- Điều phản cảm nhất mà mọi người đều nhận thấy là tận dụng những khu vườn
cây, thảm cỏ, nhiều thanh niên tổ chức ăn uống, không những thế còn thể
hiện những cử chỉ thái quá gây chướng mắt cho du khách tham quan.
TIN BÀI KHÁC
Mới đây, tôi có dịp về thăm chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km về phía Tây. Những hình ảnh đầu tiên nhìn thấy thật sự ngỡ ngàng trước cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này.
Ngôi chùa ngự trị từ sườn thấp lên trên đỉnh núi cao, trước mặt là xen kẽ những hồ nước và núi đá vôi được cỏ cây bao phủ. Đây là một quần thể chùa được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều La Hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất... Điều này đã gia tăng sự thu hút người dân về thăm chùa cũng như khách du lịch đến đây để được trầm lắng trong những giờ phút thanh tịnh nơi cửa Phật.
Vậy mà, lợi dụng sự nổi tiếng ngôi chùa và buông lỏng quản lý, một số người đã "biến" đất chùa thành nơi kinh doanh kiếm lợi một cách "trắng trợn". Ngay từ đầu cổng chùa, hơn 10 quán nước nhếch nhác được dựng lên, với những cây tre cũ kỹ và nhiều tấm bạt rách nát. Khu gửi xe cũng không chịu thua kém về "độ xấu xí" khi bố trí đối diện còn giá tiền giữ xe thì khá cao, một chiếc xe máy là 10.000 đồng trong khi bảng thông báo chỉ có 3.000đ.
Trước cổng, rất nhiều bảo vệ kiêm chỉ dẫn cho người dân vào chùa, đồng thời yêu cầu "quý khách không được đi xe vào trong chùa". Tuy nhiên, ở phía trong, xe ôm lại thoải mái hoạt động, các tiệm bán hàng lưu niệm bố trí không có vị trí cố định, thậm chí ngay hành lang lên khu trung tâm cũng có rất nhiều "quầy hàng trải trên nền đất", mặc dù trong chùa đã có nơi bán hàng lưu niệm riêng. Còn người bán hàng rong có lẽ nhiều không xuể.
Trong Điện thờ Phật A Di Đà có ghi dòng chữ " Chùa Bái Đính nơi lưu giữ xá lợi Thích Ca Mâu Ni để tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Cấm quay phim – chụp ảnh trong chùa", nhưng dường như chỉ đúng phần câu trên còn xung quanh mọi người thăm quan đều thoải mái tự nhiên chụp ảnh. Ngoài hành lang, trước mỗi tòa điện đều hiện diện rất đông người ăn xin, nhiều du khách không khéo với họ còn nhận được những lời lẽ khó nghe.
Điều phản cảm nhất mà mọi người đều nhận thấy là tận dụng những khu vườn cây, thảm cỏ, nhiều thanh niên tổ chức ăn uống, không những thế còn thể hiện những cử chỉ thái quá gây chướng mắt du khách tham quan.
Dịp Tết cổ truyền chỉ còn vài tháng sắp đến và là dịp ngôi chùa đón tiếp rất đông khách thập phương về thăm. Mong rằng chính quyền địa phương sẽ sớm củng cố lại trật tự, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền cho người dân kinh doanh nơi đây để mang lại sự thanh tịnh đúng nghĩa của chùa Bái Đính và ấn tượng tốt đẹp cho du khách về thăm
VŨ DUY HIỂN
(Ảnh chụp lúc 10h ngày 23-10-2011).
TIN BÀI KHÁC
Trinh tiết mỹ nhân hay là trò lố vệt máu bồ câu
Ám ảnh người phụ nữ "bốc đất để ăn"
Đăng kí kết hôn có liên quan đến hộ khẩu không?
Mua vé tàu Tết Nhâm Thìn qua mạng: nghẽn liên tục
Tôi bị cưỡng hiếp và quỵt tiền bồi thường
Ám ảnh người phụ nữ "bốc đất để ăn"
Đăng kí kết hôn có liên quan đến hộ khẩu không?
Mua vé tàu Tết Nhâm Thìn qua mạng: nghẽn liên tục
Tôi bị cưỡng hiếp và quỵt tiền bồi thường
Mới đây, tôi có dịp về thăm chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km về phía Tây. Những hình ảnh đầu tiên nhìn thấy thật sự ngỡ ngàng trước cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này.
Ngôi chùa ngự trị từ sườn thấp lên trên đỉnh núi cao, trước mặt là xen kẽ những hồ nước và núi đá vôi được cỏ cây bao phủ. Đây là một quần thể chùa được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều La Hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất... Điều này đã gia tăng sự thu hút người dân về thăm chùa cũng như khách du lịch đến đây để được trầm lắng trong những giờ phút thanh tịnh nơi cửa Phật.
Vậy mà, lợi dụng sự nổi tiếng ngôi chùa và buông lỏng quản lý, một số người đã "biến" đất chùa thành nơi kinh doanh kiếm lợi một cách "trắng trợn". Ngay từ đầu cổng chùa, hơn 10 quán nước nhếch nhác được dựng lên, với những cây tre cũ kỹ và nhiều tấm bạt rách nát. Khu gửi xe cũng không chịu thua kém về "độ xấu xí" khi bố trí đối diện còn giá tiền giữ xe thì khá cao, một chiếc xe máy là 10.000 đồng trong khi bảng thông báo chỉ có 3.000đ.
Trước cổng, rất nhiều bảo vệ kiêm chỉ dẫn cho người dân vào chùa, đồng thời yêu cầu "quý khách không được đi xe vào trong chùa". Tuy nhiên, ở phía trong, xe ôm lại thoải mái hoạt động, các tiệm bán hàng lưu niệm bố trí không có vị trí cố định, thậm chí ngay hành lang lên khu trung tâm cũng có rất nhiều "quầy hàng trải trên nền đất", mặc dù trong chùa đã có nơi bán hàng lưu niệm riêng. Còn người bán hàng rong có lẽ nhiều không xuể.
Trong Điện thờ Phật A Di Đà có ghi dòng chữ " Chùa Bái Đính nơi lưu giữ xá lợi Thích Ca Mâu Ni để tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Cấm quay phim – chụp ảnh trong chùa", nhưng dường như chỉ đúng phần câu trên còn xung quanh mọi người thăm quan đều thoải mái tự nhiên chụp ảnh. Ngoài hành lang, trước mỗi tòa điện đều hiện diện rất đông người ăn xin, nhiều du khách không khéo với họ còn nhận được những lời lẽ khó nghe.
Điều phản cảm nhất mà mọi người đều nhận thấy là tận dụng những khu vườn cây, thảm cỏ, nhiều thanh niên tổ chức ăn uống, không những thế còn thể hiện những cử chỉ thái quá gây chướng mắt du khách tham quan.
Dịp Tết cổ truyền chỉ còn vài tháng sắp đến và là dịp ngôi chùa đón tiếp rất đông khách thập phương về thăm. Mong rằng chính quyền địa phương sẽ sớm củng cố lại trật tự, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền cho người dân kinh doanh nơi đây để mang lại sự thanh tịnh đúng nghĩa của chùa Bái Đính và ấn tượng tốt đẹp cho du khách về thăm
Một số quán nước trước cổng vào. |
Khách tham quan tổ chức ăn uống nơi thảm cỏ |
Trước Điện thờ Phật A Di Đà |
Bán hàng rong nơi hành lang |
VŨ DUY HIỂN
(Ảnh chụp lúc 10h ngày 23-10-2011).