- Ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, người nữ thương binh ¼ Nguyễn Thị Hồng vẫn luôn được mọi người trìu mến ví như loài hoa xương rồng gai góc và kiêu hãnh trong gió cát sa mạc. Dẫu vết thương chiến tranh đã khắc sâu trên thân thể và kí ức nhưng chị vẫn đang “chiến đấu” vì sự sống, khao khát được yêu thương và lập lên những “chiến tích” kì diệu giữa thời bình.
TIN BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:
“Năm tháng xông pha”(*)
Căn phòng nhỏ nằm trong góc cuối khu Gia đình, thuộc Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh nhỏ nhắn mà ấm cúng. Lúc chúng tôi đến đã tranh thủ nhìn những bức ảnh và bằng khen treo đầy tường nhà, chị Hồng nói như khoe với anh bác sĩ đi cùng: “Thằng Đức thứ ba này bảo vệ Thạc sĩ đấy chú ạ”. Rồi quay sang tôi như thanh minh: “Thằng Đức là đứa thứ hai nhà chúng tôi. Thứ ba này, nó bảo vệ Thạc sĩ đấy cô”. Nghĩa là, khi tôi đang ngồi viết bài này thì người nữ thương binh không còn cả hai tay ấy đã có hai người con trai: một người đã là Thạc sĩ đang công tác tại trường THPT chuyên Thái Bình, một người vừa bảo vệ thành công khóa luận thạc sĩ. Người nữ thương binh kiên cường ấy đã chiến thắng được bệnh tật và nỗi đau thể xác, tìm được hạnh phúc nhờ tình yêu thương của người chồng, người con và tình người, tình đồng chí, đồng đội trên mảnh đất Thuận Thành nồng hậu. Chị kể: “Là người phụ nữ mà bị cụt cả hai tay, coi như cuộc đời bỏ đi. Nhưng ông trời đã cho cơ hội để vượt qua chính mình, để tôi tìm được hạnh phúc. Cho tôi thêm hai đứa con trai, chăm ngoan, học giỏi. Nghĩ lại những tháng ngày đã qua, vẫn tưởng như một giấc mơ…”
Người con gái Nguyễn Thị Hồng quê ở xã Sơn Trung, huyện Lương Sơn (Hà Tĩnh). Như bao thanh niên trong làng, trong xã khi khí thế cách mạng sục sôi, những phong trào thanh niên “Năm xung phong”, “Nơi đâu chiến trường cần thanh niên có mặt, nơi đâu có giặc thanh niên xuất quân”.. phát triển rất mạnh. Năm 1965, cũng là lúc vừa tròn đôi mươi Hồng hăng hái làm đơn tình nguyện đi thanh niên xung phong khóa đầu. Chị bảo, hồi đó người ta chẳng sợ gì cả, chỉ tâm niệm sống thì phải chiến đấu, nơi nào có giặc thì có thanh niên xung phong. Đồng đội vẫn thường bảo nhau: “Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực”. Ai ai cũng mang trong mình tinh thần Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Chị không thể đứng ngoài cuộc.
Vậy là cô thôn nữ quanh năm chẳng đi đâu quá lũy tre làng mình, vì lời kêu gọi của cách mạng đã rời xa gia đình hàng trăm cây số, tới một nơi chỉ có rừng rú, bom đạn. Công việc chính của những nữ thanh niên xung phong hồi đó là mở đường, san lấp hố bom để bộ đội tải hàng xuyên suốt, trực máy bay, trực pháo, trực tín hiệu, khi có xe bị bom đạn đánh cháy thì sơ cứu, đưa thương binh vào nơi an toàn và…chôn cất đồng đội hy sinh…cùng trăm ngàn thứ việc không tên khác.
Tiểu đội của chị Hồng hồi đó có hơn 10 người, hầu hết đều là người con xứ Nghệ Tĩnh - mảnh đất ghi dấu biết bao chiến công của các thế hệ đi trước, đi đầu trong các phong trào đánh giặc cứu nước của cả dân tộc. Tuổi đời những thanh niên xung phong ngày ấy đều từ 17 đến 20. Họ đang rất trẻ, đầy nhiệt huyết với cách mạng và dám chấp nhận hy sinh.. Cuộc sống sinh hoạt của thanh niên xung phong chủ yếu trong hang núi, bữa ăn hàng ngày là cơm muối và món ca la thầu (su hào muối do Trung Quốc viện trợ). Canh rau tàu bay, hoa chuối chị em gặp hái trong rừng để cái thiện là đặc sản mà lâu lâu mới được ăn một bữa.
