Ở khu dân cư số 4, phường Quang Trung, thành phố Hải Dương có một “ông già” luôn đau đáu tìm mọi cách để làm dầy thêm danh sách hòa nhập cộng đồng cho những số phận lầm lạc vì ma túy. Ông là Cao Xuân Dớn, từng là bí thư chi bộ khu dân cư, trưởng khu, trưởng ban bảo vệ dân phố, trưởng ban hòa giải…những người dân quanh vùng vẫn quen gọi ông là “ông chủ tịch mặt trận phố”.
Tấm lòng người lính cụ Hồ
Khu dân cư số 4 nơi ông ở có tới 331 hộ dân với 1231 nhân khẩu, đa số dân đều làm nghề tự do và đây cũng là nơi tập trung rất đông khách vãng lai, tình hình an ninh không được đảm bảo do có khá nhiều đối tượng nghiện ma túy coi đây là nơi “hành nghề”. Ông bảo “Là một người lính cụ Hồ, tôi không quản mọi khó khăn, nề hà, làm được bất cứ việc gì cho nhân dân mình, đất nước mình, dù phải hi sinh, tôi cũng quyết tâm làm đến cùng!” .Bản lĩnh anh bộ đội cụ Hồ được tôi luyện từ trong chiến trường đã rèn luyện cho ông Dớn ý chí kiên cường, dám nghĩ dám làm.
Theo hồ sơ thống kê chưa đầy đủ của công an phường Quang Trung thì trên địa bàn khu phố 4 có tới gần 40 người có tiền án, tiền sự, nghiện hút. Ông bảo “tôi làm trưởng khu phố mà hằng ngày cứ phải chứng kiến đám thanh niên trong khu hút chích ma túy, tôi đau lòng lắm. Bọn trẻ, có đứa chưa đầy 20 tuổi nhưng hôm nào tôi cùng đội bảo vệ khu phố đi tuần, cũng gặp nó đang chích. Làm sao tôi có thể để yên được!”
Nghĩ là làm, ông Dớn quyết tâm bước vào trận chiến mới với muôn vàn khó khăn thử thách là đưa những phận người lầm lạc ấy cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng cái khó nhất mà ông Dớn gặp phải là những con người đã một thời sa ngã “vào tù ra tội” ấy luôn mang trong mình tâm lý bất cần và sống buông thả, bị mọi người xa lánh nên việc thuyết phục họ là điều cực kì khó khăn. Trăn trở suy nghĩ ngày đêm, cuối cùng ông nhận ra rằng: “Muốn đưa người sa ngã trở lại con đường hoàn lương thì không có cách nào khác là phải tạo được công ăn việc làm ổn định cho họ. Chỉ như thế thì họ mới tu chí làm ăn, không nghĩ đến chuyện chơi bời hút chích nữa…”
Cha Dớn với cuộc “thai nghén” những đứa con nuôi
Đứa con nuôi mà ông Dớn ấn tượng và cũng là người đầu tiên ông “thai nghén” thành công là anh Phạm Xuân Thành – một giang hồ khét tiếng ở đất Hải Dương những năm 90. Nếu không có ông Dớn thì chắc có lẽ giờ này anh Thành đang ở trong trại giam hoặc đã bị nàng tiên nâu lôi đi.
Khi nhắc lại quá khứ, anh tâm sự: “Năm 1993 là thời gian đen tối nhất của gia đình anh. Nhà có 6 người thì cả 6 đều dính đến “nàng tiên nâu”, 3 người đã chết vì AIDS. Kẻ ra tù, người vào trại như cơm bữa. Bản thân tôi, năm 1995, tôi cũng đi cai về nhưng khi hòa nhập cộng đồng, tôi lại bị bạn bè rủ rê lôi kéo nên nghiện lại.”
Ra tù với hai bàn tay trắng, anh em trong gia đình đều nghiện cả nên họ hàng cũng xa lánh, những cơn vật vã vì thiếu thuốc và sự đàm tiếu nghi kỵ của người đời khiến anh lủi thủi một mình trong nhà không dám ra đường. Thành đã sống những tháng ngày ấy bằng sự tự dằn vặt, căm ghét bản thân mình và tiếp tục lối sống buông thả, bất cần.
Biết hoàn cảnh của Thành, ông Dớn không chỉ động viên, an ủi tinh thần giúp anh có thêm nghị lực vượt qua quãng thời gian khó khăn mà còn cho anh vay một triệu đồng mua chiếc xích lô làm phương tiện kiếm sống. Ông Dớn kể lại: “Khi đó, hôm nào tôi cũng sang thăm hỏi anh Thành, nhìn Thành sống lủi thủi, Thành đã khóc vì hối hận những chuyện trong quá khứ, tôi hoàn toàn tin tưởng Thành sẽ làm được những gì anh ấy nói. Tôi đã quyết định giúp Thành một chút vốn làm ăn ban đầu nhưng nhà tôi cũng không có tiền. Không có cách nào khác, dù hàng xóm láng giềng và con cái tôi không ủng hộ lắm nhưng tôi vẫn quyết tâm đi thế chấp sổ đỏ căn nhà đang ở để giúp đỡ anh ấy”.
