- Hơn 14 năm sau, “Nữ quái” đá đỏ năm nào bây giờ đã là bà chủ một tiệm buôn tạp hoá và một gia đình hạnh phúc cùng một núi công việc xã hội đang chờ phía trước.
TIN BÀI KHÁC:
Ký ức buồn “Nữ quái” đá đỏ
Những năm 1997-2000, nhiều tay anh chị nơi vùng đá đỏ Gia Nghĩa, Đắk Nông tỉnh Đắk Lắk (cũ), nay là tỉnh Đắk Nông không ai không biết đến “Tuyết Nha Trang” là biệt danh của cô gái trẻ Trần Xuân Hiển.
Là con gái út trong một gia đình khá giả ở phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà, Hiển được cha mẹ nuông chiều. Đam mê võ thuật từ nhỏ nên Hiển bỏ học giữa chừng theo học võ. Từng lên võ đài thi đấu dọc miền Trung từ nhỏ, nên cô gái trẻ Xuân Hiển bề ngoài giống như đứa con trai, không bao giờ biết run sợ và hay làm việc nghĩa.
Năm 19 tuổi, một mình Hiển đóng hàng chuyến lên bãi đá sphia huyện Đắk Nông để buôn bán với mộng ước làm giàu.
Nhờ máu giang hồ nghĩa hiệp, Hiển làm quen với nhiều đại ca nơi bãi đá đỏ này, và biệt danh “Tuyết Nha Trang” được các đại ca đặt cho Hiển từ ngày đầu lên bãi đá đỏ buôn bán làm ăn. Những năm 1997-2000, khi đó bãi đá đỏ là nơi hội tụ của dân anh chị tứ xứ đổ về. Ngày đó “Tuyết Nha Trang” mới bước sang tuổi 19. Nhưng các băng nhóm giang hồ nơi miền đá đỏ này phải nể phục vì sự chịu chơi và nghĩa hiệp của cô gái trẻ này..
“Những tháng ngày sống giữa rừng sâu em bị chứng viêm xoang hành hạ, mỗi lúc lên cơn đầu đau như búa bổ. Lúc đó đại ca Dung “Rồng” quê Hà Nam Ninh đưa cho loại bột trắng bảo đó là thuốc chữa viêm xoan cực kỳ hiệu nghiệm, hít sẽ hết đau ngay...” Hiển nhớ lại.
Bắt đầu từ đó, sau mỗi chuyến hàng khô Hiển đóng từ Nhà Trang lên bãi đá đỏ, mỗi khi nhức đầu là Hiển tìm đến đại ca Dung “Rồng” lấy thuốc màu trắng hít vào. Không ngờ đó là heroin, Hiển nghiện lúc nào không hay.
Từ một bà chủ buôn hàng chuyến tiếng tăm lẫy lừng nơi bãi đá đỏ, từng tiêu tiền như nước. Bỗng chốc hàng trăm triệu đồng tiền vốn đóng hàng chuyến đều bay theo loại bột trắng mà Hiển bảo không có nó thì không chịu được.
Hết tiền, Hiển không dám về nhà mà sống dặt dẹo nương tựa vào các đại ca nơi miền đá đỏ suốt hơn 6 năm trời.
Hiển kể: “Cái loại bột trắng chết người ấy em dùng hơn 2 năm mới biết là heroin. Lúc đầu mấy đại ca cho hít mỗi khi nhức đầu, đến khi nghiện loại bột trắng này thì mấy đại ca nơi bãi đá đỏ không cho nữa mà bán. Những lúc thiếu bột trắng ấy em không chịu được, nên tiền làm ra bao nhiêu đều ném sạch vào thứ bột trắng ấy...”
Toàn bộ tiền vốn buôn chuyến thời đó hơn 100 triệu đồng, nếu tính giá trị theo vàng bây giờ khoảng 3 tỷ đồng đều bay theo loại bột màu trắng mà mãi đến bây giờ khi Hiển ngồi nghĩ lại mới thấy hết cái giá phải trả cho những tháng năm lầm lỡ.
