- Tôi đã công tác và đóng bảo hiểm bắt buộc ở trường CĐSP được 19 năm 3 tháng thì tôi thôi việc. Tại thời điểm thôi việc hệ số lương của tôi là 4,44 ngạch GVC. Từ đó tới nay tôi chưa tham gia BHTN, chưa hưởng BHXH 1 lần. Năm nay tôi muốn tham gia BHTN và muốn đóng tiếp ở mức tính theo hệ số lương 4,44 và tăng dần theo như qui định tăng lương của viên chức để khi tính chế độ nghỉ hưu được hưởng lương cao có được không? Nếu được thì mức đóng BHTN hàng tháng của tôi là bao nhiêu? Tôi muốn đóng đủ 25 năm (tức là tôi phải đóng thêm 6 năm nữa)  nhưng khi đó tôi mới đủ 51 tuổi thì lương hưu của tôi được hưởng sẽ là bao nhiêu? Thời gian tôi không tham gia BHBB và BHTN cách quãng (từ tháng 6/2012 tới 9/2015 và sau khi tôi đóng BHTN đủ 25 năm có ảnh hưởng gì tới mức lương của tôi hay không?

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Tôi công tác được 19 năm 3 tháng thì thôi việc (Ảnh minh họa)

Nội dung bạn đọc My Nguyenthao hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Thứ nhất, người tham gia bảo hiểm thất nghiệp phải là người đang làm việc theo hợp đồng lao động phù hợp với quy định tại Khoản 3, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2006: “Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.” 

Theo quy định tại Điều 43, Luật việc làm thì đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

Trường hợp của bạn đã thôi việc và không có việc làm mới nên không thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng như bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bạn có thể thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí. 

Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Khoản 2, Điều 5, Luật bảo hiểm xã hội 2006 và Khoản 1, Điều 4, Nghị định 190/2007/NĐ – CP.

Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

”2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.” theo đó, bạn có thể lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp.

Điều 4. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội

“1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.”

Thứ ba, về mức hưởng bảo hiểm hưu trí của bạn sẽ dựa trên tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng bảo hiểm tự nguyện, theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định 190/2007/NĐ-CP và căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Nghị định 190/2007/NĐ-CP trường hợp của bạn phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 20 năm trở lên thì dừng đóng, nhưng vẫn chưa đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là 55 tuổi hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì bạn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để sau này có điều kiện tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (nếu có yêu cầu), hoặc hưởng lương lưu khi đủ 55 tuổi với mức lương hưu theo quy định tại Điều 10, Nghị định 190/2007/NĐ – CP.

Điều 4. “4. Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.”

Điều 9. Điều kiện hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

“2. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định tại Khoản 1 Điều này, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho đến khi đủ 20 năm.”

Điều 10. Mức lương hưu hằng tháng theo khoản 1 Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội

“1. Mức lương hưu hằng tháng của người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 9 Nghị định này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định này hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 17 Nghị định này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.”

Thời gian bạn không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đó được bảo lưu. 

Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, bạn liên hệ với tổ chức BHXH nơi cư trú để nộp hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện, hồ sơ gồm:

1. Tờ khai cá nhân tham gia BHXH tự nguyện (mẫu tờ khai cá nhân do BHXH Việt Nam quy định).

2. Sổ BHXH

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc