TIN BÀI KHÁC
Là công dân, tôi cũng có quyền giám sát cán bộ công chức nhà nước chứ? Nếu mấy anh công an làm đúng thì sao phải sợ cái file ghi hình ấy?
Công an đang làm nhiệm vụ (ảnh minh họa)
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000, nhiều tỉnh thành đã ra quyết định ban hành danh mục các địa điểm cấm quay phim, chụp ảnh trên địa bàn. Theo các quyết định đó, đơn vị chức năng thực hiện việc cắm biển “khu vực cấm”, “địa điểm cấm” theo mẫu biển quy định. Do những người bị quay phim đang thi hành công vụ nên không thể áp điều 31 Bộ luật dân sự quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh để không cho người dân quay phim. Về nguyên tắc, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Theo đó, khi muốn lấy máy để không cho bạn quay phim, công an phải lập biên bản nêu lý do để bạn có cơ sở thực hiện quyền khiếu nại của mình.
Theo đó chỉ có những gì thuộc về bí mật nhà nước thì nhà báo hay người dân mới không được phép quay phim chụp ảnh. Và cũng không có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh công an đang làm việc. Như vậy, công dân có quyền quay clip khi công an làm nhiệm vụ, trừ khi có liên quan đến bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân hoặc phóng viên quay phim chụp ảnh thì mới buộc công dân phải tuân thủ.
Người dân đều có quyền giám sát CBCS CAND đang thực thi công vụ nhưng phải bảo đảm an toàn về danh dự, nhân phẩm, nhân thân, danh tính, hình ảnh của CBCS CAND.
Mọi hình thức ghi hình về CBCS CAND trong lúc đang thực thi công vụ phải bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền như: Cơ quan CSĐT, Cơ quan mà CBCS đang công tác, Các cơ quan có chức năng giải quyết khiếu nại của nhân dân theo quy định của Pháp luật.