Vượt qua bóng đêm làm lại cuộc đời
Trong bóng đêm ngập chìm ma tuý nơi miền đá đỏ giữa rừng thẳm đại ngàn Tây Nguyên, cô gái Nguyễn Xuân Hiển với biệt danh Tuyết “Nha Trang” xinh đẹp, phơi phới tuổi đôi mươi ngày nào bây giờ đã tàn phai nhan sắc sau hơn 7 năm trời ngập ngụa giữa miền đá đỏ để kiếm ma tuý cho thoả cơn khát thèm của một con nghiện nặng.
Vào giữa năm 2000, trong một lần phê thuốc nơi lán trại giữa miền đá đỏ Đắk Nông, “Tuyết Nha Trang” bị lực lượng công an Đắk Lắk truy quét bắt giữ và đưa về cai nghiện tại Trung tâm 05-06 ở Phước An, huyện Krông Bách, tỉnh Đắk Lắk. Hơn 1 năm cai nghiện, Tuyết “Nha Trang” ra trại, không trở về nhà mà tiếp tục tìm về miền đá đỏ gặp các đại ca để nương nhờ.
Lần thứ 2 bị bắt khi cơ quan công an ập vào truy quét các đối tượng nghiện hút nơi miền đá đỏ. Đó là vào ngày 25/6/2005, Tuyết “Nha Trang” nhập trại lần thứ 2.
“Trừ những lúc lên cơn vật vã, lúc tỉnh em quyết tâm làm lại cuộc đời, phải từ bỏ ma tuý...” Hiển kể.
Bắt đầu từ đó, với nghị lực của mình, Hiển bắt đầu hành trình cai nghiện và quyết tâm rời xa ma tuý. Suốt gần 2 năm trời, Hiển lao vào làm việc tại trung tâm, từ cuốc đất gieo trồng đến học các nghề. Sức khoẻ Hiển bắt đầu bình phục và cai nghiện được ma tuý thành công.
“Ngày 2-1-2007 cầm quyết định cho ra trại, em không muốn về mà xin ở lại trung tâm. Nhưng các chú không cho và liên hệ với gia đình đưa em về. Trở lại gia đình với ba mẹ, em thấy ân hận và quyết làm lại cuộc đời...” Hiển nhớ lại.
Hiển nhớ lại ngày đầu tiên về lại với gia đình sau hơn 10 năm lang bạt với “thành tích” là cai nghiện thành công, Hiển không ngần ngại kể sự thật cuộc đời mình với bà con, bạn bè, có người cảm thông, có người xa lánh.
Nhưng những ngày đầu tiên ấy, Hiển được sự dang tay đón chào “thành viên” mới của tổ chức Đoàn phường Ninh Hiệp, thị trấn Ninh Hoà, Khánh Hoà, mà người đầu tiên tìm đến thuyết phục Hiển tham gia công tác đoàn là Phó Bí thư đoàn phường Lê Thanh Ninh.
“Lúc đầu tiếp cận và mời Hiển tham gia công tác đoàn tại địa phương, Hiển hỏi tôi liệu các anh có kỳ thị người như tui không? Tôi chỉ nói đúng một câu: Nếu kỳ thị bạn thì chúng tôi tìm đến bạn để làm gì? Hiển gật đầu đồng ý tham gia.
Bắt đầu từ đó những chương trình công tác đoàn tại địa phương đều có Hiển tham gia đi đầu. Nhiều người dân trong khu phố thấy Hiển trở về mạnh mẽ, lại tham gia công tác xã hội nhiệt tình và được lãnh đạo phường tin yêu giao nhiều việc khó khăn như vận động đối tượng nghiện ma tuý, mại dâm trên địa bàn cai nghiện, hoàn lương.
Từ đó, người dân ngày càn tin yêu Hiển hơn. Chỉ trong thời gian ngắn sau đó, Hiển cùng lực lượng thanh niên xung kích của Đoàn phường Ninh Hiệp giúp đỏ 16 thanh niên lầm lỗi hoàn lương, 60 thanh thiếu niên hư hỏng quay trở về nẻo thiện.
