Chàng trai là một người lùn chỉ cao 1,2m nhưng đầy quả cảm đã “đánh bại” bao đối thủ khác để chiếm được trái tim của hoa khôi cao 1,67m trong Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) ngày ấy. Đến nay, 40 mùa xuân đã trôi qua, mối tình ấy vượt qua bao khó khăn, trắc trở để tạo lập nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc!
Chàng trai Nguyễn Văn Trí (1937), còn cô gái “người mẫu” ấy là Lê Thị Được (1951). Hai người sống với nhau đến nay đã gần 40 năm có 4 người con trai, gái và đàn cháu trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc tại xóm Tiên Phong, xã Tiên Điền, H. Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Chàng bí thư năng nổ...
Căn nhà ngói 3 gian khang trang của ông bà Trí nằm bên dòng sông Lam mấy chục năm nay được nhiều người biết đến bởi câu chuyện tình rất đẹp của họ.
Ngày ấy, Nguyễn Văn Trí chỉ là một chàng trai con nhà nghèo, người gầy đét, chỉ cao đến ngực những người bình thường, nhưng lại rất nhanh nhẹn, tháo vát. Thời điểm ấy chiến tranh ác liệt, giặc Mỹ điên cuồng trút xuống cầu Bến Thủy, phà Linh hàng ngàn tấn bom nhằm cắt đứt đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Mảnh đất Nghi Xuân trở thành cửa ngõ chặn đánh các đợt đánh phá của máy bay địch.
Thanh niên trai tráng trong làng đều xung phong lên đường đánh giặc, anh cũng viết đơn xin vào Nam chiến đấu. Nhưng lúc khám sức khỏe anh bị loại đầu tiên vì không đủ chiều cao, cân nặng...
Không được vào Nam trực tiếp cầm súng chiến đấu, thì đi liên lạc, làm phong trào động viên anh em làm đường, san lấp hố bom phục vụ tiền tuyến. Anh nghĩ vậy và tìm gặp lãnh đạo xã Tiên Điền (nơi anh sống – P.V) trình bày nguyện vọng. “Thấy tui tuy thấp bé nhưng có “duyên” ăn nói lại nhanh nhẹn nên các bác lãnh đạo lúc ấy đã đồng ý cho tôi vào ban liên lạc đội TNXP xã Tiên Điền...”- ông Trí kể.
Từ đó, ngoài những việc động viên, giúp đỡ gia đình các liệt sĩ, người có hoàn cảnh khó khăn, anh Trí tích cực đưa thư từ đến trực chiến máy bay, động viên bà con hăng hái chiến đấu, sản xuất. Sau đó anh được bầu làm bí thư đoàn, trung đội phó Đội dân quân xã Tiên Điền. Thấy anh ai cũng nể vì anh làm việc rất nghiêm túc, hoàn thành mọi chỉ tiêu nhiệm vụ, đồng thời rất vui tính, hài hước...
Trái ngọt của mối tình “so le”
Đến bây giờ bà Được cũng không lý giải nổi tại sao bà lại yêu ông, trong khi rất nhiều chàng trai khôi ngô khác mong muốn dâng hiến trái tim của mình cho bà... Nhưng cho đến nay, bà vẫn hạnh phúc và tự hào về sự lựa chọn của mình.
Ngày đó, cô gái Lê Thị Được là hoa khôi của làng. Cao 1,67m, mặt trái xoan xinh xắn, dáng người thắt đáy lưng ong với mái tóc đen mượt dài chấm thắt lưng. Cô làm dân công trong đội TNXP đóng tại địa phận xã Tiên Điền, H. Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Chàng trai lùn quen cô gái “hoa khôi” trong một điều kiện hết sức ngặt nghèo.
Hôm đó, sau nhiều ngày hăng hái sản xuất, trực chiến hiệu quả Tổng đội TNXP được đoàn chiếu phim tỉnh về phục vụ. Các cô gái thanh niên trong đội ai cũng háo hức chọn đôi, ghép lứa để đi xem phim, riêng cô Được có nhiều chàng trai đến rủ nên vì cả nể cô quyết định lập nhóm cùng đi. Đến rạp, các chàng trai ai cũng muốn đứng gần cô Được nên gây ra mâu thuẫn, mất trật tự ở bãi chiếu phim. Anh Trí với tư cách là bí thư đoàn xã, bảo vệ trật tự buổi chiếu phim thấy vậy đã đuổi đám thanh niên này ra ngoài và cấm không cho xem các buổi chiếu phim khác.
