- Nhiều con đường bị ngập lụt, thực phẩm tươi sống và rau xanh tăng giá
chóng mặt, cuộc sống người Hà Nội bị xáo trộn đáng kể do ảnh hưởng của cơn bão
số 2.
Loay hoay đến công sở
Trước khi bão số 2 đổ bộ, Hà Nội đã chuẩn bị các phương án để đối phó với tình trạng ngập úng. Tuy nhiên, do mưa lớn đột biến nên tình trạng ngập úng kéo dài vẫn diễn ra trên nhiều tuyến phố như Trường Chinh, Thái Hà, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Khuyến...
Mức nước ngập khá thấp nhưng vẫn khiến nhiều phương tiện tham gia giao thông chết tại chỗ, dân công sở lại được phen loay hoay lội mưa để tới cơ quan làm việc.
Loay hoay đến công sở
Trước khi bão số 2 đổ bộ, Hà Nội đã chuẩn bị các phương án để đối phó với tình trạng ngập úng. Tuy nhiên, do mưa lớn đột biến nên tình trạng ngập úng kéo dài vẫn diễn ra trên nhiều tuyến phố như Trường Chinh, Thái Hà, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Khuyến...
Mức nước ngập khá thấp nhưng vẫn khiến nhiều phương tiện tham gia giao thông chết tại chỗ, dân công sở lại được phen loay hoay lội mưa để tới cơ quan làm việc.
Nhiều tuyến phố Hà Nội bị ngập lụt do mưa lớn ảnh hưởng từ bão số 2 (Ảnh TTO) |
Dắt tạm chiếc xe máy lên vỉa hè, chị Hồng Anh (Đình Thôn, Mỹ Đình) vội
vàng gọi điện đến cơ quan xin phép nghỉ làm. Quần áo ướt sũng vì bị ngã xe ngay
giữa vùng ngập úng trên đường Trần Bình, chị não nề: "Sáng dậy thấy mưa to, tôi
vội vàng ra khỏi nhà để tránh cảnh ùn tắc và ngập lụt. Nào ngờ đến đoạn lụt này
thì bị chiếc taxi đi ngược chiều ép. Ngã ngay giữa vũng nước, người ướt sũng còn
xe thì chết máy rồi. Cũng may là thứ 7 nên chỉ làm việc buổi sáng, thôi thì xin
nghỉ làm luôn".
May mắn hơn chị Hồng Anh, đường đến cơ quan của anh Văn Thanh (nhân viên ngân hàng Đông Á) không có tuyến phố nào bị ngập lụt nặng nên vẫn đến cơ quan đúng giờ. Anh Thanh chỉ méo mặt khi tan sở phải dắt chiếc xe chết máy hàng cây số để tìm quán sửa xe, lau bugi bị ướt do dầm mưa quá lâu.
Vừa phải dắt xe hàng cây số, vừa bị "chém đẹp" 40.000 đồng lau một cái bugi, anh Thanh than thở: "Đã lường trước đường lụt kiểu gì xe cũng chết máy nhưng chẳng còn cách nào tránh. Cũng may là giờ tan sở rồi chứ đầu giờ thì chắc phải nghỉ làm".
"Cháy chợ", thực phẩm tăng giá chóng mặt
Đã nếm đủ "mùi" trong những đợt mưa lũ vừa qua, nhiều người dân Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ khiến nhiều chợ "cháy hàng".
Theo ghi nhận của PV, thịt lợn, rau quả, đồ khô là những mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất tại các chợ trong nội thành. Trên các kệ mì tôm, đồ hộp, đồ đông lạnh ở nhiều siêu thị, hàng hóa cũng lèo tèo vì sức mua lớn.
May mắn hơn chị Hồng Anh, đường đến cơ quan của anh Văn Thanh (nhân viên ngân hàng Đông Á) không có tuyến phố nào bị ngập lụt nặng nên vẫn đến cơ quan đúng giờ. Anh Thanh chỉ méo mặt khi tan sở phải dắt chiếc xe chết máy hàng cây số để tìm quán sửa xe, lau bugi bị ướt do dầm mưa quá lâu.
Vừa phải dắt xe hàng cây số, vừa bị "chém đẹp" 40.000 đồng lau một cái bugi, anh Thanh than thở: "Đã lường trước đường lụt kiểu gì xe cũng chết máy nhưng chẳng còn cách nào tránh. Cũng may là giờ tan sở rồi chứ đầu giờ thì chắc phải nghỉ làm".
"Cháy chợ", thực phẩm tăng giá chóng mặt
Đã nếm đủ "mùi" trong những đợt mưa lũ vừa qua, nhiều người dân Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ khiến nhiều chợ "cháy hàng".