Được sự trợ giúp của Đoàn phường Hiển vay nguồn vốn thanh niên lập nghiệp 20 triệu đồng mở một quầy tạp hoá nhỏ để mưu sinh. Đến năm 2009, Hiển lập gia đình với người bạn học cùng lớp và bây giờ đã có một gia đình êm ấm với cậu con trai 5 tuổi kháu khỉnh.
Hiển kể, công việc hàng ngày là buôn bán làm ăn, tranh thủ thời gian, Hiển xuống địa bàn vận động thanh thiếu niên hư hỏng, các đối tượng nghiện hút...quay về nẻo thiện.
Hôm gặp tôi trong đêm giao lưu “Ước mơ hoàn lương” do Bộ công an tổ chức tại TP. Tam Kỳ, Quảng Nam, Phó Bì thư đoàn Ninh Hiệp Lê Thanh Ninh khoẻ với tôi chiến tích hơn 7 năm nay cả phường anh không còn tệ nạn xã hội, mà công đầu thuộc về Hiển, cô gái một thời lầm lỗi đã tìm đường vượt qua bóng đêm quay về nẻo thiện.
Tôi vẫn còn nhớ như in câu của Hiển khi giao lưu với các bạn trẻ khu vực miền Trung Tây nguyên rằng: “Hãy dũng cảm đứng lên tìm đường mà đi, dù trước mặt là bóng đêm. Nhưng hãy tin ngày mai trời lại sáng...” như một đức tin mà Hiển cũng như hàng nghìn bạn trẻ lầm lỗi một thời đã tìm đường vượt qua để tìm ánh sáng của ngày mới...
Vũ Trung
TIN BÀI KHÁC:
Những ngả đường hoàn lương
“Biệt dược” đôi khi chỉ là tình yêu của chồng
Chuyện đứng lên của cô gái bị mìn cướp mất tuổi trẻ
Giám đốc đi bằng tay và những số phận ám ảnh
“Biệt dược” đôi khi chỉ là tình yêu của chồng
Chuyện đứng lên của cô gái bị mìn cướp mất tuổi trẻ
Giám đốc đi bằng tay và những số phận ám ảnh
Trần Xuân Hiển báo cáo tham luận tại Hội thảo “Ước mơ hoàng lương” do Bộ Công an tổ chức tại Tam Kỳ vừa qua. |
Những năm 1997-2000, nhiều tay anh chị nơi vùng đá đỏ Gia Nghĩa, Đắk Nông tỉnh Đắk Lắk (cũ), nay là tỉnh Đắk Nông không ai không biết đến “Tuyết Nha Trang” là biệt danh của cô gái trẻ Trần Xuân Hiển.
Là con gái út trong một gia đình khá giả ở phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà, Hiển được cha mẹ nuông chiều. Đam mê võ thuật từ nhỏ nên Hiển bỏ học giữa chừng theo học võ. Từng lên võ đài thi đấu dọc miền Trung từ nhỏ, nên cô gái trẻ Xuân Hiển bề ngoài giống như đứa con trai, không bao giờ biết run sợ và hay làm việc nghĩa.
Năm 19 tuổi, một mình Hiển đóng hàng chuyến lên bãi đá sphia huyện Đắk Nông để buôn bán với mộng ước làm giàu.
Nhờ máu giang hồ nghĩa hiệp, Hiển làm quen với nhiều đại ca nơi bãi đá đỏ này, và biệt danh “Tuyết Nha Trang” được các đại ca đặt cho Hiển từ ngày đầu lên bãi đá đỏ buôn bán làm ăn. Những năm 1997-2000, khi đó bãi đá đỏ là nơi hội tụ của dân anh chị tứ xứ đổ về. Ngày đó “Tuyết Nha Trang” mới bước sang tuổi 19. Nhưng các băng nhóm giang hồ nơi miền đá đỏ này phải nể phục vì sự chịu chơi và nghĩa hiệp của cô gái trẻ này..
