- Báo VietNamNet liên tục nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc hiến kế cho “cách mạng giao thông”.
Ai cũng rõ ùn tắc vì đâu…
Email lamlapquoc@gmail.com viết: Tôi để ý các thành phố lớn ở nước ta lượng người tham gia giao thông lớn quá. Giờ cao điểm tắc đường đã đành giờ bình thường cũng tắc đường. Có ba nguyên nhân gây tắc: Một là phương tiện nhiều. Hai là ý thức tham gia giao thông kém. Ba là đường giao thông không đủ.
Chung nhận định như trên, email: hattieubac@gmail.com viết: Tôi cho rằng, nguyên nhân chính gây ra tắc đường là ý thức của người tham gia giao thông và quá nhiều ô tô cá nhân. Vì thế khi Hà Nội phân làn giao thông, chắc chắn đường giành cho ô tô sẽ dài dằng dặc và nếu có tắc đường là do nhóm này.
“Ta mới có 7% đất dành cho giao thông thì vô phương cứu chữa”, đó là lo ngại của email yeu1phut@yahoo.com. Bạn đọc này đề nghị phải khẩn trương và kiên quyết dành phần đất cho giao thông theo đúng quy định, tôi được biết tiêu chuẩn các đô thị là dành trên 20% đất cho giao thông.
Những đề xuất cụ thể
Bạn Minh Linh email lebaminhlinh130778@yahoo.com.vn cũng nhất trí vấn đề cơ bản vẫn là hạ tầng yếu kém và vì thế có nhiều băn khoăn, đề nghị những người có trách nhiệm phải tính hết các góc cạnh của các vấn đề: Hạn chế xe máy liệu phương tiện vận tải công cộng có đủ sức thu hút người đi không? Hay là cứ hạn chế rồi mặc dân tự phải tìm cách di chuyển! Hạn chế xe máy như vậy thì việc sản xuất xe máy trong nước nhằm mục đích gì? Việc hạn chế này có phân biệt xe công xe tư không? Tốc độ tăng ô tô cá nhân nhanh như hiện nay, liệu hạn chế xe máy có giảm được ùn tắc không?
Những băn khoăn đó phần nào được giải đáp khi đọc email tdchome@yahoo.com viết về thực tế tại TP HCM: Việc phân làn giao thông kết hợp với tăng cường phân luồng giao thông một chiều nhất là với ôtô đã được thực hiện thành công ở TP HCM từ cả năm nay rồi. Kết quả khá tốt vì giảm hẳn các tắc nghẽn giao thông kéo dài. Đầu năm nay Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. HCM cũng đã phát biểu thành công nhất trong quản lý giao thông năm 2010 chính là phân làn giao thông. Chính từ thành công này Bộ Giao thông vận tảiTVT mới có chủ trương mở rộng thực hiện tại Hà Nội.
Bạn Ngô Duy Thìn, email ngoduythin@yahoo.com đề xuất: Làm trước những việc dễ nhưng sẽ có hiệu quả ngay:
- Dọn dẹp sạch sẽ tất cả những vật cản hai bên đường như các bục bệ, các búi dây điện, những hàng quà bánh rong, những người sửa xe đạp , xe máy. Nên làm vỉa hè thật vát không cần lát gạch sát vỉa như ở nước ngoài (sẽ mở rộng đường 1m cả 2 bên).
- Cấm tuyệt đối các loại xe tự chế, xe máy cũ chở hàng cồng kềnh.
- Phạt thật nghiêm cả những người đi xe đạp, đi bộ vi phạm.
- Tại những nơi đã có cầu vượt, cưỡng bức những người đi bộ lên cầu bằng cách làm rào chắn dọc theo vỉa hè có cầu vượt.
- Sửa sang lại mặt đường, kẻ lại các vạch, cắm lại biển báo hợp lý.
Còn đây là ý kiến của bạn Phạm Xuân Tuyên, email phamtuyen57@yahoo.com.vn: Để giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội, tôi xin đề nghị: 1. Đưa các trường đại học ra ngoại thành; 2. Phân luồng xe ôtô, xe máy riêng; giải phóng vỉa hè dành chỗ cho người đi bộ. 3. Xử lý nghiêm đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, đỗ xe ôtô dưới lòng đường, đỗ xe máy trên vỉa hè. Xử lý nghiêm cán bộ công an nhận hối lộ; 4. Giảm bớt xe tắc xi, tăng xe buýt.
Đồng tình với đề xuất trên, email cuong_airbus@yahoo.com viết cụ thể hơn về giảm mật độ người và phương tiện giao thông ở nội thành: Muốn giảm ùn tắc, theo tôi là cứ chuyển hết các bệnh viện trung ương, các trường đại học, các sở ban ngành ra xa ngoại thành.
Bạn Hồ Sỹ Tiến email hosytien10@gmail.com cho rằng: Phân làn xe máy riêng và xe ô tô riêng là hợp lý, nhưng không thể chia như trước đã từng phân chia vì lưu lượng xe máy nhiều mà để làn xe máy quá hẹp sẽ không phù hợp.
“Ở Hà Nội, TP. HCM, xe máy vẫn là một phương tiện chính kiếm sống của phần lớn người dân. Vì thế, trước mắt nên cấm xe máy ở những tuyến phố Cổ, tuyến phố du lịch, đồng thời sẽ cấm xe máy vào những khung giờ nhất định, như giờ cao điểm trong một số tuyến phố hay tắc nghẽn”, đó là đề xuất của bạn Nguyễn Văn Hiệp email hiepcttsp88@yahoo.com.
