- Mua bán vàng đang rất sôi động. Vì vậy bài “Viet Nam nên phát hành chứng chỉ vàng giấy?” , thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn đọc.
Theo bạn đọc ở địa chỉ hatransemail@gmail.com thì: Người dân có thói quen “tiền trao cháo múc”, bỏ ra biết bao tiền mua vàng, không dễ chỉ cầm về tờ giấy. Ngân hàng bán bao nhiêu “vàng giấy” thì phải nhập bấy nhiêu vàng thật về, nếu bán vô tội vạ, hoặc không nhập thì là 1 hình thức “bán khống”, lúc người dân cần vàng ngân hàng có để trả không?
Bạn đọc ở địa chỉ maiphuong2277@yahoo.com.vn thì bày tỏ lo ngại: Chứng chỉ vàng gửi vẫn chỉ là giấy thôi, người cầm chuôi là ngân hàng. Một ngày nào đó NH ngẫu hứng đánh giá lại giá trị vàng thực tế so với chứng chỉ, thì sợ rằng nó không khác gì cổ phiếu bây giờ. Người cầm chứng chỉ sẽ rất rủi ro.
Theo bạn đọc ở địa chỉ tleanh4@gamail.com thì: Khi kinh tế bất ổn người ta thường mua vàng cất giữ để bảo toàn giá trị vật chất mà họ đã bỏ sức lao động để làm ra. Các chính sách của nhà nước còn chưa rõ ràng thì khó có thể chuyển người dân cầm “vàng giấy” vì nếu rủi ro xảy ra tài sản trong tay họ còn lại gì?
Bạn đọc này cho rằng Nhà nước nên thận trọng trong việc quản lý vàng để không hình thành thị trường đen, hút ngoại tệ để nhập lậu vàng và tiêu thụ ngoài luồng, nhà nước thất thu thuế, chất lượng vàng bị thả nổi; hãy kiểm soát chặt giá bán vàng của các công ty đầu mối nhập vàng, đối trọng chính để giá vàng vận hành theo giá thế giới.
Theo bạn đọc ở địa chỉ phamhaihung@yahoo.com thì: Bài viết có nhiều ý tưởng lạ, rất lý thú. Mong tác giả là người thực hiện đầu tiên! Tác giả nên tích cực vận động thêm gia đình thân quyến làm theo.
Còn bạn đọc ở địa chỉ binhphanpep@gmail.com cho rằng: Ý kiến này khá hay nhưng khó thực hiện bởi vì người Việt Nam bây giờ khác trước rất nhiều. Muốn thực hiện được cần phải cải cách mạnh mẽ hệ thống tổ chức, tăng cường kỷ luật, kỷ cương từ TƯ đến địa phương để lấy lại lòng tin của người dân.
Bạn đọc ở địa chỉ thanhthao912000@yahoo.com nêu ý kiến: “Vàng giấy” có khác gì tiền giấy. Vậy thì cần gì phải phát hành thêm "một loại tiền mới" cho tốn kém ngân sách, phiền phức trong quản lý.
Đến vàng còn bị làm giả thì "vàng giấy" cũng có thể làm giả được.
Ai có thể khẳng định rằng "hôm nay vàng giấy là vàng; ngày mai vàng giấy sẽ không thành giấy"?
Theo bạn đọc ở địa chỉ diemthuy201185@gmail.com thì rất nên phát hành chứng chỉ vàng bằng giấy tờ có giá. Vì việc này tránh tình trạng các hiệu vàng làm sai giá trị vàng
và người buôn bán vàng cũng không phải mắc vào tình trạng mua đâu bán đấy như hiện nay.
Đây phải là giấy tờ có giá trị được nhà nước đăng ký mang tính quốc tế và luật pháp cao. Người mua cầm 1 tờ giấy nhưng tất cả tên tuổi, địa chỉ, chứng minh thư của họ, số vàng họ đã mua còn lưu lại. Dù có mất tờ giấy đó thì qua các thông tin đã có họ vẫn được cấp lại (cần phải có mạng tra cứu toàn quốc như chứng khoán vì khi bạn đem giấy tờ có giá này đi bán, nhân viên nhận mua sẽ kiểm tra trên mạng mua bán vàng và thấy đầy đủ thông tin như chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu bạn cầm theo thì họ mới chấp nhận - để tránh việc ăn cắp giấy tờ có giá).
Nên có hai hình thức: một là mua vàng bằng hiện vật (là vàng), hai là mua vàng là giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá này sẽ có giá trị tương đương với số vàng mình mua và có giá trị lưu hành toàn quốc. Tuy nhiên người bán phải trả phí chuyển vàng nếu đơn vị bán không cùng đơn vị mua.
Trên đây là tóm tắt ý kiến của một số bạn đọc thảo luận về chủ đề: Có nên phát hành chứng chỉ vàng giấy? trên Diễn đàn kinh tế Việt Nam VEF.
