- Những bữa ăn truyền thống gia đình ngày càng thưa dần theo nhịp sống công nghiệp, thay vào đó là cơm quán bình dân, cơm hộp, thức ăn đường phố, hàng rong…
Mặc ai nấy bán
Đi khắp các con đường, ngõ ngách của Hà Nội, từ cổng trường học, bệnh viện, xung
quanh các công trường, nhà máy, các khu dân cư..., hầu như các quán xá mọc lên
nườm nượp nhất là các quán cơm, nước mía, quán chân gà nướng, quán bán bánh
khoai.
Còn khách hàng đa phần là học sinh, sinh viên, người lao động nghèo và các bạn trẻ thì vô tư ăn uống, món ăn lẫn với bụi bẩn, khói xe…
Dạo quanh một lượt tại các tuyến phố Quán Sứ, Triệu Quốc Đạt ngay trước cổng Bệnh viện K, Bệnh viện Việt - Đức, Bệnh viện Phụ sản... các quán “cơm bụi di động” lại “mọc” san sát trên vỉa hè.
Ở Hà Nội có rất nhiều những quán ăn vỉa hè như thế này |
Thức ăn được đựng trong những túi ni lông hoặc đặt trên mấy viên gạch kê tạm bợ rồi bày ngay dưới đất, sát đường đi không cần che đậy. Vậy mà vẫn “dập dìu” khách. Phần lớn họ là người nhà bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện trên.
Khi chúng tôi hỏi về nỗi lo vệ sinh thực phẩm, nhiều thực khách tặc lưỡi: “Bây
giờ hàng hóa đắt đỏ, thôi thì ăn vỉa hè cho rẻ, lại tiện lợi”.
Thức ăn đường phố được bày bán tràn lan với “công nghệ” chế biến thấy “ớn". |
Chị Thu, trông người nhà ốm ở Bệnh viện Việt - Đức chia sẻ: "Nhìn thấy bụi bẩn
bay vào thức ăn không che đậy, biết là ăn thì sợ bệnh nhưng không ăn thì đói,
với lại giá cả phải chăng, chứ ăn ở các quán thì lấy đâu tiền chữa bệnh nữa”.
Thức ăn đường phố được bày bán nhan nhản trên vỉa hè của các tuyến phố Hà Nội. Dọc theo các vỉa hè trên khu phố cổ, chúng ta có thể chứng kiến cảnh người người chen chúc để ăn bún, phở, bánh khoai… đặc biệt là vào buổi sáng hoặc lúc chiều tà.
Có lẽ vì thấy đông khách nên các quán nhỏ “siêu nhanh” được mọc lên khắp mọi
nơi.
Khuất mắt
trông coi, ít ai nghĩ tới nguồn gốc những loại thực phẩm mà họ đang tiêu thụ.
Thực khách vẫn hồn nhiên "chén", các quán vỉa hè chỗ nào cũng đông |
Điều lạ là rất ít cửa hàng có dụng cụ che đậy, trong khi đường sá rất nhiều bụi.
Khi được hỏi tại sao không bày thực phẩm vào tủ kính cho hợp vệ sinh, nhiều chủ
hàng không ngần ngại nói: bán hàng lời lãi chẳng được bao nhiêu nên không thể
đầu tư được, vả lại làm như vậy cồng kềnh, khó di chuyển.
Có người còn nói bày
thế này dễ nhìn và bán cũng dễ hơn.
Sơn, sinh viên năm thứ hai Trường đại học Giao thông vận tải cho biết “do các
quán ăn, uống ở dọc các vỉa hè giá rẻ nên các bạn sinh viên hay kéo nhau ra đó
ăn chứ không hề để ý hậu quả nó như thế nào”.
Bẩn: Chuyện thường ngày |
Được biết, người đến ăn tại những quán chợ, vỉa hè chủ yếu là dân lao động, họ
làm đủ nghề, từ bốc vác, xích lô, buôn bán vặt. Với họ ăn cho no là tiêu chí số
một, do đó vấn đề VSATTP trở thành thứ yếu.
Hầu hết những người bán hàng đường phố đều ít nhận thức được vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm, chủ yếu họ thấy có lợi nhuận là họ bán hàng, bất biết hậu quả sẽ
ra sao.