Tính quyết đoán của anh bí thư đoàn đã khiến đám thanh niên bực tức và tìm cách hỏi tội “thằng lùn”! “Buổi chiếu phim kết thúc, thu dọn xong đồ đạc tôi trở về nhà, khi qua cánh đồng thì có một nhóm 3-4 thanh niên và một cô gái chặn đường tôi lại. Biết mình bị vây đánh, khi đến gần tôi làm liều lên giọng quát: Các đồng chí đứng đây làm gì, muốn đánh nhau à? Tôi biết tên các đồng chí cả rồi đấy, có muốn tôi báo cáo cấp trên kỷ luật các đồng chí không? Tất cả về nhà hết". Thấy đám thanh niên lủi thủi bỏ đi, tôi nói tiếp: Cô Lê Thị Được, đứng lại... -ông Trí cười khà, kể. “Lúc nớ (ấy) nghe bí thư nhắc đến tên tui run bần bật, một dạ, hai dạ theo anh bí thư đoàn xã về lại tổng đội mà không dám nói một lời.
Rồi những buổi chiếu phim sau đó, cứ thấy ông ấy đến đưa tôi đi xem phim rồi đưa về... Ai dè, mình mắc bẫy đem lòng yêu ông ấy không biết khi nào.”- bà Được, cô “hoa khôi” vừa tủm tỉm cười vừa kể lại ngày mình “mắc lưới” anh bí thư Nguyễn Văn Trí...
Nhưng chuyện tình của họ gian truân và lắm lời gièm pha. Bố mẹ cô Được không chấp nhận, thậm chí phản đối rất dữ dội, và cấm hai người gặp gỡ nhau. Sau đó, gia đình lặng lẽ tìm cho con gái một đám trong làng là gia đình giàu có, từng theo đuổi cô Được bao nhiêu năm qua. “Một ngày đầu tháng 11- 1972, máy bay ném bom đánh phá của giặc Mỹ cũng ít dần, gia đình bảo tôi xin nghỉ để ở nhà lo đám cưới với người con trai nhà giàu nọ. Nghe vậy, ruột gan tôi rối bời nhưng không biết làm sao...”.
Ông Trí hào hứng kể tiếp: “Hôm ấy nghe em nói bố mẹ sắp nhận lễ cưới của nhà khác rồi anh mau đưa lễ đến đặt trước, bố mẹ không nhận em nhận là được rồi. Anh về chuẩn bị nhanh kẻo không kịp. Tôi nghĩ mình phải liều mới cưới được vợ. Vậy là tôi liền hối thúc bố mẹ vay mượn rồi cả nhà ra chợ mua lễ vật đưa thẳng đến nhà gái không kịp chọn ngày, giờ. Khi chúng tôi vừa đặt được lễ vật trên bàn nhà gái thì nghe nói ngoài ngõ nhà trai khác cũng gánh lễ vật đến.
Mọi người chưa biết xử lý thế nào thì may nhà trai ấy gánh lễ quay về, ông bà bên gái đành nhận lời cầu hôn của tôi. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức sau đó. Mọi người đến rất đông vui và tấp nập, người thì chúc phúc cho chúng tôi nhưng có người hiếu kỳ muốn đến để xem đám cưới của chàng lùn và nàng hoa khôi thế nào...”.
Bây giờ chàng trai lùn và cô gái “người mẫu” ngày xưa ấy người tuổi đã ngoài 70, người 60 và họ đã có gần 40 năm sống hạnh phúc bên nhau. 4 đứa con của họ (hai trai, hai gái) rất to cao, xinh đẹp và có việc làm ổn định. Ngày ngày ông Trí, bà Được ngoài việc chăm sóc đứa cháu nội, ông bà vẫn duy trì nghề làm bánh nếp, nghề đã nuôi sống cả gia đình họ cho đến hôm nay. Ông nói “nghề này đã mang lại hạnh phúc cho vợ chồng tôi và nó đưa lại sự lớn khôn cho con cái chúng tôi”.
Năm nay tuổi đã cao, nhưng sáng sớm ông Trí vẫn dậy sớm xay gạo cho bà Được gói, nấu bánh đưa ra chợ bán. Hai ông bà cứ rủ rỉ rù rì bên nhau sớm hôm như thế từ thời xuân trẻ đến tuổi xế chiều... hỏi sao không nhiều người mơ ước?