Ban Bạn đọc
Theo bạn đọc ở địa chỉ hatransemail@gmail.com thì: Người dân có thói quen “tiền trao cháo múc”, bỏ ra biết bao tiền mua vàng, không dễ chỉ cầm về tờ giấy. Ngân hàng bán bao nhiêu “vàng giấy” thì phải nhập bấy nhiêu vàng thật về, nếu bán vô tội vạ, hoặc không nhập thì là 1 hình thức “bán khống”, lúc người dân cần vàng ngân hàng có để trả không?
Bạn đọc ở địa chỉ maiphuong2277@yahoo.com.vn thì bày tỏ lo ngại: Chứng chỉ vàng gửi vẫn chỉ là giấy thôi, người cầm chuôi là ngân hàng. Một ngày nào đó NH ngẫu hứng đánh giá lại giá trị vàng thực tế so với chứng chỉ, thì sợ rằng nó không khác gì cổ phiếu bây giờ. Người cầm chứng chỉ sẽ rất rủi ro.
|
Đến vàng còn bị làm giả thì "vàng giấy" cũng có thể làm giả được. |
Theo bạn đọc ở địa chỉ tleanh4@gamail.com thì: Khi kinh tế bất ổn người ta thường mua vàng cất giữ để bảo toàn giá trị vật chất mà họ đã bỏ sức lao động để làm ra. Các chính sách của nhà nước còn chưa rõ ràng thì khó có thể chuyển người dân cầm “vàng giấy” vì nếu rủi ro xảy ra tài sản trong tay họ còn lại gì?
Bạn đọc này cho rằng Nhà nước nên thận trọng trong việc quản lý vàng để không hình thành thị trường đen, hút ngoại tệ để nhập lậu vàng và tiêu thụ ngoài luồng, nhà nước thất thu thuế, chất lượng vàng bị thả nổi; hãy kiểm soát chặt giá bán vàng của các công ty đầu mối nhập vàng, đối trọng chính để giá vàng vận hành theo giá thế giới.
Theo bạn đọc ở địa chỉ phamhaihung@yahoo.com thì: Bài viết có nhiều ý tưởng lạ, rất lý thú. Mong tác giả là người thực hiện đầu tiên! Tác giả nên tích cực vận động thêm gia đình thân quyến làm theo.
Còn bạn đọc ở địa chỉ binhphanpep@gmail.com cho rằng: Ý kiến này khá hay nhưng khó thực hiện bởi vì người Việt Nam bây giờ khác trước rất nhiều. Muốn thực hiện được cần phải cải cách mạnh mẽ hệ thống tổ chức, tăng cường kỷ luật, kỷ cương từ TƯ đến địa phương để lấy lại lòng tin của người dân.
Bạn đọc ở địa chỉ thanhthao912000@yahoo.com nêu ý kiến: “Vàng giấy” có khác gì tiền giấy. Vậy thì cần gì phải phát hành thêm "một loại tiền mới" cho tốn kém ngân sách, phiền phức trong quản lý.
Đến vàng còn bị làm giả thì "vàng giấy" cũng có thể làm giả được.
Ai có thể khẳng định rằng "hôm nay vàng giấy là vàng; ngày mai vàng giấy sẽ không thành giấy"?
Theo bạn đọc ở địa chỉ diemthuy201185@gmail.com thì rất nên phát hành chứng chỉ vàng bằng giấy tờ có giá. Vì việc này tránh tình trạng các hiệu vàng làm sai giá trị vàng
và người buôn bán vàng cũng không phải mắc vào tình trạng mua đâu bán đấy như hiện nay.
Đây phải là giấy tờ có giá trị được nhà nước đăng ký mang tính quốc tế và luật pháp cao. Người mua cầm 1 tờ giấy nhưng tất cả tên tuổi, địa chỉ, chứng minh thư của họ, số vàng họ đã mua còn lưu lại. Dù có mất tờ giấy đó thì qua các thông tin đã có họ vẫn được cấp lại (cần phải có mạng tra cứu toàn quốc như chứng khoán vì khi bạn đem giấy tờ có giá này đi bán, nhân viên nhận mua sẽ kiểm tra trên mạng mua bán vàng và thấy đầy đủ thông tin như chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu bạn cầm theo thì họ mới chấp nhận - để tránh việc ăn cắp giấy tờ có giá).
Nên có hai hình thức: một là mua vàng bằng hiện vật (là vàng), hai là mua vàng là giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá này sẽ có giá trị tương đương với số vàng mình mua và có giá trị lưu hành toàn quốc. Tuy nhiên người bán phải trả phí chuyển vàng nếu đơn vị bán không cùng đơn vị mua.
Trên đây là tóm tắt ý kiến của một số bạn đọc thảo luận về chủ đề: Có nên phát hành chứng chỉ vàng giấy? trên Diễn đàn kinh tế Việt Nam VEF.
Ban Bạn đọc