“Những tháng ngày sống giữa rừng sâu em bị chứng viêm xoang hành hạ, mỗi lúc lên cơn đầu đau như búa bổ. Lúc đó đại ca Dung “Rồng” quê Hà Nam Ninh đưa cho loại bột trắng bảo đó là thuốc chữa viêm xoan cực kỳ hiệu nghiệm, hít sẽ hết đau ngay...” Hiển nhớ lại.
Bắt đầu từ đó, sau mỗi chuyến hàng khô Hiển đóng từ Nhà Trang lên bãi đá đỏ, mỗi khi nhức đầu là Hiển tìm đến đại ca Dung “Rồng” lấy thuốc màu trắng hít vào. Không ngờ đó là heroin, Hiển nghiện lúc nào không hay.
Từ một bà chủ buôn hàng chuyến tiếng tăm lẫy lừng nơi bãi đá đỏ, từng tiêu tiền như nước. Bỗng chốc hàng trăm triệu đồng tiền vốn đóng hàng chuyến đều bay theo loại bột trắng mà Hiển bảo không có nó thì không chịu được.
Hết tiền, Hiển không dám về nhà mà sống dặt dẹo nương tựa vào các đại ca nơi miền đá đỏ suốt hơn 6 năm trời.
Hiển kể: “Cái loại bột trắng chết người ấy em dùng hơn 2 năm mới biết là heroin. Lúc đầu mấy đại ca cho hít mỗi khi nhức đầu, đến khi nghiện loại bột trắng này thì mấy đại ca nơi bãi đá đỏ không cho nữa mà bán. Những lúc thiếu bột trắng ấy em không chịu được, nên tiền làm ra bao nhiêu đều ném sạch vào thứ bột trắng ấy...”
Toàn bộ tiền vốn buôn chuyến thời đó hơn 100 triệu đồng, nếu tính giá trị theo vàng bây giờ khoảng 3 tỷ đồng đều bay theo loại bột màu trắng mà mãi đến bây giờ khi Hiển ngồi nghĩ lại mới thấy hết cái giá phải trả cho những tháng năm lầm lỡ.
Vượt qua bóng đêm làm lại cuộc đời
Phó Bí thư đoàn Ninh Hiệp Lê Thanh Ninh và “nữ quái đá đỏ” Trần Xuân Hiển |
Trong bóng đêm ngập chìm ma tuý nơi miền đá đỏ giữa rừng thẳm đại ngàn Tây Nguyên, cô gái Nguyễn Xuân Hiển với biệt danh Tuyết “Nha Trang” xinh đẹp, phơi phới tuổi đôi mươi ngày nào bây giờ đã tàn phai nhan sắc sau hơn 7 năm trời ngập ngụa giữa miền đá đỏ để kiếm ma tuý cho thoả cơn khát thèm của một con nghiện nặng.
Vào giữa năm 2000, trong một lần phê thuốc nơi lán trại giữa miền đá đỏ Đắk Nông, “Tuyết Nha Trang” bị lực lượng công an Đắk Lắk truy quét bắt giữ và đưa về cai nghiện tại Trung tâm 05-06 ở Phước An, huyện Krông Bách, tỉnh Đắk Lắk. Hơn 1 năm cai nghiện, Tuyết “Nha Trang” ra trại, không trở về nhà mà tiếp tục tìm về miền đá đỏ gặp các đại ca để nương nhờ.
Lần thứ 2 bị bắt khi cơ quan công an ập vào truy quét các đối tượng nghiện hút nơi miền đá đỏ. Đó là vào ngày 25/6/2005, Tuyết “Nha Trang” nhập trại lần thứ 2.
“Trừ những lúc lên cơn vật vã, lúc tỉnh em quyết tâm làm lại cuộc đời, phải từ bỏ ma tuý...” Hiển kể.