Có phương tiện kiếm sống là sẽ có cơ hội làm lại cuộc đời, Thành đã không bỏ lỡ. Anh cố gắng, chăm chỉ rong ruổi đạp xích lô khắp các ngõ phố của thành phố để kiếm tiền mưu sinh. Những đồng tiền kiếm được tuy vất vả nhưng nó vô cùng giá trị. Lần đầu tiên trong đời, Thành hiểu được giá trị của cuộc sống. Tối nào khi đi làm về, anh Thành cũng mang xe qua nhà ông Dớn cất và trả góp cho ông 3000 mỗi ngày. Dần dân, mọi người trong khu phố thấy được sự thay đổi của Thành, họ đã có cái nhìn thiện cảm hơn với anh.
Hiện nay, Thành đã có một gia đình hạnh phúc với một bé trai, một bé gái rất kháu khỉnh. Chính vì cai nghiện thành công và là một tấm gương sáng nên Thành đang giữ chức đội trưởng đội Đồng Đẳng, thuộc Sở y tế Hải Dương, hằng ngày đi tuyên truyền viên cho phong trào phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS với mức phụ cấp 900.000đ/tháng. Thành đã dùng chính quá khứ khổ đau và ý chí làm lại cuộc đời của mình để thuyết phục, vận động những đối tượng nghiện ngập khác trên địa bàn trở lại làm người chân chính.
Quán rửa xe của anh Bùi Văn Thắng ngay đầu ngõ nhà ông Dớn lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Anh tâm sự cho tôi nghe về tâm trạng của anh những ngày khi mới ở tù ra: Gia đình khánh kiệt, anh em bạn bè xa lánh, bà con khu phố đều nhìn anh với ánh mắt xa lạ, khinh miệt đầy cảnh giác khi họ biết anh vẫn là con nghiện đói thuốc. Thế rồi cha Dớn đến, với tấm lòng của một người cha, người ông, ông Dớn đã động viên anh bằng những tình cảm chân thành nhất: “Con người ta, ai cũng mắc sai lầm đôi lần. Con có thể sa ngã nhưng đó chưa hẳn là đáng trách. Nếu con không biết tu tỉnh bằng nghị lực của mình thì con rất đáng lên án, rất đáng bỏ đi. Không có cách nào khác là tự con phải vươn lên”. Nghe lời ông, anh quyết tâm đi cai nghiện để làm lại cuộc đời. Rồi khi anh ở trại cai nghiện về, cha Dớn đã cho anh vay 3 triệu đồng để mua máy móc làm nghề rửa xe máy, mỗi ngày anh trả góp cho cha Dớn 5.000 đồng.
Ngoài anh Thành, anh Thắng, ông Dớn còn giúp đỡ nhiều cảnh đời khác như anh Bút phụ xe khách, bà Thanh ở cửa hàng bán nước… có cuộc sống ổn định, thu nhập mỗi tháng ít nhất cũng phải 500.000 đồng.
Suốt 24 năm qua, ông đã giúp đỡ 17 người sa ngã hòa nhập cuộc sống, sống cuộc đời có ích cho xã hội, có công ăn việc làm ổn định. Khu phố 4 do ông quản lý từ khu phố trọng điểm về tệ nạn xã hội đã trở thành khu phố điển hình trong phong trào thi đua của thành phố Hải Dương.
Với tấm lòng và những việc làm của mình, ông Cao Xuân Dớn đã được Bộ Công an, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều giấy khen cao quý khác.
Ánh Ngọc
Tấm lòng người lính cụ Hồ
Khu dân cư số 4 nơi ông ở có tới 331 hộ dân với 1231 nhân khẩu, đa số dân đều làm nghề tự do và đây cũng là nơi tập trung rất đông khách vãng lai, tình hình an ninh không được đảm bảo do có khá nhiều đối tượng nghiện ma túy coi đây là nơi “hành nghề”. Ông bảo “Là một người lính cụ Hồ, tôi không quản mọi khó khăn, nề hà, làm được bất cứ việc gì cho nhân dân mình, đất nước mình, dù phải hi sinh, tôi cũng quyết tâm làm đến cùng!” .Bản lĩnh anh bộ đội cụ Hồ được tôi luyện từ trong chiến trường đã rèn luyện cho ông Dớn ý chí kiên cường, dám nghĩ dám làm.
|
Ông Cao Xuân Dớn |
Nghĩ là làm, ông Dớn quyết tâm bước vào trận chiến mới với muôn vàn khó khăn thử thách là đưa những phận người lầm lạc ấy cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng cái khó nhất mà ông Dớn gặp phải là những con người đã một thời sa ngã “vào tù ra tội” ấy luôn mang trong mình tâm lý bất cần và sống buông thả, bị mọi người xa lánh nên việc thuyết phục họ là điều cực kì khó khăn. Trăn trở suy nghĩ ngày đêm, cuối cùng ông nhận ra rằng: “Muốn đưa người sa ngã trở lại con đường hoàn lương thì không có cách nào khác là phải tạo được công ăn việc làm ổn định cho họ. Chỉ như thế thì họ mới tu chí làm ăn, không nghĩ đến chuyện chơi bời hút chích nữa…”
Cha Dớn với cuộc “thai nghén” những đứa con nuôi
Đứa con nuôi mà ông Dớn ấn tượng và cũng là người đầu tiên ông “thai nghén” thành công là anh Phạm Xuân Thành – một giang hồ khét tiếng ở đất Hải Dương những năm 90. Nếu không có ông Dớn thì chắc có lẽ giờ này anh Thành đang ở trong trại giam hoặc đã bị nàng tiên nâu lôi đi.