(Theo Cadn.com.vn)
Chàng trai Nguyễn Văn Trí (1937), còn cô gái “người mẫu” ấy là Lê Thị Được (1951). Hai người sống với nhau đến nay đã gần 40 năm có 4 người con trai, gái và đàn cháu trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc tại xóm Tiên Phong, xã Tiên Điền, H. Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Chàng bí thư năng nổ...
Căn nhà ngói 3 gian khang trang của ông bà Trí nằm bên dòng sông Lam mấy chục năm nay được nhiều người biết đến bởi câu chuyện tình rất đẹp của họ.
Ngày ấy, Nguyễn Văn Trí chỉ là một chàng trai con nhà nghèo, người gầy đét, chỉ cao đến ngực những người bình thường, nhưng lại rất nhanh nhẹn, tháo vát. Thời điểm ấy chiến tranh ác liệt, giặc Mỹ điên cuồng trút xuống cầu Bến Thủy, phà Linh hàng ngàn tấn bom nhằm cắt đứt đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Mảnh đất Nghi Xuân trở thành cửa ngõ chặn đánh các đợt đánh phá của máy bay địch.
Thanh niên trai tráng trong làng đều xung phong lên đường đánh giặc, anh cũng viết đơn xin vào Nam chiến đấu. Nhưng lúc khám sức khỏe anh bị loại đầu tiên vì không đủ chiều cao, cân nặng...
Không được vào Nam trực tiếp cầm súng chiến đấu, thì đi liên lạc, làm phong trào động viên anh em làm đường, san lấp hố bom phục vụ tiền tuyến. Anh nghĩ vậy và tìm gặp lãnh đạo xã Tiên Điền (nơi anh sống – P.V) trình bày nguyện vọng. “Thấy tui tuy thấp bé nhưng có “duyên” ăn nói lại nhanh nhẹn nên các bác lãnh đạo lúc ấy đã đồng ý cho tôi vào ban liên lạc đội TNXP xã Tiên Điền...”- ông Trí kể.
Từ đó, ngoài những việc động viên, giúp đỡ gia đình các liệt sĩ, người có hoàn cảnh khó khăn, anh Trí tích cực đưa thư từ đến trực chiến máy bay, động viên bà con hăng hái chiến đấu, sản xuất. Sau đó anh được bầu làm bí thư đoàn, trung đội phó Đội dân quân xã Tiên Điền. Thấy anh ai cũng nể vì anh làm việc rất nghiêm túc, hoàn thành mọi chỉ tiêu nhiệm vụ, đồng thời rất vui tính, hài hước...
Chuyện tình của chàng trai lùn Nguyễn Văn Trí và cô “người mẫu” Lê Thị Được luôn là niềm mong ước của bao người hôm nay... |
Đến bây giờ bà Được cũng không lý giải nổi tại sao bà lại yêu ông, trong khi rất nhiều chàng trai khôi ngô khác mong muốn dâng hiến trái tim của mình cho bà... Nhưng cho đến nay, bà vẫn hạnh phúc và tự hào về sự lựa chọn của mình.
Ngày đó, cô gái Lê Thị Được là hoa khôi của làng. Cao 1,67m, mặt trái xoan xinh xắn, dáng người thắt đáy lưng ong với mái tóc đen mượt dài chấm thắt lưng. Cô làm dân công trong đội TNXP đóng tại địa phận xã Tiên Điền, H. Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Chàng trai lùn quen cô gái “hoa khôi” trong một điều kiện hết sức ngặt nghèo.
Hôm đó, sau nhiều ngày hăng hái sản xuất, trực chiến hiệu quả Tổng đội TNXP được đoàn chiếu phim tỉnh về phục vụ. Các cô gái thanh niên trong đội ai cũng háo hức chọn đôi, ghép lứa để đi xem phim, riêng cô Được có nhiều chàng trai đến rủ nên vì cả nể cô quyết định lập nhóm cùng đi. Đến rạp, các chàng trai ai cũng muốn đứng gần cô Được nên gây ra mâu thuẫn, mất trật tự ở bãi chiếu phim. Anh Trí với tư cách là bí thư đoàn xã, bảo vệ trật tự buổi chiếu phim thấy vậy đã đuổi đám thanh niên này ra ngoài và cấm không cho xem các buổi chiếu phim khác.