Hồi năm 1966, giặc Mỹ tăng cường bắn phá, suốt ngày đêm không lúc nào ngớt tiếng bom đạn. Ban ngày chúng thả bom, thả lính đặc công xuống những vùng đất chúng cho là trọng yếu, từng tấc đất bị cày lên, hố bom chồng hố bom. Ban đêm chúng thả pháo sáng, ném bom bi, bắn đạn rốc-két nhằm tiêu diệt lực lượng ứng của ta, thậm chí ác độc rải hóa chất khắp các dòng sông, con suối dọc đường Trường Sơn gây hậu quả thảm khốc…Những “Cô gái mở đường” đã đi vào lời thơ, tiếng hát trong chiến tranh được nuôi sống bằng cơm vắt rau rừng, vất vả, thiếu thốn mọi. Họ gầy yếu và già đi rất nhiều so với cái tuổi đôi mươi của mình. Ở rừng Trường Sơn hơn 1 năm chị Hồng bị sốt rét ác tính phải tiêm ký ninh vàng triền miên, tóc rụng từng mảng đến trắng đầu, chị em trong đội cũng không tránh khỏi. Nhưng, càng gian khổ, giặc Mỹ càng bắn phá ác liệt thì lại càng làm cho những người con đất Việt thêm yêu quê hương, tổ quốc, thêm gan dạ, kiên cường, dũng cảm, chắc tay súng để bảo vệ quê hương.
Đầu năm 1968, nghe tin giặc Mỹ đánh sát đến thành Vinh, chiến trường đã mở rộng đến làng quê yêu dấu, nơi có cha, có mẹ, có anh chị em và những người thân yêu của mình. Chị cùng đồng đội lại thêm quyết tâm chiến đấu. Ngày ngày cùng đồng đội trèo đèo lội suối, Hồng nhớ một bên là núi đá Trường Sơn vách dựng đứng, dưới chân là con sông quặn đau bởi bom đạn giặc thù, họ kiên cường vượt qua biết bao dốc cao, núi thẳm, những ngầm, suối chảy xiết, kiên nhẫn mở từng đoạn đường. Một ngày máy bay địch quần thảo dữ dội, trong lúc cả tiểu đội đang phá đường thì bị B52 dội bom, nhiều đồng chí, đồng đội đã hy sinh, chị Hồng may mắn thoát chết, nhưng đôi tay thì không còn. Sau nhiều ngày hôn mê, khi tỉnh dậy tại Bệnh viện 14 thuộc Binh trạm 12 trong rừng Trường Sơn… chị Hồng không diễn tả nổi cảm xúc và tâm trạng của mình khi không còn đôi tay- nghĩa là không còn có thể chiến đấu, cũng tan biến luôn cuộc đời người con gái với khát vọng được chiến đấu, với ước mơ về tình yêu, hạnh phúc, một mái nhà êm ấm và những đứa con nhỏ.
Từ Bệnh viện 14 chị được chuyển sang Bệnh viện quân khu 4, rồi ra Viện 203 ngoài Bắc. Hồng tập quen dần với cuộc sống thiếu mất đi đôi tay. Chị đã bắt đầu tập bước đi đầu tiên. Những tưởng đơn giản mà không hề dễ dàng: hai tay không còn, đôi chân cũng không chiều theo ý chị, thường xuyên bị mất thăng bằng do nhiều ngày tê liệt. Nhiều tháng sau đó, chị Hồng không thể chủ động trong sinh hoạt, mọi việc từ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh… đều phụ thuộc vào sự chăm sóc của y tá.