Khi nhắc lại quá khứ, anh tâm sự: “Năm 1993 là thời gian đen tối nhất của gia đình anh. Nhà có 6 người thì cả 6 đều dính đến “nàng tiên nâu”, 3 người đã chết vì AIDS. Kẻ ra tù, người vào trại như cơm bữa. Bản thân tôi, năm 1995, tôi cũng đi cai về nhưng khi hòa nhập cộng đồng, tôi lại bị bạn bè rủ rê lôi kéo nên nghiện lại.”
Ra tù với hai bàn tay trắng, anh em trong gia đình đều nghiện cả nên họ hàng cũng xa lánh, những cơn vật vã vì thiếu thuốc và sự đàm tiếu nghi kỵ của người đời khiến anh lủi thủi một mình trong nhà không dám ra đường. Thành đã sống những tháng ngày ấy bằng sự tự dằn vặt, căm ghét bản thân mình và tiếp tục lối sống buông thả, bất cần.
Ông Dớn với gia đình anh Thành |
Có phương tiện kiếm sống là sẽ có cơ hội làm lại cuộc đời, Thành đã không bỏ lỡ. Anh cố gắng, chăm chỉ rong ruổi đạp xích lô khắp các ngõ phố của thành phố để kiếm tiền mưu sinh. Những đồng tiền kiếm được tuy vất vả nhưng nó vô cùng giá trị. Lần đầu tiên trong đời, Thành hiểu được giá trị của cuộc sống. Tối nào khi đi làm về, anh Thành cũng mang xe qua nhà ông Dớn cất và trả góp cho ông 3000 mỗi ngày. Dần dân, mọi người trong khu phố thấy được sự thay đổi của Thành, họ đã có cái nhìn thiện cảm hơn với anh.
Hiện nay, Thành đã có một gia đình hạnh phúc với một bé trai, một bé gái rất kháu khỉnh. Chính vì cai nghiện thành công và là một tấm gương sáng nên Thành đang giữ chức đội trưởng đội Đồng Đẳng, thuộc Sở y tế Hải Dương, hằng ngày đi tuyên truyền viên cho phong trào phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS với mức phụ cấp 900.000đ/tháng. Thành đã dùng chính quá khứ khổ đau và ý chí làm lại cuộc đời của mình để thuyết phục, vận động những đối tượng nghiện ngập khác trên địa bàn trở lại làm người chân chính.
Quán rửa xe của anh Bùi Văn Thắng ngay đầu ngõ nhà ông Dớn lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Anh tâm sự cho tôi nghe về tâm trạng của anh những ngày khi mới ở tù ra: Gia đình khánh kiệt, anh em bạn bè xa lánh, bà con khu phố đều nhìn anh với ánh mắt xa lạ, khinh miệt đầy cảnh giác khi họ biết anh vẫn là con nghiện đói thuốc. Thế rồi cha Dớn đến, với tấm lòng của một người cha, người ông, ông Dớn đã động viên anh bằng những tình cảm chân thành nhất: “Con người ta, ai cũng mắc sai lầm đôi lần. Con có thể sa ngã nhưng đó chưa hẳn là đáng trách. Nếu con không biết tu tỉnh bằng nghị lực của mình thì con rất đáng lên án, rất đáng bỏ đi. Không có cách nào khác là tự con phải vươn lên”. Nghe lời ông, anh quyết tâm đi cai nghiện để làm lại cuộc đời. Rồi khi anh ở trại cai nghiện về, cha Dớn đã cho anh vay 3 triệu đồng để mua máy móc làm nghề rửa xe máy, mỗi ngày anh trả góp cho cha Dớn 5.000 đồng.
Ngoài anh Thành, anh Thắng, ông Dớn còn giúp đỡ nhiều cảnh đời khác như anh Bút phụ xe khách, bà Thanh ở cửa hàng bán nước… có cuộc sống ổn định, thu nhập mỗi tháng ít nhất cũng phải 500.000 đồng.
Suốt 24 năm qua, ông đã giúp đỡ 17 người sa ngã hòa nhập cuộc sống, sống cuộc đời có ích cho xã hội, có công ăn việc làm ổn định. Khu phố 4 do ông quản lý từ khu phố trọng điểm về tệ nạn xã hội đã trở thành khu phố điển hình trong phong trào thi đua của thành phố Hải Dương.
Với tấm lòng và những việc làm của mình, ông Cao Xuân Dớn đã được Bộ Công an, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều giấy khen cao quý khác.
Ánh Ngọc