-Mẹ tôi đột ngột qua đời, không để lại di chúc. Mẹ tôi đứng tên 1 sổ tiết kiệm ngân hàng và 1 sổ chủ quyền đất. Ba tôi còn sống nhưng bị lẫn. Gia đình tôi có 5 người anh em ở nước ngoài và 5 người ở trong nước.

TIN BÀI KHÁC

Xin hỏi quý luật sư vấn đề thừa kế được giải quyết như thế nào? Và nếu 5 người ở nước ngoài không nhận thừa kế tài sản mẹ tôi để lại thì hướng giải quyết như thế nào?

{keywords}

Mẹ tôi đột ngột qua đời để lại1 sổ chủ quyền đất (ảnh minh họa)


Luật sư tư vấn

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì mẹ bạn qua đời không để lại di chúc và hiện nay hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn lại bố và 10 anh em bạn, nên di sản của mẹ bạn để lại sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Người thừa kế theo pháp luật được xác định theo thứ tự tại Điều 676 Bộ luật Dân sự:- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Về di sản: sổ tiết kiệm mang tên mẹ bạn, quyền sử dụng đất. Nếu di sản mang tên bố mẹ bạn và phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì là tài sản chung vợ chồng. ½ quyền sử dụng đất sẽ là di sản của mẹ bạn để lại, ½ quyền sử dụng đất vẫn thuộc quyền sử dụng của bố bạn. Việc bố bạn bị lẫn không ảnh hưởng đến việc nhận thừa kế theo quy định tại Điều 635 Bộ Luật dân sự và điều 643 BLDS cũng quy định những người không được quyền hưởng di sản. Nếu trong trường hợp có nghi ngờ về năng lực hành vi của người yêu cầu công chứng thì công chứng viên có thể đề nghị giám định. Trên kết luận của tổ chức giám định, có quyết định của Tòa án thì giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Trước tiên, cần làm thủ tục kê khai di sản thừa kế của người mẹ để. Cụ thể như sau: Quy trình và hồ sơ kê khai di sản thừa kế của trường hợp của bạn như sau: Bạn xác định di sản thừa kế là gì, sau đó liên hệ phòng Công chứng gần nhất để làm thủ tục. 

Hồ sơ gồm có: 

1. CMND (bản chính kèm bản sao có chứng thực).

2. Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao có chứng thực)

3. Giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao có chứng thực) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế

4. Giấy chứng tử của người để lại di sản, (bản chính kèm bản sao có chứng thực).

5. Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận độc thân và Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của sổ tiết kiệm.

Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (như: giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người ở nhà làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao).

Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng. Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế. Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình.

Sau đó, hàng thừa kế thứ nhất sẽ thỏa thuận phân chia di sản, 05 người con không nhận di sản thừa kế  có thể từ chối nhận di sản. Luật Công chứng 2014 -Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) 

Ban Bạn đọc