Tính quyết đoán của anh bí thư đoàn đã khiến đám thanh niên bực tức và tìm cách hỏi tội “thằng lùn”! “Buổi chiếu phim kết thúc, thu dọn xong đồ đạc tôi trở về nhà, khi qua cánh đồng thì có một nhóm 3-4 thanh niên và một cô gái chặn đường tôi lại. Biết mình bị vây đánh, khi đến gần tôi làm liều lên giọng quát: Các đồng chí đứng đây làm gì, muốn đánh nhau à? Tôi biết tên các đồng chí cả rồi đấy, có muốn tôi báo cáo cấp trên kỷ luật các đồng chí không? Tất cả về nhà hết". Thấy đám thanh niên lủi thủi bỏ đi, tôi nói tiếp: Cô Lê Thị Được, đứng lại... -ông Trí cười khà, kể. “Lúc nớ (ấy) nghe bí thư nhắc đến tên tui run bần bật, một dạ, hai dạ theo anh bí thư đoàn xã về lại tổng đội mà không dám nói một lời.
Rồi những buổi chiếu phim sau đó, cứ thấy ông ấy đến đưa tôi đi xem phim rồi đưa về... Ai dè, mình mắc bẫy đem lòng yêu ông ấy không biết khi nào.”- bà Được, cô “hoa khôi” vừa tủm tỉm cười vừa kể lại ngày mình “mắc lưới” anh bí thư Nguyễn Văn Trí...
Nhưng chuyện tình của họ gian truân và lắm lời gièm pha. Bố mẹ cô Được không chấp nhận, thậm chí phản đối rất dữ dội, và cấm hai người gặp gỡ nhau. Sau đó, gia đình lặng lẽ tìm cho con gái một đám trong làng là gia đình giàu có, từng theo đuổi cô Được bao nhiêu năm qua. “Một ngày đầu tháng 11- 1972, máy bay ném bom đánh phá của giặc Mỹ cũng ít dần, gia đình bảo tôi xin nghỉ để ở nhà lo đám cưới với người con trai nhà giàu nọ. Nghe vậy, ruột gan tôi rối bời nhưng không biết làm sao...”.
Ông Trí hào hứng kể tiếp: “Hôm ấy nghe em nói bố mẹ sắp nhận lễ cưới của nhà khác rồi anh mau đưa lễ đến đặt trước, bố mẹ không nhận em nhận là được rồi. Anh về chuẩn bị nhanh kẻo không kịp. Tôi nghĩ mình phải liều mới cưới được vợ. Vậy là tôi liền hối thúc bố mẹ vay mượn rồi cả nhà ra chợ mua lễ vật đưa thẳng đến nhà gái không kịp chọn ngày, giờ. Khi chúng tôi vừa đặt được lễ vật trên bàn nhà gái thì nghe nói ngoài ngõ nhà trai khác cũng gánh lễ vật đến.
Mọi người chưa biết xử lý thế nào thì may nhà trai ấy gánh lễ quay về, ông bà bên gái đành nhận lời cầu hôn của tôi. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức sau đó. Mọi người đến rất đông vui và tấp nập, người thì chúc phúc cho chúng tôi nhưng có người hiếu kỳ muốn đến để xem đám cưới của chàng lùn và nàng hoa khôi thế nào...”.
Bây giờ chàng trai lùn và cô gái “người mẫu” ngày xưa ấy người tuổi đã ngoài 70, người 60 và họ đã có gần 40 năm sống hạnh phúc bên nhau. 4 đứa con của họ (hai trai, hai gái) rất to cao, xinh đẹp và có việc làm ổn định. Ngày ngày ông Trí, bà Được ngoài việc chăm sóc đứa cháu nội, ông bà vẫn duy trì nghề làm bánh nếp, nghề đã nuôi sống cả gia đình họ cho đến hôm nay. Ông nói “nghề này đã mang lại hạnh phúc cho vợ chồng tôi và nó đưa lại sự lớn khôn cho con cái chúng tôi”.
Năm nay tuổi đã cao, nhưng sáng sớm ông Trí vẫn dậy sớm xay gạo cho bà Được gói, nấu bánh đưa ra chợ bán. Hai ông bà cứ rủ rỉ rù rì bên nhau sớm hôm như thế từ thời xuân trẻ đến tuổi xế chiều... hỏi sao không nhiều người mơ ước?
(Theo Cadn.com.vn)