TIN BÀI KHÁC:
Đừng dại “xì tiền” khi xin việc vào cơ quan nhà nước
Sốc vì chồng trăng hoa ngay sau đám cưới
Sai động trời những việc to vo nhỏ?
Lấy người ngoại tỉnh…
Bỗng dưng trúng thưởng 2 cây vàng
Cách thức cho vay tiền mà cầm chắc được trả
Bồi thường phải trả cho người gặp tai nạn lao động
Sốc vì chồng trăng hoa ngay sau đám cưới
Sai động trời những việc to vo nhỏ?
Lấy người ngoại tỉnh…
Bỗng dưng trúng thưởng 2 cây vàng
Cách thức cho vay tiền mà cầm chắc được trả
Bồi thường phải trả cho người gặp tai nạn lao động
Cha tôi có 5 người con, 4 người ở Việt Nam, 1 người định cư ở Mỹ. Cha tôi năm nay 81 tuổi có di chúc cho người em út như sau:
- Tôi lập di chúc này cho con tôi là Vũ Thành được quyền thừa kế căn nhà của tôi
- Ông Vũ Thành chỉ dùng để ở, không được mua bán, sang nhượng
- Ngoài ông Vũ Thành ra không ai có quyền hưởng thừa kế di sản này.
Xin được cho biết: vậy khi ông Thành qua đời thì anh em của ông muốn bán nhà có được không, ông Thành có vợ và 1 đứa con, nếu bán thì những ai được hưởng. Chúng tôi còn mẹ nhưng khi làm giấy tờ mẹ tôi đã từ chối nên đã để ba tôi được quyền sở hữu căn nhà. Chân thành cảm ơn. (Bạn đọc giấu tên).
Luật sư tư vấn:
Bố mẹ bạn có 5 người con. Bố bạn lập di chúc có sự đồng ý của mẹ bạn để lại tài sản thừa kế là một căn nhà cho 1 người con là ông Vũ Thành. Bạn muốn biết khi ông Vũ thành qua đời thì những ai được thừa kế căn nhà đó.
Giả sử di chúc của bố bạn là hợp pháp đồng thời mẹ bạn có văn bản đồng ý cho bố bạn toàn quyền định đoạt căn nhà trong di chúc. Thì di chúc đó là căn cứ hợp pháp để chuyển giao quyền sở hữu căn nhà cho ông Vũ Thành.
Phần nội dung bố bạn ghi trong di chúc “ông Vũ Thành chỉ dùng để ở, không được mua bán, sang nhượng” chỉ mang tính răn dạy về mặt đạo đức và pháp luật không thừa nhận điều này. Bố bạn đã để lại quyền sở hữu cho ông Vũ Thành thì ông Thành sẽ có toàn quyền định đoạt đối với phần di sản đó. Nghĩa là ông Thành được phép chuyển nhượng, cho hoặc để lại thừa kế cho người khác.
Trường hợp sau khi ông Thành qua đời, nếu ông Thành có di chúc hợp pháp chỉ định người được thừa kế đối với phần di sản căn nhà thì người thừa kế đó đương nhiên là chủ sở hữu mới của căn nhà.
Nếu ông Thành qua đời không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không hợp lệ, người thừa kế theo di chúc từ chối, không được quyền hưởng di sản ông Thành để lại thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật. Lúc đó theo quy đinh tại Điều 676 BLDS thì di chúc sẽ được phân chia theo từng hàng thừa kế. Trong đó hàng thừa kế thứ nhất bao gồm mẹ, vợ và các con của ông Thành. Vì vậy nếu căn nhà được bán đi thì tài sản sẽ được chia cho những người trên.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
- Tôi lập di chúc này cho con tôi là Vũ Thành được quyền thừa kế căn nhà của tôi
- Ông Vũ Thành chỉ dùng để ở, không được mua bán, sang nhượng
- Ngoài ông Vũ Thành ra không ai có quyền hưởng thừa kế di sản này.
Xin được cho biết: vậy khi ông Thành qua đời thì anh em của ông muốn bán nhà có được không, ông Thành có vợ và 1 đứa con, nếu bán thì những ai được hưởng. Chúng tôi còn mẹ nhưng khi làm giấy tờ mẹ tôi đã từ chối nên đã để ba tôi được quyền sở hữu căn nhà. Chân thành cảm ơn. (Bạn đọc giấu tên).
Ảnh minh họa |
Bố mẹ bạn có 5 người con. Bố bạn lập di chúc có sự đồng ý của mẹ bạn để lại tài sản thừa kế là một căn nhà cho 1 người con là ông Vũ Thành. Bạn muốn biết khi ông Vũ thành qua đời thì những ai được thừa kế căn nhà đó.
Giả sử di chúc của bố bạn là hợp pháp đồng thời mẹ bạn có văn bản đồng ý cho bố bạn toàn quyền định đoạt căn nhà trong di chúc. Thì di chúc đó là căn cứ hợp pháp để chuyển giao quyền sở hữu căn nhà cho ông Vũ Thành.
Phần nội dung bố bạn ghi trong di chúc “ông Vũ Thành chỉ dùng để ở, không được mua bán, sang nhượng” chỉ mang tính răn dạy về mặt đạo đức và pháp luật không thừa nhận điều này. Bố bạn đã để lại quyền sở hữu cho ông Vũ Thành thì ông Thành sẽ có toàn quyền định đoạt đối với phần di sản đó. Nghĩa là ông Thành được phép chuyển nhượng, cho hoặc để lại thừa kế cho người khác.
Trường hợp sau khi ông Thành qua đời, nếu ông Thành có di chúc hợp pháp chỉ định người được thừa kế đối với phần di sản căn nhà thì người thừa kế đó đương nhiên là chủ sở hữu mới của căn nhà.
Nếu ông Thành qua đời không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không hợp lệ, người thừa kế theo di chúc từ chối, không được quyền hưởng di sản ông Thành để lại thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật. Lúc đó theo quy đinh tại Điều 676 BLDS thì di chúc sẽ được phân chia theo từng hàng thừa kế. Trong đó hàng thừa kế thứ nhất bao gồm mẹ, vợ và các con của ông Thành. Vì vậy nếu căn nhà được bán đi thì tài sản sẽ được chia cho những người trên.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).