Bắt đầu từ đó, với nghị lực của mình, Hiển bắt đầu hành trình cai nghiện và quyết tâm rời xa ma tuý. Suốt gần 2 năm trời, Hiển lao vào làm việc tại trung tâm, từ cuốc đất gieo trồng đến học các nghề. Sức khoẻ Hiển bắt đầu bình phục và cai nghiện được ma tuý thành công.
“Ngày 2-1-2007 cầm quyết định cho ra trại, em không muốn về mà xin ở lại trung tâm. Nhưng các chú không cho và liên hệ với gia đình đưa em về. Trở lại gia đình với ba mẹ, em thấy ân hận và quyết làm lại cuộc đời...” Hiển nhớ lại.
Hiển nhớ lại ngày đầu tiên về lại với gia đình sau hơn 10 năm lang bạt với “thành tích” là cai nghiện thành công, Hiển không ngần ngại kể sự thật cuộc đời mình với bà con, bạn bè, có người cảm thông, có người xa lánh.
Nhưng những ngày đầu tiên ấy, Hiển được sự dang tay đón chào “thành viên” mới của tổ chức Đoàn phường Ninh Hiệp, thị trấn Ninh Hoà, Khánh Hoà, mà người đầu tiên tìm đến thuyết phục Hiển tham gia công tác đoàn là Phó Bí thư đoàn phường Lê Thanh Ninh.
“Lúc đầu tiếp cận và mời Hiển tham gia công tác đoàn tại địa phương, Hiển hỏi tôi liệu các anh có kỳ thị người như tui không? Tôi chỉ nói đúng một câu: Nếu kỳ thị bạn thì chúng tôi tìm đến bạn để làm gì? Hiển gật đầu đồng ý tham gia.
Bắt đầu từ đó những chương trình công tác đoàn tại địa phương đều có Hiển tham gia đi đầu. Nhiều người dân trong khu phố thấy Hiển trở về mạnh mẽ, lại tham gia công tác xã hội nhiệt tình và được lãnh đạo phường tin yêu giao nhiều việc khó khăn như vận động đối tượng nghiện ma tuý, mại dâm trên địa bàn cai nghiện, hoàn lương.
Từ đó, người dân ngày càn tin yêu Hiển hơn. Chỉ trong thời gian ngắn sau đó, Hiển cùng lực lượng thanh niên xung kích của Đoàn phường Ninh Hiệp giúp đỏ 16 thanh niên lầm lỗi hoàn lương, 60 thanh thiếu niên hư hỏng quay trở về nẻo thiện.
Được sự trợ giúp của Đoàn phường Hiển vay nguồn vốn thanh niên lập nghiệp 20 triệu đồng mở một quầy tạp hoá nhỏ để mưu sinh. Đến năm 2009, Hiển lập gia đình với người bạn học cùng lớp và bây giờ đã có một gia đình êm ấm với cậu con trai 5 tuổi kháu khỉnh.
Trần Xuân Hiển và đoàn Khánh Hoà trong buổi giao lưu “ ước mơ hoàn lương” tại Tam kỳ, Quảng Nam |
Hôm gặp tôi trong đêm giao lưu “Ước mơ hoàn lương” do Bộ công an tổ chức tại TP. Tam Kỳ, Quảng Nam, Phó Bì thư đoàn Ninh Hiệp Lê Thanh Ninh khoẻ với tôi chiến tích hơn 7 năm nay cả phường anh không còn tệ nạn xã hội, mà công đầu thuộc về Hiển, cô gái một thời lầm lỗi đã tìm đường vượt qua bóng đêm quay về nẻo thiện.
Tôi vẫn còn nhớ như in câu của Hiển khi giao lưu với các bạn trẻ khu vực miền Trung Tây nguyên rằng: “Hãy dũng cảm đứng lên tìm đường mà đi, dù trước mặt là bóng đêm. Nhưng hãy tin ngày mai trời lại sáng...” như một đức tin mà Hiển cũng như hàng nghìn bạn trẻ lầm lỗi một thời đã tìm đường vượt qua để tìm ánh sáng của ngày mới...
Vũ Trung