Một năm sau khi chị bị thương thì nghe được tin Bác mất. Cả khu điều dưỡng khi ấy khóc như mưa. Bất cứ người con xứ Nghệ nào trước đây và cả bây giờ cũng mang trong mình niềm tự hào vì quê hương mình đã sinh ra người con vĩ đại của dân tộc Hồ Chí Minh, nên nỗi đau khi Bác ra đi mà chưa một lần nhìn thấy Bác lại nhân lên gấp bội trong lòng người nữ thương binh ấy. Khi cả khu điều dưỡng được nghe di chúc của Bác trên đài phát thanh, mắt ai cũng đỏ hoe mà trong lòng nhủ thầm: trong chiến đấu, hy sinh mất mát còn không sợ thì tại sao lại sợ và không thể vượt qua chính bản thân mình. Đấy cũng là lần đầu tiên sau hơn một năm cuộc sống quanh chị từ màu xám xịt lại có thêm những tia nắng ấm áp. Lần đầu tiên sau hơn 365 ngày chị bỗng cảm thấy xung quanh mình còn biết bao điều ý nghĩa, còn nhiều điều để sống và chiến đấu. Chị lại bước vào một cuộc chiến đấu mới: chiến đấu để vượt qua bệnh tật và nỗi đau thể xác của bản thân mình.
“Có mối tình song song thế kỷ”(**)
Cuối năm 1968, nữ thương binh Nguyễn Thị Hồng chính thức được chuyển về Trại thương binh 1, chuyên chăm sóc thương binh nặng, nay là Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, người mẹ già của cô cũng lặn lội khắp các bệnh viện thăm con. Cũng từ đây, một chuyện tình đẹp được viết lên: Vào một ngày đẹp trời, người con trai quê hương Hà Tĩnh mà chị đã từng yêu thương đến trình bày với lãnh đạo Trung tâm xin gặp chị Hồng. Họ đã sững sờ khi nhìn thấy nhau, cả hai đều không kìm được nước mắt. Người con trai ấy là Hoàng Văn Uyên, chính là người bạn đời, người cha của 2 cậu con trai giỏi giang, tuấn tú sau này.
Mối tình của đôi trai gái được viết lên từ chính trong những năm tháng chiến đấu ác liệt nhất tại rừng Trường Sơn, gặp nhau rồi cảm mến, rồi thầm thương nhưng không dám nói, vì cuộc chiến trước mắt vẫn còn lắm gian nan, chỉ có những ánh mắt trao vội, dồn sức cho những cung đường. Vậy mà, người con trai ấy cũng đã đi khắp các chiến trường để nghe tin tức và tìm gặp được người con gái anh yêu thương, khi cả hai đã không còn lành lặn- anh bây giờ cũng là thương binh.
“Có trong những giấc mơ tôi cũng không nghĩ rằng anh đến tìm tôi ở Trung tâm này. Tôi đã nghĩ, sẽ chẳng bao giờ gặp lại anh ấy nữa. Chiến tranh ác liệt, có thể anh ấy đã hy sinh hay anh ấy cũng đã tìm cho mình được một người vợ lành lặn để yêu thương. Chắc gì anh ấy đã chấp nhận kẻ tàn tật như mình. Vậy mà anh ấy đã đến và ở lại cho đến tận bây giờ”- Chị Hồng nhớ lại.
Năm 1969, Trung tâm đã tổ chức đám cưới cho đôi uyên ương tình sâu nghĩa nặng. Đám cưới trong những năm tháng chiến tranh như bao vùng quê khác, chẳng có gì nhiều ngoài mấy phong lương khô, nhưng lại đầy ắp tình người, tình đồng đội. Đặc biệt hơn cả là, những người đến dự đám cưới của anh chị đều ngồi trên xe lăn, cả một khoảng sân đầy ắp xe lăn…Đấy là hình ảnh mà cả cuộc đời chị không bao giờ quên. Nếu ngày đấy có một bức ảnh ghi lại, chắc chắn, chị sẽ treo bức ảnh đó giữa nhà để ai đến cũng có thể thấy được anh chị và các đồng đội đã sống, đã yêu thương thế nào.
