- Từ năm 2009 đến năm 2012 em làm việc tại một Công ty Cổ phần. Tại thời điểm đó công ty có khai bảo hiểm xã hội cho em tại Cơ quan bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy, nhưng công ty đó nợ tiền đóng BH của tất cả nhân viên trong công ty đến tận cuối năm 2015. Bây giờ em có nguyện vọng muốn tự đóng bảo hiểm số thời gian 4 năm nói trên thì theo luật bên bảo hiểm quận Cầu Giấy họ có cho em nộp để thời gian trên sổ bảo hiểm của em không bị gián đoạn không?

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Em có được quyền tự đóng bảo hiểm xã hội cho mình? (Ảnh minh họa)

Với mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia BHXH, Luật Bảo hiểm xã hội quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động hàng tháng đóng BHXH theo quy định thuộc trách nhiệm của mình và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động tiền đóng BHXH theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn nợ tiền đóng BHXH cho người lao động, gây khó khăn cho việc giải quyết các chế độ BHXH.

Để khắc phục vướng mắc trên và đảm bảo quyền lợi đối với người lao động tham gia BHXH trong trường hợp chậm đóng, nợ đóng BHXH nêu trên, tại điểm đ, khoản 1, Điều 62 Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN trong sổ BHXH

1. Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN (kể cả thời gian nghỉ ốm trên 14 ngày và nghỉ thai sản), cụ thể:

đ) Trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN của kỳ trước (theo thời hạn và phương thức đóng) thì ghi, xác nhận đến thời điểm người lao động ngừng việc. Nếu số tiền đơn vị nợ lớn hơn số tiền phải đóng của một kỳ đóng thì đơn vị phải có văn bản cam kết gửi cơ quan BHXH, ghi rõ thời hạn đóng đủ số tiền còn nợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2006. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

Khoản 2, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2006 cơ quan BHXH thực hiện chính sách BHXH thông qua người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. 

5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong thời gian người lao động làm việc. Do vậy, bạn đề nghị doanh nghiệp đóng BHXH của thời gian làm việc tại doanh nghiệp cho bạn.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc