– Muốn có một cái Tết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều người nội trợ ở thành phố lớn đã tìm mọi cách để săn được đủ thực phẩm và rau “sạch”.
Chung nhau mua lợn mán
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ ngày 28 đến mùng 6 Tết Tân Mão 2011, cả nước đã
ghi nhận hơn 10.000 vụ ngộ độc thực phẩm với 1 trường hợp tử vong, số người bị
ảnh hưởng tới sức khỏe tăn gần 10 lần so với dịp Tết năm 2010.
Những con số “biết nói” như trên về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
đã khiến nhiều người lo sợ. Họ đang xoay sở nhiều cách để có đủ thực phẩm “sạch”
trong kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày liền.
Nhiều gia đình tìm các nguồn thịt, rau sạch từ các vùng ngoại thành để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (Ảnh minh họa: Internet) |
Khi chỉ còn 1 tuần nữa là
đến Tết, chị Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) đã tập hợp 5 gia đình khác trong cùng khu
phố để chung nhau lên Hòa Bình hoặc Mộc Châu (Sơn La) để mua lợn mán.
Chị Hoài cho biết cách này nhận được sự ủng hộ của các hộ gia đình. “Tuy cầu kỳ
và hơi mất công một chút nhưng đổi lại, các gia đình sẽ được sử dụng thực phẩm
ngon, sạch, không có cám tăng trọng, nuôi hoàn toàn tự nhiên nên chắc chắn thịt
rất thơm ngon”, chị Hoài nói.
Các chuyên gia dinh dưỡng và thực
phẩm cũng cho rằng không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm cho dịp
Tết, kể cả khi thực phẩm đó có sạch. Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng QG cho biết nếu tích trữ nhiều thực phẩm trong thời gian dài, chất lượng thực phẩm sẽ giảm khiến nguồn dinh dưỡng không còn dồi dào. Theo bà Lâm, nên mua với lượng vừa đủ bởi các phiên chợ sau Tết hiện cũng họp rất sớm. |
Để kế hoạch này được thực hiện trong lúc tất cả mọi người đều bận rộn làm việc và lo sắm Tết, chị Hoài cho biết 5 hộ chung nhau chỉ cử riêng 2 người “rảnh” nhất để đi.
“Chúng tôi nhờ người quen liên hệ và tìm đúng nguồn lợn “sạch”. Sau đó lợn được mổ xẻ ngay tại chỗ.
Toàn bộ số thịt được chở về
Hà Nội, chia đều cho các gia đình. Hộ nào cũng có tủ lạnh lớn, bảo quản tốt nên
không sợ ôi thiu”, chị Hoài cho hay.
Với những gia đình không có điều kiện để “săn thực phẩm sạch” như nhà chị Hoài,
họ có những cách xoay sở riêng.
Rất nhiều người đã nhờ cha mẹ, họ hàng ở quê tìm mua cho gà được nuôi hoàn toàn bằng gạo, rau, cám của hàng xóm.
Ngoài ra, với những gia
đình ở nông thôn vẫn còn nếp mổ lợn chung để ăn Tết thì họ cũng có thể coi đây
là một nguồn thực phẩm đáng tin cậy.
Ngoài thịt lợn, thịt gà thì rau xanh cũng là một mối quan tâm lớn. Trong dịp
Tết, khối lượng rau xanh tiêu thụ rất lớn vì người dân ăn lẩu nhiều khiến rau
trở nên khan hiếm.
Việc tìm mua của những
người hàng xóm ở quê cũng là một cách phổ biến được nhiều chị em phụ nữ tin
tưởng.
Tự gieo rau xanh trên tầng thượng
Tự trồng các loại rau dễ sống, dễ chăm sóc để có đủ rau sạch cho dịp Tết |
Cùng chung mối lo tìm thực phẩm sạch cho dịp Tết nhưng gia đình chị Oanh (Từ Liêm, Hà Nội) phần nào giảm bớt áp lực do nhà chị có diện tích rộng.
Ngoài tầng thượng có diện
tích khoảng 50m2 (chỉ để phơi quần áo), nhà chị Oanh còn cả một khoảng sân trống
trước cửa. Cả hai không gian lý tưởng này được chị tận dụng để trồng rau xanh,
rau sống trong hộp xốp.
Để kịp có rau cải cúc, mồng tơi dùng cho dịp Tết, từ trước Tết khoảng hơn 1
tháng, chị Oanh đã gieo hạt và chăm sóc đều đặn.
Chị chỉ dùng nước lã để
tưới và không bón bất kì loại thuốc, đạm nào. Do dễ trồng, dễ chăm sóc nên đến
thời điểm hiện tại, các thùng xốp trồng rau cải cúc, mồng tơi của chị đã xanh
tốt mơn mởn.
Ngoài rau cải cúc, chị Oanh còn gieo hạt mùi, trồng xà lách để lấy rau sống.
Theo chị Oanh, mô hình tự trồng rau tại các gia đình ở thành phố đã xuất hiện từ
lâu, nhưng cứ dịp Tết về là trở nên rất nóng, bởi ai cũng sợ thức ăn mình dùng
chứa độc tố, vừa hại cho sức khỏe vừa khiến Tết mất vui.
Tết năm 2011, hơn 10.000 vụ ngộ
độc thực phẩm Theo thống kê của Bộ Y tế, từ ngày 28 đến mùng 6 Tết Tân Mão 2011, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 vụ ngộ độc thực phẩm với 1 trường hợp tử vong, số người bị ảnh hưởng tới sức khỏe tăng gần 10 lần so với dịp Tết năm 2010. Trường hợp tử vong là cháu Nguyễn Bé Quỳnh, 5 tuổi (Cần Thơ) do ngộ độc thức ăn dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa do tiêu chảy cấp. Gia đình bé Quỳnh tổng cộng có 5 người đều bị tiêu chảy cấp tính, riêng Quỳnh bị nặng nhất, cơ thể tím tái, hôn mê và sau đó tử vong. Trong số hơn 10.000 vụ ngộ độc thực phẩm, đáng chú ý là vụ ngộ độc bếp ăn tập thể tại siêu thị Metro Thăng Long (ngày 9/2/2011) khiến 27 người nhập viện với triệu chứng buồn nôn, chóng mặt và đau bụng dữ dội. |
N.An