Năm nào cũng vậy, cứ trái gió, trở trời là vết thương chị lại đau dữ dội, dù uống thuốc giảm đau cũng không thấm vào đâu. Do đó, gần 10 năm sau anh chị mới sinh đứa con trai đầu lòng. Rồi ba năm sau đứa con thứ hai ra đời. Mọi việc gia đình từ cơm nước, nấu nướng, chăm sóc khi vợ đẻ một tay anh Uyên lo liệu, chị chưa kịp buồn hay tủi thân thì anh đã thấu hiểu. Những năm tháng nuôi cho hai đứa con trưởng thành là từng ngày chị và anh tần tảo sớm hôm, làm đủ mọi nghề mà sức khỏe cho phép để nuôi con trưởng thành: từ trồng rau, nuôi lợn đến đi buôn bán…Vợ chồng bảo nhau: “đất quê mình là đất hiếu học, hai vợ chồng đều không được cái may mắn học hành thì bây giờ phải đầu tư cho hai đứa học nên người. Có tốn kém mấy cũng phải học”. Bảo sao, làm vậy, anh chị thay nhau tìm hiểu những cách làm mới, cải thiện cây trồng, con giống. Chị còn một mình lên tận Thái Nguyên để buôn chè mạn về bán. Ban đầu, vốn không có, cũng chưa quen ai nên chỉ dám lấy ít, bán dần dần. Sau này, khi đã quen mối rồi, chị mới bắt đầu ra chợ đổ buôn. Đến nay, chị Hồng đã trở thành bà nội của một đàn cháu nhỏ, nhưng vẫn không bỏ nghề bán chè - cái nghề đã nuôi sống gia đình nhỏ thời điểm khó khăn nhất. Trải qua nửa cuộc đời người nữ thương binh ấy vẫn nghẹn ngào khi nhắc đến chồng mình: “Nếu phải nói một tiếng cảm ơn trong đời thì không ai khác chính là anh ấy. Tình yêu của anh đã tái sinh tôi lần thứ 2…”
Bom đạn đã lùi xa. Hôm nay, hạnh phúc lại nở hoa trên những đau thương mất mát khi xưa. Chiến tranh không dọa nổi khao khát sống, khao khát yêu thương của người lính mà chính chiến tranh lại là động lực thôi thúc người lính lập nên những chiến tích diệu kì: một người nữ thương binh bé nhỏ, bị cụt cả hai tay, chỉ còn 81% sức khỏe vẫn nuôi dưỡng hai người con trai trưởng thành và đang cống hiến cho đất nước. Kí ức chiến tranh của những người thương binh hôm nay là minh chứng hùng hồn cho sự thất bại thảm hại của kẻ thù trước ý chí sắt đá của mỗi chiến sĩ nói chung và toàn dân tộc nói riêng.
Thanh Hoa
(*) (**): Hai câu thơ trong bài thơ “Có một tình yêu” của nhà thơ Phạm Công Liên - thương binh đang điều dưỡng tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành.
TIN BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:
Tình già đẹp như tiên
“Tỷ phú” giữ kí ức về lá cờ tổ quốc trong mùa thu 9/1945
Hạnh phúc dịu dàng, hoàn lương ngời sáng
Hạnh phúc không cần... ánh sáng
Tình yêu người lính: 10 năm chăm vợ liệt giường
“Tỷ phú” giữ kí ức về lá cờ tổ quốc trong mùa thu 9/1945
Hạnh phúc dịu dàng, hoàn lương ngời sáng
Hạnh phúc không cần... ánh sáng
Tình yêu người lính: 10 năm chăm vợ liệt giường
“Năm tháng xông pha”(*)
Căn phòng nhỏ nằm trong góc cuối khu Gia đình, thuộc Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh nhỏ nhắn mà ấm cúng. Lúc chúng tôi đến đã tranh thủ nhìn những bức ảnh và bằng khen treo đầy tường nhà, chị Hồng nói như khoe với anh bác sĩ đi cùng: “Thằng Đức thứ ba này bảo vệ Thạc sĩ đấy chú ạ”. Rồi quay sang tôi như thanh minh: “Thằng Đức là đứa thứ hai nhà chúng tôi. Thứ ba này, nó bảo vệ Thạc sĩ đấy cô”. Nghĩa là, khi tôi đang ngồi viết bài này thì người nữ thương binh không còn cả hai tay ấy đã có hai người con trai: một người đã là Thạc sĩ đang công tác tại trường THPT chuyên Thái Bình, một người vừa bảo vệ thành công khóa luận thạc sĩ. Người nữ thương binh kiên cường ấy đã chiến thắng được bệnh tật và nỗi đau thể xác, tìm được hạnh phúc nhờ tình yêu thương của người chồng, người con và tình người, tình đồng chí, đồng đội trên mảnh đất Thuận Thành nồng hậu. Chị kể: “Là người phụ nữ mà bị cụt cả hai tay, coi như cuộc đời bỏ đi. Nhưng ông trời đã cho cơ hội để vượt qua chính mình, để tôi tìm được hạnh phúc. Cho tôi thêm hai đứa con trai, chăm ngoan, học giỏi. Nghĩ lại những tháng ngày đã qua, vẫn tưởng như một giấc mơ…”
