1. Quốc kỳ nước nào sẽ được treo ngược khi có chiến tranh?

  • Myanmar
    0%
  • Indonesia
    0%
  • Phillipines
    0%
  • Lào
    0%
Chính xác

Quốc kỳ Phillipines hình chữ nhật, nền được chia thành hai màu xanh dương và đỏ tươi. Cạnh bên trái có hình tam giác đều, với hình mặt trời màu vàng chính giữa cùng 3 ngôi sao nhỏ ở 3 góc. Trong đó, màu trắng tượng trưng cho hòa bình, màu xanh đại diện cho bình đẳng, công lý, màu đỏ là lòng yêu nước và sự dũng cảm.

Đặc biệt, khi có chiến tranh, lá cờ sẽ được treo ngược. Màu đỏ lúc này nằm phía trên, tượng trung cho tinh thần dân tộc, đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

2. Ba ngôi sao trên lá cờ này có ý nghĩa gì?

  • Ba miền của đất nước
    0%
  • Ba dân tộc chiếm số đông
    0%
  • Ba đảo chính của đất nước
    0%
  • Ba tôn giáo chính
    0%
Chính xác

Lãnh thổ Phillipines bao quanh bởi biển và rất nhiều hòn đảo. Ba ngôi sao nhỏ trên quốc kỳ nước này đại diện cho ba đảo chính gồm Luzon, Visayas và Midanao. 

3. Các tia sáng của Mặt trời trên quốc kỳ nước này có ý nghĩa gì?

  • Đại diện cho các dân tộc
    0%
  • Đại diện cho các tỉnh
    0%
  • Đại diện cho nhân dân
    0%
  • Đại diện cho các tôn giáo
    0%
Chính xác

Mặt trời trên quốc kỳ Phillipines có màu vàng với nhiều tia sáng tỏa ra xung quanh, đại diện cho các tỉnh khác nhau của nước này. Theo thống kê, dân số nước này hiện nay gần 119 triệu dân, lãnh thổ chia thành 81 tỉnh, dưới tỉnh là thành phố và các huyện. 

4. Đồng tiền tệ của nước này là gì?

  • Đồng Bạt
    0%
  • Đồng Piso
    0%
  • Đồng Kíp
    0%
  • Đồng Kyat
    0%
Chính xác

Tiền tệ của Phillipines là đồng Piso (theo tiếng Philipines) hay Peso (tiếng Anh và Tây Ban Nha), mã là PHP. Tên gọi của tiền peso Phillipines lấy từ đồng xu bạc Tây Ban Nha hay dollar Tây Ban Nha, vốn được lưu hành rộng rãi ở châu Mỹ, châu Á và các thuộc địa của Tây Ban Nha trong quá khứ.

5. Quốc gia này hoàn toàn độc lập vào năm nào?

  • 1898
    0%
  • 1899
    0%
  • 1939
    0%
  • 1946
    0%
Chính xác

Người dân Phillipines đấu tranh vũ trang và tuyên bố độc lập từ Tây Ban Nha vào năm 1898. Một năm sau, Đệ nhất Cộng hòa Philipines ra đời, nhưng Mỹ sau khi tiếp quản nước này từ tay Tây Ban Nha đã không công nhận nền độc lập.

Phải đến năm 1946, sau khi Phillipines trở thành một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ mới công nhận chủ quyền của quốc đảo Đông Nam Á. Khi đó, Phillipines nằm dưới sự điều hành của Tổng thống Manuel Roxas.