Theo ghi nhận của PV, thịt lợn, rau quả, đồ khô là những mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất tại các chợ trong nội thành. Trên các kệ mì tôm, đồ hộp, đồ đông lạnh ở nhiều siêu thị, hàng hóa cũng lèo tèo vì sức mua lớn.
Chợ lẻ tăng giá chóng mặt, nhiều người đổ xô vào siêu thị mua hàng bình ổn để dự trữ (Ảnh Kim Minh) |
Đội mưa từ sáng sớm đi mua thực phẩm tại chợ đầu mối Dịch Vọng, chị Ngọc
Duyên (Ngõ 398, Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy) cho biết mọi hôm 9 giờ chợ vẫn đầy
thực phẩm nhưng sáng nay chị ra lúc 7 giờ mà nhiều mặt hàng đã "cháy".
"Đợt lũ lần trước, cả khu phố nhà tôi bị ngập, không đi chợ được, hàng rong cũng không đến nên cả nhà phải ăn đồ khô 3 ngày liền. Rút kinh nghiệm lần này phải chuẩn bị sẵn sàng, có mưa bão một tuần nữa cũng không lo thiếu thực phẩm", chị Duyên nói.
Nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm tươi sống và rau xanh cũng theo đó mà tăng giá chóng mặt. Mức tăng giá phổ biến là từ 20-30%, có loại thực phẩm tăng đến 50% so với ngày thường.
Cụ thể, tại chợ đầu mối Dịch Vọng, rau muống từ 3.000 đồng tăng lên 5.000/bó, cà chua tăng từ 5.000 đồng lên 10.000 đồng/kg, khoai tây từ 8.000 đồng lên 13.000 đồng, thịt lợn tăng thêm từ 3.000-8.000 đồng/kg tùy loại.
Chị Liền, bán rau tại chợ Dịch Vọng cho biết vì mưa bão nên rau củ khan hiếm, việc tăng giá là chuyện không thể tránh khỏi. "Mưa gió thế này tăng giá nhưng lấy được ít hàng nên cũng không lãi lời là mấy", chị Liền nói.
Trong khi giá thực phẩm ở các chợ tăng, nhiều siêu thị vẫn bình ổn giá nên không ít người tiêu dùng đổ xô đến siêu thị để mua hàng. Bên cạnh đó, một số người cũng tỏ ra khá bình thản khi biết tin bão đã suy yếu.
"So với mất trận mưa lớn trước đây thì công tác khắc phục tình trạng ngập úng đã được cải thiện hơn nhiều, có ngập nước thì cũng ngập thấp, nước thoát nhanh. Tôi thấy không có gì phải lo lắng quá nhiều, lo trước cũng tốt nhưng mà ai cũng nháo nhào đi mua thực phẩm như thế thì tăng giá là phải", anh Hiếu Cường (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
"Đợt lũ lần trước, cả khu phố nhà tôi bị ngập, không đi chợ được, hàng rong cũng không đến nên cả nhà phải ăn đồ khô 3 ngày liền. Rút kinh nghiệm lần này phải chuẩn bị sẵn sàng, có mưa bão một tuần nữa cũng không lo thiếu thực phẩm", chị Duyên nói.
Nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm tươi sống và rau xanh cũng theo đó mà tăng giá chóng mặt. Mức tăng giá phổ biến là từ 20-30%, có loại thực phẩm tăng đến 50% so với ngày thường.
Cụ thể, tại chợ đầu mối Dịch Vọng, rau muống từ 3.000 đồng tăng lên 5.000/bó, cà chua tăng từ 5.000 đồng lên 10.000 đồng/kg, khoai tây từ 8.000 đồng lên 13.000 đồng, thịt lợn tăng thêm từ 3.000-8.000 đồng/kg tùy loại.
Chị Liền, bán rau tại chợ Dịch Vọng cho biết vì mưa bão nên rau củ khan hiếm, việc tăng giá là chuyện không thể tránh khỏi. "Mưa gió thế này tăng giá nhưng lấy được ít hàng nên cũng không lãi lời là mấy", chị Liền nói.
Trong khi giá thực phẩm ở các chợ tăng, nhiều siêu thị vẫn bình ổn giá nên không ít người tiêu dùng đổ xô đến siêu thị để mua hàng. Bên cạnh đó, một số người cũng tỏ ra khá bình thản khi biết tin bão đã suy yếu.
"So với mất trận mưa lớn trước đây thì công tác khắc phục tình trạng ngập úng đã được cải thiện hơn nhiều, có ngập nước thì cũng ngập thấp, nước thoát nhanh. Tôi thấy không có gì phải lo lắng quá nhiều, lo trước cũng tốt nhưng mà ai cũng nháo nhào đi mua thực phẩm như thế thì tăng giá là phải", anh Hiếu Cường (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
Kim Minh