Người con gái Nguyễn Thị Hồng quê ở xã Sơn Trung, huyện Lương Sơn (Hà Tĩnh). Như bao thanh niên trong làng, trong xã khi khí thế cách mạng sục sôi, những phong trào thanh niên “Năm xung phong”, “Nơi đâu chiến trường cần thanh niên có mặt, nơi đâu có giặc thanh niên xuất quân”.. phát triển rất mạnh. Năm 1965, cũng là lúc vừa tròn đôi mươi Hồng hăng hái làm đơn tình nguyện đi thanh niên xung phong khóa đầu. Chị bảo, hồi đó người ta chẳng sợ gì cả, chỉ tâm niệm sống thì phải chiến đấu, nơi nào có giặc thì có thanh niên xung phong. Đồng đội vẫn thường bảo nhau: “Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực”. Ai ai cũng mang trong mình tinh thần Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Chị không thể đứng ngoài cuộc.
Vậy là cô thôn nữ quanh năm chẳng đi đâu quá lũy tre làng mình, vì lời kêu gọi của cách mạng đã rời xa gia đình hàng trăm cây số, tới một nơi chỉ có rừng rú, bom đạn. Công việc chính của những nữ thanh niên xung phong hồi đó là mở đường, san lấp hố bom để bộ đội tải hàng xuyên suốt, trực máy bay, trực pháo, trực tín hiệu, khi có xe bị bom đạn đánh cháy thì sơ cứu, đưa thương binh vào nơi an toàn và…chôn cất đồng đội hy sinh…cùng trăm ngàn thứ việc không tên khác.
Tiểu đội của chị Hồng hồi đó có hơn 10 người, hầu hết đều là người con xứ Nghệ Tĩnh - mảnh đất ghi dấu biết bao chiến công của các thế hệ đi trước, đi đầu trong các phong trào đánh giặc cứu nước của cả dân tộc. Tuổi đời những thanh niên xung phong ngày ấy đều từ 17 đến 20. Họ đang rất trẻ, đầy nhiệt huyết với cách mạng và dám chấp nhận hy sinh.. Cuộc sống sinh hoạt của thanh niên xung phong chủ yếu trong hang núi, bữa ăn hàng ngày là cơm muối và món ca la thầu (su hào muối do Trung Quốc viện trợ). Canh rau tàu bay, hoa chuối chị em gặp hái trong rừng để cái thiện là đặc sản mà lâu lâu mới được ăn một bữa.
Thương binh Nguyễn Thị Hồng với tấm danh hiệu 10 chữ vàng |
Đầu năm 1968, nghe tin giặc Mỹ đánh sát đến thành Vinh, chiến trường đã mở rộng đến làng quê yêu dấu, nơi có cha, có mẹ, có anh chị em và những người thân yêu của mình. Chị cùng đồng đội lại thêm quyết tâm chiến đấu. Ngày ngày cùng đồng đội trèo đèo lội suối, Hồng nhớ một bên là núi đá Trường Sơn vách dựng đứng, dưới chân là con sông quặn đau bởi bom đạn giặc thù, họ kiên cường vượt qua biết bao dốc cao, núi thẳm, những ngầm, suối chảy xiết, kiên nhẫn mở từng đoạn đường. Một ngày máy bay địch quần thảo dữ dội, trong lúc cả tiểu đội đang phá đường thì bị B52 dội bom, nhiều đồng chí, đồng đội đã hy sinh, chị Hồng may mắn thoát chết, nhưng đôi tay thì không còn. Sau nhiều ngày hôn mê, khi tỉnh dậy tại Bệnh viện 14 thuộc Binh trạm 12 trong rừng Trường Sơn… chị Hồng không diễn tả nổi cảm xúc và tâm trạng của mình khi không còn đôi tay- nghĩa là không còn có thể chiến đấu, cũng tan biến luôn cuộc đời người con gái với khát vọng được chiến đấu, với ước mơ về tình yêu, hạnh phúc, một mái nhà êm ấm và những đứa con nhỏ.
