- Bố bạn mất đi và không để lại di chúc nên phần di sản bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật.

Tin bài cùng chuyên mục:

Tên tôi Trương Xuân Tùng, địa chỉ: Hoằng Thanh - Hoằng Hóa - Thanh Hóa.

Xin hỏi quý tòa soạn một số thắc mắc của tôi như sau: Bạn tôi hiện đang sống ở 1 tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngày xưa bố và mẹ bạn lấy nhau nhưng không có giấy đăng ký kết hôn, bố mẹ bạn sinh được 4 anh chị em. Sau đó bố bạn bỏ gia đình vào nam sinh sống và lấy vợ hai trong nam và đã có với nhau 1 người con, hiện người vợ này được xem là vợ hợp pháp vì có giấy đăng ký kết hôn. Sau này khi bạn tôi học xong đại học có vào nam tìm bố, bố bạn đã nhập khẩu cho bạn vào gia đình hiện tại của bố.

Cách đây 1 tháng bố bạn bị mất đột ngột không để lại di chúc, sau khi chết được 25 ngày thì dì hai (là vợ hiện tại của bố) không đồng ý cho bạn tôi nhập khẩu trong gia đình nữa và đến cơ quan chức năng chuyển thành chủ hộ trong gia đình và tất cả tài sản trước đây bố bạn đứng tên. Xin hỏi, dì hai làm vậy có đúng không?
 
Sau khi bố bạn mất thì mấy anh chị em của bạn có được hưởng quyền thừa kế không? Nếu được hưởng quyền thừa kế thì bạn tôi sẽ được hưởng như thế nào? Khi kiện ra tòa án dân sự bạn liệu bạn tôi có thắng kiện hay không? Thủ tục để gửi đơn kiện như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn tòa soạn

Luật sư tư vấn.

Để tiện cho việc tư vấn chúng tôi mặc định đang tư vấn cho bạn của bạn). Với những gì bạn đã trình bày chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất: Việc dì hai xin đứng tên chủ sở hữu với tất cả tài sản bố bạn để lại là không có căn cứ pháp luật và chúng tôi chắc chắn rằng các cơ quan chức năng sẽ không cho phép dì Hai làm như vậy.

 
Ảnh minh họa

Thứ hai: Bốn anh chị em bạn hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế đối với phần di sản bố bạn để lại. Bố bạn mất đi và không để lại di chúc nên phần di sản bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật.
 
Theo quy định tại 676 BLDS về người thừa kế theo pháp luật  thì
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy 4 anh chị em bạn cùng dì hai (vợ có đăng ký kết hôn của bố bạn) và con của di hai là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy di sản bố bạn để lại sẽ được chia đều cho 6 người. Trường hợp ông bà nội của bạn còn sống thì ông bà nội cũng nằm trong hàng thừa kế thứ nhất, và di sản bố bạn sẽ được chia đều cho 8 người (tính cả ông bà nội).

Thứ ba:  Để được hưởng thừa kế bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu của tòa án)
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ của 4 chị em bạn với bố bạn (giấy khai sinh, CMND, sổ hộ khẩu…)
+ Giấy chứng tử của bố bạn
+ Giấy tờ kê khai di sản và giấy tờ chứng minh di sản thuộc quyền sở hữu của bố bạn.

Sau đó bạn gửi hồ sơ tới tòa án nơi bố bạn đăng ký hộ khẩu thường trú để được giải quyết

Tư vấn bởi luật sư Hoàng Tuấn Anh, Văn phòng luật Hoàng Kim; Địa chỉ: 56/178 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, điện thoại 0986663459

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc, tranh luận về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).