Ban Bạn đọc
Ảnh minh họa |
Email lamlapquoc@gmail.com viết: Tôi để ý các thành phố lớn ở nước ta lượng người tham gia giao thông lớn quá. Giờ cao điểm tắc đường đã đành giờ bình thường cũng tắc đường. Có ba nguyên nhân gây tắc: Một là phương tiện nhiều. Hai là ý thức tham gia giao thông kém. Ba là đường giao thông không đủ.
Chung nhận định như trên, email: hattieubac@gmail.com viết: Tôi cho rằng, nguyên nhân chính gây ra tắc đường là ý thức của người tham gia giao thông và quá nhiều ô tô cá nhân. Vì thế khi Hà Nội phân làn giao thông, chắc chắn đường giành cho ô tô sẽ dài dằng dặc và nếu có tắc đường là do nhóm này.
“Ta mới có 7% đất dành cho giao thông thì vô phương cứu chữa”, đó là lo ngại của email yeu1phut@yahoo.com. Bạn đọc này đề nghị phải khẩn trương và kiên quyết dành phần đất cho giao thông theo đúng quy định, tôi được biết tiêu chuẩn các đô thị là dành trên 20% đất cho giao thông.
Những đề xuất cụ thể
Bạn Minh Linh email lebaminhlinh130778@yahoo.com.vn cũng nhất trí vấn đề cơ bản vẫn là hạ tầng yếu kém và vì thế có nhiều băn khoăn, đề nghị những người có trách nhiệm phải tính hết các góc cạnh của các vấn đề: Hạn chế xe máy liệu phương tiện vận tải công cộng có đủ sức thu hút người đi không? Hay là cứ hạn chế rồi mặc dân tự phải tìm cách di chuyển! Hạn chế xe máy như vậy thì việc sản xuất xe máy trong nước nhằm mục đích gì? Việc hạn chế này có phân biệt xe công xe tư không? Tốc độ tăng ô tô cá nhân nhanh như hiện nay, liệu hạn chế xe máy có giảm được ùn tắc không?
Những băn khoăn đó phần nào được giải đáp khi đọc email tdchome@yahoo.com viết về thực tế tại TP HCM: Việc phân làn giao thông kết hợp với tăng cường phân luồng giao thông một chiều nhất là với ôtô đã được thực hiện thành công ở TP HCM từ cả năm nay rồi. Kết quả khá tốt vì giảm hẳn các tắc nghẽn giao thông kéo dài. Đầu năm nay Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. HCM cũng đã phát biểu thành công nhất trong quản lý giao thông năm 2010 chính là phân làn giao thông. Chính từ thành công này Bộ Giao thông vận tảiTVT mới có chủ trương mở rộng thực hiện tại Hà Nội.
Bạn Ngô Duy Thìn, email ngoduythin@yahoo.com đề xuất: Làm trước những việc dễ nhưng sẽ có hiệu quả ngay:
- Dọn dẹp sạch sẽ tất cả những vật cản hai bên đường như các bục bệ, các búi dây điện, những hàng quà bánh rong, những người sửa xe đạp , xe máy. Nên làm vỉa hè thật vát không cần lát gạch sát vỉa như ở nước ngoài (sẽ mở rộng đường 1m cả 2 bên).
- Cấm tuyệt đối các loại xe tự chế, xe máy cũ chở hàng cồng kềnh.
- Phạt thật nghiêm cả những người đi xe đạp, đi bộ vi phạm.
- Tại những nơi đã có cầu vượt, cưỡng bức những người đi bộ lên cầu bằng cách làm rào chắn dọc theo vỉa hè có cầu vượt.
- Sửa sang lại mặt đường, kẻ lại các vạch, cắm lại biển báo hợp lý.
Còn đây là ý kiến của bạn Phạm Xuân Tuyên, email phamtuyen57@yahoo.com.vn: Để giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội, tôi xin đề nghị: 1. Đưa các trường đại học ra ngoại thành; 2. Phân luồng xe ôtô, xe máy riêng; giải phóng vỉa hè dành chỗ cho người đi bộ. 3. Xử lý nghiêm đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, đỗ xe ôtô dưới lòng đường, đỗ xe máy trên vỉa hè. Xử lý nghiêm cán bộ công an nhận hối lộ; 4. Giảm bớt xe tắc xi, tăng xe buýt.
Đồng tình với đề xuất trên, email cuong_airbus@yahoo.com viết cụ thể hơn về giảm mật độ người và phương tiện giao thông ở nội thành: Muốn giảm ùn tắc, theo tôi là cứ chuyển hết các bệnh viện trung ương, các trường đại học, các sở ban ngành ra xa ngoại thành.
Bạn Hồ Sỹ Tiến email hosytien10@gmail.com cho rằng: Phân làn xe máy riêng và xe ô tô riêng là hợp lý, nhưng không thể chia như trước đã từng phân chia vì lưu lượng xe máy nhiều mà để làn xe máy quá hẹp sẽ không phù hợp.
“Ở Hà Nội, TP. HCM, xe máy vẫn là một phương tiện chính kiếm sống của phần lớn người dân. Vì thế, trước mắt nên cấm xe máy ở những tuyến phố Cổ, tuyến phố du lịch, đồng thời sẽ cấm xe máy vào những khung giờ nhất định, như giờ cao điểm trong một số tuyến phố hay tắc nghẽn”, đó là đề xuất của bạn Nguyễn Văn Hiệp email hiepcttsp88@yahoo.com.
Ban Bạn đọc