Từ Bệnh viện 14 chị được chuyển sang Bệnh viện quân khu 4, rồi ra Viện 203 ngoài Bắc. Hồng tập quen dần với cuộc sống thiếu mất đi đôi tay. Chị đã bắt đầu tập bước đi đầu tiên. Những tưởng đơn giản mà không hề dễ dàng: hai tay không còn, đôi chân cũng không chiều theo ý chị, thường xuyên bị mất thăng bằng do nhiều ngày tê liệt. Nhiều tháng sau đó, chị Hồng không thể chủ động trong sinh hoạt, mọi việc từ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh… đều phụ thuộc vào sự chăm sóc của y tá.
Một năm sau khi chị bị thương thì nghe được tin Bác mất. Cả khu điều dưỡng khi ấy khóc như mưa. Bất cứ người con xứ Nghệ nào trước đây và cả bây giờ cũng mang trong mình niềm tự hào vì quê hương mình đã sinh ra người con vĩ đại của dân tộc Hồ Chí Minh, nên nỗi đau khi Bác ra đi mà chưa một lần nhìn thấy Bác lại nhân lên gấp bội trong lòng người nữ thương binh ấy. Khi cả khu điều dưỡng được nghe di chúc của Bác trên đài phát thanh, mắt ai cũng đỏ hoe mà trong lòng nhủ thầm: trong chiến đấu, hy sinh mất mát còn không sợ thì tại sao lại sợ và không thể vượt qua chính bản thân mình. Đấy cũng là lần đầu tiên sau hơn một năm cuộc sống quanh chị từ màu xám xịt lại có thêm những tia nắng ấm áp. Lần đầu tiên sau hơn 365 ngày chị bỗng cảm thấy xung quanh mình còn biết bao điều ý nghĩa, còn nhiều điều để sống và chiến đấu. Chị lại bước vào một cuộc chiến đấu mới: chiến đấu để vượt qua bệnh tật và nỗi đau thể xác của bản thân mình.
“Có mối tình song song thế kỷ”(**)
Cuối năm 1968, nữ thương binh Nguyễn Thị Hồng chính thức được chuyển về Trại thương binh 1, chuyên chăm sóc thương binh nặng, nay là Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, người mẹ già của cô cũng lặn lội khắp các bệnh viện thăm con. Cũng từ đây, một chuyện tình đẹp được viết lên: Vào một ngày đẹp trời, người con trai quê hương Hà Tĩnh mà chị đã từng yêu thương đến trình bày với lãnh đạo Trung tâm xin gặp chị Hồng. Họ đã sững sờ khi nhìn thấy nhau, cả hai đều không kìm được nước mắt. Người con trai ấy là Hoàng Văn Uyên, chính là người bạn đời, người cha của 2 cậu con trai giỏi giang, tuấn tú sau này.
Người nữ thương binh này đã dệt nên câu chuyện tình yêu đẹp và cảm động |
Mối tình của đôi trai gái được viết lên từ chính trong những năm tháng chiến đấu ác liệt nhất tại rừng Trường Sơn, gặp nhau rồi cảm mến, rồi thầm thương nhưng không dám nói, vì cuộc chiến trước mắt vẫn còn lắm gian nan, chỉ có những ánh mắt trao vội, dồn sức cho những cung đường. Vậy mà, người con trai ấy cũng đã đi khắp các chiến trường để nghe tin tức và tìm gặp được người con gái anh yêu thương, khi cả hai đã không còn lành lặn- anh bây giờ cũng là thương binh.
