HTML clipboard
– Cách trung tâm Thủ đô
chừng 50 km, nằm chơi vơi trên bãi bồi giữa sông Hồng, xã Minh Châu (Ba Vì - Hà
Nội) nổi lên như một hòn đảo đúng nghĩa nhất là vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
7 âm lịch.
Bốn bề mênh mang nước sông
Hồng, hai bên bờ là địa phận xã Chu Minh (Ba Vì – Hà Nội) và huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc, bãi bồi Minh Châu ngút ngát một màu xanh của hoa màu, cây trái
trải dài từ ngã ba Bạch Hạc, tỉnh Phú Thọ (nơi ba con sông chụm lại thành sông
Cái – sông Hồng) đến nơi giáp ranh bãi phù sa – Sơn Tây (Hơn 6 km).
Đất Minh Châu đặc biệt
thích hợp với trồng hoa màu, rau xanh nên hiện tại Thành phố Hà Nội đang có chủ
trương xây dựng vùng sản xuất rau an toàn với dự kiến 34 ha ở xã “đảo” này.
Minh Châu có 1334 hộ dân
(6.500 nhân khẩu), từng ấy con người muốn ra khỏi xã chỉ trông chờ vào vài con
đò nhỏ nên mong ước lớn nhất của người dân nơi đây là có một cây cầu. Nguồn nước
tưới nông nghiệp vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên nên để xây dựng Chu Minh trở
thành vựa rau an toàn sẽ không ít khó khăn.
|
Từ Hà Nội nếu
đi bằng xe máy qua thị xã Sơn Tây vài cây số rẽ phải chừng hơn 1 km
là bến đò Chu Minh (Xã Chu Minh – Ba Vì – Hà Nội). Dải đất xanh ngát
nằm giữa dòng sông Hồng phía bên kia bến đò Chu Minh chính là xã
“đảo” Minh Châu.
|
|
Mất vài chục phút
trên con đò sắt để đến được “ốc đảo” Chu Minh tùy theo mùa nước lên
cao hay cạn. Để sang được các xã khác, người dân Chu Minh chỉ có
cách duy nhất phụ thuộc vào những con đò này |
|
Những học sinh
cấp 3 trở về nhà ở xã Chu Minh sau buổi học. Chu Minh chỉ có trường
cấp 1, 2, lên cấp 3 học sinh phải sang bờ bên kia học. Học sinh muốn
đi học đúng giờ luôn phải đi sớm hơn hàng giờ đồng hồ để tránh
trường hợp lỡ đò |
|
Đường liên thôn ở
Chu Minh |
|
Người dân Chu
Minh không trồng lúa, chỉ trồng hoa màu do hệ thống thủy lợi tưới
tiêu chưa phát triển dù vây quanh xã là nước sông Hồng. Đất Chu Minh
rất tốt cho hoa màu do là đất phù sa bãi bồi |
|
Cũng như mọi vùng
nông thôn trên khắp cả nước, những pa nô, khẩu hiệu xuất hiện khắp
nơi khích lệ động viên mỗi người dân xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh
phúc |
|
Khu hành chính xã
Minh Châu |
|
Nuôi bò là phần
thu nhập đáng kể ngoài trồng rau màu của người dân trên “ốc đảo” này |
|
Mặc dù không
trồng lúa nhưng vào vụ gặt những con đường ở Chu Minh vẫn phơi đầy
rơm rạ mua từ các xã lân cận làm thức ăn cho đàn bò |
|
Một khu chợ cóc
vắng hoe hoét trên xã “đảo” |
|
Đất canh tác ở
Minh Châu màu mỡ cho năng suất cao với các cây ăn quả, rau màu như
chuối, ngô, cà ghém…nên nhiều thương lái ở Hà Nội, Vĩnh Phúc thường
sang tận nơi mua buôn, nhưng vì giao thông cách trở nên chỉ những
thương lái nhỏ chuyên trở bằng xe máy, xe thồ mới đến được đây.
|
|
Từ bến đò Chu
Minh đi ngang sang chừng hơn cây số là bến đò sang đất Vĩnh Tường,
Vĩnh Phúc. Do lượng người đi lại ít hơn nên bến đò này chỉ có con đò
nhỏ đơn sơ hơn.
|
|
Nhìn từ bờ thuộc
đất huyện Vĩnh Tường, bãi nổi Minh Châu xanh ngát những ruộng hoa
màu trù mật và yên bình. Năm 1997 cả xã “đảo” Chu Minh bị nhấn chìm
dưới đỉnh lũ lịch sử, sống chung với lũ vậy mà không hiểu vì lý do
gì Minh Châu lại không được hưởng sự đầu tư chống lũ. |
|
Đã ngoài 80 tuổi,
sinh ra, lớn lên trên xã “đảo” bà Nguyễn Thị Thược bán hàng xén kể:
Minh Châu được hình thành từ khi nào cũng không rõ thời gian, nhưng
theo ông cha kể lại thì toàn bộ dân xã “đảo” là người dân Chu Minh
di cư sang do đất phù sa rất thuận lợi cho trồng trọt |
Anh Lê