triệu đồng/chiếc; giày cao gót giá 21 triệu đồng/đôi; ví cầm tay Gucci 24 triệu đồng/chiếc; dép kẹp (dép lê) Gucci giá gần 8 triệu đồng/đôi; vv… nhưng khách hàng không vì thế mà đắn đo.
Nhân viên bán hàng của Milano tại Hà Nội cho biết, người mua hàng của các hãng này không chỉ có các ngôi sao trong làng giải trí mà là những người bình thường nhưng giàu có, sành điệu. Mỗi ngày, hàng chục chiếc áo, đôi dép, nước hoa, đồng hồ, dây lưng, ví hàng hiệu… được người giàu “rinh” về và tuyệt nhiên không có một chút khuyến mãi nào.
Không ngoại lệ, những địa chỉ mua sắm trực tuyến trên mạng internet vẫn “rộn ràng” tấp nập. Chị Quỳnh là một đầu mối chuyên nhập và bán hàng hiệu online cho biết: “Thời bão giá nhưng hàng đắt tiền vẫn bán tốt lắm nhé. Vừa tuần trước thôi, tôi lấy 5 túi LV về và nhắn tin cho khách quen, họ đến lấy ngay, mỗi chiếc 18 triệu đồng nhưng không đến nhanh là hết. Có người phải đợi đợt sau mới lấy được hàng”.
Trong khi khúc hàng đắt tiền thực sự đang nhộn nhịp thì chị Quỳnh cũng nhận định: “Hàng ở khúc bình dân ế ẩm quá. Có thể do đối tượng mua hàng này đang thực sự phải cắt giảm, chắt bóp trong chi tiêu nên họ không màng đến nữa”.
“Muỗi đốt inox”
Thói quen, xu hướng tiêu dùng của người giàu không bị ảnh hưởng gì trong cơn bão giá mạnh đang hoành hành hiện nay. Có người đã hài hước gọi tên của thực tế này là “muỗi đốt inox”.
Không chỉ nhắm đến quần áo, giày dép mà ngay cả các loại hàng hóa xa xỉ như ô tô vẫn được tiêu thụ mạnh giữa lúc giá cả leo thang. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 3/2011, tổng số xe ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ được nhập về Việt Nam là 11.125 chiếc, tăng thêm 3.9000 chiếc so với tháng 2/2011.
Trong khi đó, vào thời điểm cách đây 1 năm, khi mà nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục và cơn bão giá chưa xuất hiện thì lượng xe dưới 9 chỗ nhập nguyên chiếc về Việt Nam chỉ là 5.943 chiếc (bằng một nửa so với số nhập về thời bão giá).
Hoa quả nhập khẩu giá vài trăm ngàn/kg vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người có điều kiện kinh tế tốt (Ảnh: N.A) |
Chị Hoa, chủ shop hoa quả tươi nhập khẩu trên phố Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội) cho biết những loại quả có giá 200 ngàn đồng/kg (như Táo Fuji, nho đen Mỹ) hoặc đắt hơn nữa là quả cherry (có giá gần 500 ngàn đồng/kg) hàng ngày vẫn bán được cả chục kg mỗi loại.
“Hầu hết toàn khách quen và là “đại gia” cả đấy, họ ăn hàng ngày chứ không phải “năm thì mười họa” đâu nhé! Vì là khách quen nên khi hết là họ lại gọi điện mang đến. Doanh số nhập về, bán ra của cửa hàng không có biến động”’, chị Hoa nói.
Số liệu của Bộ Công Thương cũng cho biết, trong quý I/2011 đã cần tới 55 triệu USD để nhập hoa quả, rau củ ngoại về.
Ngay cả một món ăn nổi tiếng của Hà Nội là phở bò Kobe 750 ngàn đồng/bát không những không giảm giá hay sụt giảm doanh số mà ngược lại, chủ nhà hàng còn tăng giá lên 850 ngàn đồng/bát nhưng lượng khách không phải vì thế mà ít đi.
Cuối tuần, nhà hàng vẫn đón những gia đình vài thế hệ đến và chi cả chục triệu đồng cho một bữa ăn sáng. Các loại yến sào, bào ngư, vi cá mập trong các nhà hàng sang trọng có giá “khét lẹt” cũng vẫn tiêu thụ đều đều.
Trong bối cảnh đại đa số người dân đang “oằn mình” chống bão giá, những thông tin như “hàng xa xỉ vẫn ồ ạt nhập về”, “hàng xa xỉ vẫn hút khách” khiến khoảng cách giàu nghèo càng lộ ra rõ rệt…
Tour du lịch cao cấp vẫn hút khách Các công ty du lịch tại Hà Nội cho biết dịp 30/4 và 1/5 rất nhiều người có điều kiện chọn cách đi nghỉ ở nước ngoài vì thời gian nghỉ dịp này kéo dài. Riêng các tour mùa hè đã được rất nhiều khách đặt trước, trong đó nổi trội hơn cả là các tour du lịch cao cấp chiếm phần lớn hơn hẳn so với các gói giá rẻ. Theo đánh giá của những nhà cung cấp dịch vụ du lịch, nếu các năm trước đây, tình hình kinh tế sáng sủa và người dân có thể yên tâm về khả năng tài chính của họ thì phần đông các gói du lịch giá mềm hơn được khách hàng lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh như hiện nay, những người hay chọn các gói du lịch giá mềm lại là những người phải cắt giảm chi tiêu nhiều. Nhất là khi vật giá leo thang và các công ty du lịch khó lòng giảm giá dịch vụ. |
N.Anh
TIN LIÊN QUAN:
>>
Dân công sở buồn vì ... được tăng lương
>>
"Lương ơi! Đừng tăng nữa"