Khiếp hãi.... “hậu trường” quán xá
Dọc hè phố, ở các đầu ngõ, không thể đếm xuể những gánh hàng rong rất mất vệ
sinh đang bày bán khắp nơi. Bất cứ chỗ nào trống trên đường phố, ngõ ngách có
thể tận dụng được làm nơi buôn bán thức ăn thì người bán hàng lấn chiếm ngay.
Dù gần nhà vệ sinh, cống rãnh, bãi rác, công trường đang thi công, chỗ nào cũng
có bán hàng rong.
Khó có thể mô tả sự mất vệ sinh ở đây, bởi bát đĩa bẩn được tráng sơ qua trong
xô nước bên cạnh, rồi dùng chiếc khăn cũng không lấy gì làm sạch để lau qua,
tiếp tục đựng thức ăn phục vụ “thượng đế” tiếp theo.
Thức ăn đường phố, hàng rong vỉa hè mọi lúc, mọi nơi. |
Thức ăn cặn thừa thì gặp
đâu đổ đấy khiến đường phố càng thêm mất vệ sinh.
Đồ ăn thì được đựng trong những túi ni lông, hộp nhựa hoặc đặt trên mấy viên
gạch kê tạm bợ rồi bày ngay dưới đất đầy bụi bẩn và rác, mà không cần che
đậy... Người bán hàng thì không đeo găng tay, vừa cười nói vừa luôn tay bốc thức ăn.
“Đột nhập” vào một quán cơm “bụi” ngay cạnh trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp
Hà Nội, chúng tôi không khỏi rùng mình khi chứng kiến “hậu trường” của quán
này.
Đập vào mắt là những xô nước đổ thức ăn dư thừa không được che đậy đặt kề bên miệng thoát nước thải bốc mùi hôi thối nồng nặc. Miệng cống ngập ngụa nước thải, ruồi nhặng bu đầy. Cách đó chỉ 1m còn có những thùng nước cáu bẩn, theo quan sát đó là những thùng nước được dùng để rửa thực phẩm.
Một xô nước rửa mấy trăm tô, chén |
Các loại thịt, cá, gà, đậu, măng, dưa,... được sơ chế ngay dưới nền xi măng. Còn các loại rau chỉ cần nhúng vào một chậu nước rồi vớt ra, đem đi chế biến.
Đứng quan sát tiếp một hàng phở trên đường Giải Phóng mới thấy được khâu chế biến "kỳ công" đến mức nào. Hành, rau thì được để trong những cái rổ cáu bẩn, đầy mỡ, xương bò được chất đống vứt cạnh cống nước bẩn thỉu.
Hành, rau, bát đũa
chỉ được nhân viên rửa qua một nước. Chủ cửa hàng thì chẳng kịp đeo găng tay,
vừa thu dọn ghế, bát đĩa bẩn vừa bốc bún, bốc thịt cho khách.
Buôn bán cả ngày nhưng trên những gánh hàng rong, xe đẩy này chỉ có vài xô nước
rửa bát, đĩa, đũa “phục vụ” hàng trăm khách.
Một dãy hàng ăn tại cổng bệnh viện K |
Đang băn khoăn với suy nghĩ “nếu họ cứ gánh hàng đi như vậy thì họ lấy nước đâu để rửa bát, đĩa, chén cốc? Tôi liền tò mò theo dõi và thật sửng sốt khi thấy khách ăn xong, bát đĩa được để tràn lan vào một góc.
Nước rửa bát chỉ có một nửa thùng, dầu mỡ lênh láng, bà chủ quán nhân thể lúc vơi khách, lấy bát sơ qua vào thùng nước, rồi cầm chiếc khăn ướt hoen ố đen kịt lau qua một lượt, bát đĩa cốc chén ngay lập tức lại được tái sử dụng cho khách mới. Không có nước rửa bát, không có nước tráng bát, khiến chồng bát vừa rửa xong trông nhầy nhụa.
Hàng rong, thức ăn đường phố xuất hiện tràn lan từ hang cùng ngõ hẻm đến trường học, bệnh viện, bến xe...Tại các thành phố lớn, quán ăn vỉa hè vẫn mọc lên nhan nhản, dù biết mất vệ sinh nhưng thực khách vẫn phải ăn.
Lê Nho Việt