- Đến bây giờ, chuyện bỏ tiền tỉ chơi đào, mai, chơi gốm, chơi cây ngày Tết đã không phải là chuyện hiếm thấy. Và chuyện đại gia bỏ tiền tỉ ra chơi tranh đá ngày Tết cũng được coi là chuyện thường tình!

Cũng như Bonsai, nghệ thuật chơi đá cảnh xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng cho dù có xuất xứ từ đâu, thú chơi đá cảnh cũng là một nét mới trong đời sống văn hóa, khiến người ta yêu mến và gần gũi với thiên nhiên hơn, giảm được những căng thẳng trong cuộc sống.

Theo sử sách,Tô Đông Pha là người đặt ra những nguyên tắc đầu tiên cho việc lựa chọn đá cảnh. Đá đẹp phải có đủ bốn tiêu chuẩn là Sấu, Thẩm, Lậu, Thấu. Trong đó: Sấu là gầy, gầy guộc nhưng phải rắn rỏi, Thẩm là gân sớ, nhăn nheo biểu hiện tính cỗ lão, tang hải thương điền, Lậu là lồi lõm, hang hốc biểu hiện sự thâm u, Thấu là có hang lỗ thủng xuyên qua biểu thị sự triệt thông (thông suốt).

Những người săn đá thường coi hành trình của mình là "cuộc tìm kiếm nhân duyên". Bởi khi được đem về, tuổi của viên đá có khi đã hàng triệu năm, lại qua sự bào mòn của dòng nước mới có hình dáng như khi được tìm thấy. "Duyên" là yếu tố đầu tiên để viên đá lộ ra với người, vào lúc nó xinh đẹp nhất.

Chơi đá cảnh không cầu kỳ và tốn nhiều công chăm chút như với hoa, bonsai hay chim chóc, nhưng nó mê hoặc người chơi theo cách riêng.

Những viên đá thường có một không hai và cái đẹp còn ẩn giấu của nó chính là sự thử thách với "người đi tìm nhân duyên". Và vì lý do đó, nhiều người đã không ngần ngại bỏ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng để tìm được “nhân duyên” trong ngày Tết này.

Tranh đá "Cá chép vượt vũ môn" trị giá 1,5 tỷ








Tranh đá cá chép vượt vũ môn được chạm khắc cầu kỳ đến từng chi tiết. Bức tranh này làm bằng đá onyx nhập ngoại
Bức tranh "Cầu hiền" là bức đắt nhất trong BST của đại gia này, trị giá 1,8 tỷ










Bức tranh cầu kỳ đến từng chi tiết. Từng chiếc lá của rừng tùng cũng được nghệ nhân tỉ mẩn chạm khắc.

Xem tiếp ảnh tại đây

Thu Lý