Em đóng BHXH từ tháng 1/2013 đến tháng 4/2014 sau đó em nghỉ việc. Ngày 3/6/2014 em sinh cháu, nhưng em sinh thiếu tháng, do thai được 24 tuần tuổi nên khi sinh ra cháu sống được 9 tiếng rồi mất.

TIN BÀI KHÁC

Em làm việc cho văn phòng ngoài Hà Nội, nhưng công ty gốc ở Sài Gòn và công ty đóng BHXH ở Sài Gòn. Em có hỏi công ty về chế độ thai sản thì công ty nói do đã dừng đóng BH cho em từ tháng 4 nên công ty sẽ trả sổ BHXH lại cho em để em tự đi làm để được hưởng chế độ thai sản.

Em xin hỏi:

- Trường hợp của em có được hưởng chế độ thai sản không?

- Nếu được hưởng thì em đến đâu để làm? (Em ở trọ ở Cầu Giấy, Hà Nội)

- Em cần những giấy tờ gì? (em có giấy ra viện và giấy báo tử của cháu)

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất: Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản, như sau: 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định:

“2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn có đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.

Thứ hai quy định về chế độ sau khi sinh con, con bị chết:

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau: “2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.”

Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”

Theo điều 157- Bộ luật Lao Động 2012: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Thứ ba Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

Theo Khoản 2 Điều 53 Nghị định 152/2006/NĐ-CP, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp NLĐ không còn quan hệ lao động gồm có:

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh mà con chết; nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật.”

Theo Quyết định 01/2014/Q Đ- BHXH. 5. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồm:

5.1. Hồ sơ như quy định tại các Khoản 2, 3 và các Điểm 4.1, 4.2 Khoản 4 của Điều này.

5.2. Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôi con nuôi (mẫu số 11B-HSB).

Thứ tư: Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với Nld đã thôi việc

Căn cứ theo điều 11- Quyết định 01/2014/QĐ- BHXH 2. Người lao động đã thôi việc: Nộp cho Bảo hiểm xã hội huyện nơi cư trú hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 5 Điều 9.

Như vậy, do bạn đã thôi việc tại công ty thì bạn sẽ nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tại BHXH huyện nơi cư trú để hưởng chế độ BHXH theo quy định trên.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).