1. Vị vua đầu tiên nào của nước ta viết chiếu nhận lỗi với dân?
-
Lê Thánh Tông
0%
- Quang Trung
0%- Lý Cao Tông
0%- Gia Long
0%Chính xácLý Cao Tông, vị vua thứ 7 của triều đại nhà Lý, được xem là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam viết chiếu nhận lỗi với dân, song khi ấy đã là những năm cuối đời của ông vua này.
Ngoài ông, một số vị thiên tử cũng “dũng cảm” nhận lỗi với bề tôi khi thấy mình sai. Chẳng hạn, vua Lê Thánh Tông từng nhận sai khi bị Quốc tử Tế tửu giám kiêm Văn minh điện Đại học sĩ là Nguyễn Bá Ký thẳng thắn dâng sớ về việc vua làm văn chỉ chuộng lối học phù hoa, vô dụng mà không chú ý kinh, sử.
Hay vua Quang Trung trước đơn “kiện” của dân làng Văn Chương về việc Văn miếu Thăng Long bị đốt cháy, bia đá bị đạp đổ ngổn ngang cũng từng thẳng thắn nhận trách nhiệm và hứa sẽ sửa chữa lại.
2. Ông viết chiếu nhận lỗi gì?
-
Vì để mất nước
0%
- Vì thua trận
0%- Vì để giặc cướp, dân chúng đói kém
0%- Vì xây dựng công trình xa hoa, tốn kém
0%Chính xácDưới thời Lý Cao Tông, triều chính suy yếu trầm trọng, loạn lạc nổi lên khắp nơi do người đứng đầu triều đình chơi bời vô độ, hành chính không rõ ràng, “giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm”.
Sách Việt sử lược ghi vua “rất ham của cải lợi lộc, lấy việc bán quan buôn ngục làm chính sự”. Mỗi khi có vụ kiện tụng, vua thường lợi dụng, vì thế “kho đụn của nhà nước của cải chất như núi, còn bách tính thì kêu ca, oán thán. Giặc cướp nổi lên như ong”.
Đến mùa thu, tháng 8 năm Đinh Mão (1207), vua Lý Cao Tông thấy giặc cướp nổi lên như ong bèn hối lại lỗi xưa, nhân đó hạ chiếu nhận lỗi, bài chiếu viết rằng: “Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại”.
3. Vị vua này lên ngôi khi bao nhiêu tuổi?
-
Chưa đầy 3 tuổi
0%
- Chưa đầy 7 tuổi
0%- Chưa đầy 10 tuổi
0%- Chưa đầy 14 tuổi
0%Chính xácLý Cao Tông lên ngôi vua khi chưa đầy 3 tuổi. Ông ở ngôi được 35 năm. Trước đó, cha ông là Lý Anh Tông cũng lên ngôi khi chưa đầy 3 tuổi. Vị vua này ở ngôi 37 năm rồi mất vào tháng 7/1175, sau đó Lý Cao Tông lên kế vị.
4. Điểm giống nhau của hai vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông là gì?
-
Đều được vua cha chọn nối ngôi ngay từ đầu
0%
- Đều không được vua cha chọn nối ngôi ngay từ đầu
0%- Đều là con trưởng của vua cha
0%- Đều là con thứ của vua cha
0%Chính xácCả hai ông vua này đều không được vua cha chọn nối ngôi ngay từ đầu. Lý Anh Tông là con trưởng của vua Lý Thần Tông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết tháng 9 (năm 1138), vua không khỏe nên lập hoàng trưởng tử Thiên Tộ làm hoàng thái tử. Trước đó, vua lập Thiên Lộc làm con nối dõi.
Trong khi đó, Lý Cao Tông là con thứ 6 của vua Lý Anh Tông. Sau khi vua cha mất, Lý Cao Tông được đưa lên kế vị. Trước đó, vua Lý Anh Tông lập người con lớn là Long Xưởng làm thái tử. Nhưng do Long Xưởng ăn ở vô đạo, phạm chuyện vô luân (thông dâm với phi tần của vua cha) nên bị truất ngôi.
5. Vị quan nào khiến vua ăn chay, nghỉ chầu khi ông mất?
-
Mạc Đĩnh Chi
0%
- Tô Hiến Thành
0%- Đàm Văn Lễ
0%- Lương Đắc Bằng
0%Chính xácTô Hiến Thành (1102 – 1179) làm quan đại thần phụ chính qua hai triều vua là Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Sau khi vua Lý Anh Tông mất, vua Lý Cao Tông kế vị, Tô Hiến Thành được giao quyền phụ chính, một lòng phò ấu chúa. Sách Đại Việt sử lược ghi tháng 6 năm 1179, Tô Hiến Thành mất, vua Lý Cao Tông thương tiếc cho nghỉ chầu triều 7 ngày, ăn chay 3 ngày.
- Tô Hiến Thành
- Đều không được vua cha chọn nối ngôi ngay từ đầu
- Chưa đầy 7 tuổi
- Vì thua trận
- Quang Trung