“Có trong những giấc mơ tôi cũng không nghĩ rằng anh đến tìm tôi ở Trung tâm này. Tôi đã nghĩ, sẽ chẳng bao giờ gặp lại anh ấy nữa. Chiến tranh ác liệt, có thể anh ấy đã hy sinh hay anh ấy cũng đã tìm cho mình được một người vợ lành lặn để yêu thương. Chắc gì anh ấy đã chấp nhận kẻ tàn tật như mình. Vậy mà anh ấy đã đến và ở lại cho đến tận bây giờ”- Chị Hồng nhớ lại.
Năm 1969, Trung tâm đã tổ chức đám cưới cho đôi uyên ương tình sâu nghĩa nặng. Đám cưới trong những năm tháng chiến tranh như bao vùng quê khác, chẳng có gì nhiều ngoài mấy phong lương khô, nhưng lại đầy ắp tình người, tình đồng đội. Đặc biệt hơn cả là, những người đến dự đám cưới của anh chị đều ngồi trên xe lăn, cả một khoảng sân đầy ắp xe lăn…Đấy là hình ảnh mà cả cuộc đời chị không bao giờ quên. Nếu ngày đấy có một bức ảnh ghi lại, chắc chắn, chị sẽ treo bức ảnh đó giữa nhà để ai đến cũng có thể thấy được anh chị và các đồng đội đã sống, đã yêu thương thế nào.
Năm nào cũng vậy, cứ trái gió, trở trời là vết thương chị lại đau dữ dội, dù uống thuốc giảm đau cũng không thấm vào đâu. Do đó, gần 10 năm sau anh chị mới sinh đứa con trai đầu lòng. Rồi ba năm sau đứa con thứ hai ra đời. Mọi việc gia đình từ cơm nước, nấu nướng, chăm sóc khi vợ đẻ một tay anh Uyên lo liệu, chị chưa kịp buồn hay tủi thân thì anh đã thấu hiểu. Những năm tháng nuôi cho hai đứa con trưởng thành là từng ngày chị và anh tần tảo sớm hôm, làm đủ mọi nghề mà sức khỏe cho phép để nuôi con trưởng thành: từ trồng rau, nuôi lợn đến đi buôn bán…Vợ chồng bảo nhau: “đất quê mình là đất hiếu học, hai vợ chồng đều không được cái may mắn học hành thì bây giờ phải đầu tư cho hai đứa học nên người. Có tốn kém mấy cũng phải học”. Bảo sao, làm vậy, anh chị thay nhau tìm hiểu những cách làm mới, cải thiện cây trồng, con giống. Chị còn một mình lên tận Thái Nguyên để buôn chè mạn về bán. Ban đầu, vốn không có, cũng chưa quen ai nên chỉ dám lấy ít, bán dần dần. Sau này, khi đã quen mối rồi, chị mới bắt đầu ra chợ đổ buôn. Đến nay, chị Hồng đã trở thành bà nội của một đàn cháu nhỏ, nhưng vẫn không bỏ nghề bán chè - cái nghề đã nuôi sống gia đình nhỏ thời điểm khó khăn nhất. Trải qua nửa cuộc đời người nữ thương binh ấy vẫn nghẹn ngào khi nhắc đến chồng mình: “Nếu phải nói một tiếng cảm ơn trong đời thì không ai khác chính là anh ấy. Tình yêu của anh đã tái sinh tôi lần thứ 2…”
Bom đạn đã lùi xa. Hôm nay, hạnh phúc lại nở hoa trên những đau thương mất mát khi xưa. Chiến tranh không dọa nổi khao khát sống, khao khát yêu thương của người lính mà chính chiến tranh lại là động lực thôi thúc người lính lập nên những chiến tích diệu kì: một người nữ thương binh bé nhỏ, bị cụt cả hai tay, chỉ còn 81% sức khỏe vẫn nuôi dưỡng hai người con trai trưởng thành và đang cống hiến cho đất nước. Kí ức chiến tranh của những người thương binh hôm nay là minh chứng hùng hồn cho sự thất bại thảm hại của kẻ thù trước ý chí sắt đá của mỗi chiến sĩ nói chung và toàn dân tộc nói riêng.
Thanh Hoa
(*) (**): Hai câu thơ trong bài thơ “Có một tình yêu” của nhà thơ Phạm Công Liên - thương binh đang điều dưỡng tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành.