- “Nhà ông Thoại lúc nào cũng “vườn không, nhà trống” chạy ăn từng bữa, đói lắm. Thằng Phúc cũng thông minh nhưng không có tiền đi học. Nhiều khi cháu thèm ăn đòi ông, không có tiền mua lại phải tìm lý do đánh trống lảng
TIN BÀI KHÁC:
“Mọi người vẫn cứ chép miệng bảo mang nó đến cổng bệnh viện mà bỏ, chứ nuôi nó khổ sở quá. Nhưng ai nỡ lòng nào làm thế đâu” – ông Trần Văn Thoại, thôn Mỹ Thịnh, xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, Thái Bình rưng rưng kể cho chúng tôi nghe về đứa cháu ngoại kém may mắn của mình.
Em Trần Minh Phúc (sinh năm 1999) từ lúc sinh ra đã bị bại liệt, chân tay teo nhỏ, co quắp, không thể tự đi lại. Cuộc đời em gắn liền với chiếc giường và con mèo mướp: “Không giám cho cháu tự đẩy xe ra ngoài vì cái cổng trơn dốc lắm, ngã ra thì khổ. Tôi thì già yếu nên không có sức đẩy xe lăn cho cháu nên cháu cứ phải nằm giường suốt”- ông Thoại chia sẻ.
Đứa cháu tật nguyền lấy mèo làm bạn
Chịu đựng cảnh sống “tách biệt” với “thế giới” bên ngoài, cơ hội được nhìn bạn bè cùng trang lứa vui đùa cũng không có. Người bạn thân lâu nay của Phúc là những chậu cây được trồng vô thức ngay trên giường – nơi mà em đã gắn trọn tuổi thơ ở đó cùng chú mèo mướp – “người bạn” luôn ở bên Phúc, trong vòng tay khát khao yêu thương của em: “Thỉnh thoảng có bạn An sang chơi với cháu, còn “bạn” mèo lúc nào cũng ở đây. Buổi tối bạn mèo ngủ với cháu”- Phúc nhoẻn miệng cười, nói không rõ tiếng.
Thấy vậy, người ông đang ngồi thu mình trên chiếc ghế tựa cũ kỹ, buồn bã nói: “Mấy lần “bí” quá muốn bán con mèo đi nhưng thằng Phúc không cho bán, bán rồi thì ai chơi với nó. Đêm, ai ngủ với nó. Thương cháu không có bạn chơi nên ông cũng không đành lòng bán” – chúng tôi có thể cảm nhận được nỗi bất hạnh đang hiện rõ trên khuôn mặt khắc khổ ấy, đôi mắt ông Thoại rưng rưng, khẽ nén nỗi niềm trong tiếng thở dài đau đớn.
“Nó ngoan và biết ý lắm. Hôm nào thấy ông có công việc cần đi ra ngoài nó bảo ông cứ đi đi, không phải lo cho nó. Rồi nó ngoan ngoãn nằm ở nhà một mình đợi đến khi ông về”- ông Thoại kể.
Tuổi già không người chăm sóc nhưng ông Thoại vẫn chăm chút cho Phúc chẳng khác nào người mẹ chăm đứa con đứt ruột đẻ đau. Việc tắm giặt, ăn uống đến việc đi vệ sinh cho Phúc ông Thoại đều làm rất chu đáo: “Nó không đi được nên phải vệ sinh trên giường. Nhiều khi không kịp thì bậy luôn ở đó, lại đến tay mình dọn dẹp, lau chùi, cái công đi lại thì vất vả lắm”. Quả là vất vả, bởi ông Thoại vẫn phải còng lưng bê từng gầu nước dưới chiếc giếng khơi cách căn nhà khá xa. Thành giếng thấp, nền sân phủ rêu mốc, trơn trượt, thân già cô độc, lại thêm chứng bệnh hoa mắt, chóng mắt hành hạ ông suốt bao năm nay thì quả thật rất nguy hiểm.
Hỏi ông sao không đi khám bệnh, ông Thoại chỉ cười gượng gạo: “Có ai rảnh mà đưa đi, mà đi thì kiểu gì cũng phải cần tiền. Nên thôi cứ ở nhà, chịu được ngày nào hay ngày ấy”.
Giấc mơ…bữa ăn có thịt
Căn nhà không gì đáng giá ngoài chiếc nồi cơm điện và chiếc nồi điện duy nhất dùng để xào nấu: “Mùa đông thì được cắm cơm nhưng mùa hè phải đun bếp củi vì còn tiết kiệm điện để bật quạt nữa”.
Tò mò việc ông chỉ có một nồi để xào nấu, liệu có bất tiện, ông Thoại trả lời: “Có nấu gì nhiều đâu, bữa thì ít rau, bữa thì tấm đậu, con cá khô. Chả mấy khi có 2 món trong một bữa ăn mà lo cần nhiều nồi”- ông Thoại tâm sự. Chúng tôi biết rằng, bữa trưa nay hai ông cháu đã ăn rất ngon lành với món cá khô được nấu từ tối qua để lại. Với ông thịt là một món ăn xa xỉ: “Yếu không làm được nên có mấy sào ruộng phải khoán hết, thóc không đủ ăn. Còn phải chạy ăn từng bữa, nên chả giám mơ bữa ăn có thịt. Nhưng bà con hàng xóm cũng tốt lắm thỉnh thoảng có gì ăn họ đều mang cho. Có nhà vay gạo thì họ cho luôn, không lấy”.
Nhớ đến đứa con gái, là mẹ của cháu Phúc, ông Thoại chỉ vào túi gạo còn vẻn vẹn chưa đầy 10kg nói tiếp: “Biết nhà hết gạo nên vừa lĩnh tháng lương đầu tiên mẹ nó liền mua ngay cho ông cháu ăn qua ngày đấy”. Chị Trần Thị Huế (sinh năm 1977), là mẹ em Phúc cũng là người phụ nữ kém may mắn: “Nhan sắc kém, đã quá tuổi mà chưa có được tấm chồng, đi xin lấy đứa con mong nương tựa tuổi già thì giờ lại ra thế. Quanh năm suốt tháng đi làm thuê mà chả đủ ăn. Khổ thế đấy”- bác N.T.T là hàng xóm chia sẻ.
Ngày trước, chị Huế thường đi giặt áo mưa thuê để được gần nhà, tiện chăm sóc con dại và người bố ốm yếu, nhưng vì đồng lương quá ít ỏi chị Huế đành chuyển sang làm thuê tại một quán ăn trên thành phố, với hi vọng kiếm thêm chút tiền trang trải cuộc sống. Được nghỉ chị lại về qua nhà phụ giúp bố chăm sóc đứa con tật nguyền.
Căn nhà “tàn” chứa đựng những ước mơ
Quanh năm sống cảnh túng thiếu, mùa đông không đủ ấm, mùa hè không đủ mát. Căn nhà cũ nát, ẩm mốc đen xì, tường vôi bong tróc từng mảng lớn để trơ ra những viên gạch đỏ. Mùa này, gió nồm khiến nền nhà nhày nhụa những nước và đất. Bộ bàn ghế cũ rích thấm nước và bụi bẩn dính nhép nhép. Một bên cửa đại đã mục, bên còn lại được thay thế bằng tấm liếp đậy tạm bợ. Cửa sổ cũng đã hỏng hết cánh. Mùa đông, gió lạnh mặc sức lùa vào nhà. Mùa hè, mưa hắt vào tứ phía khiến căn nhà luôn ẩm ướt, mốc meo. Căn phòng bé tí mà đếm trên dưới hơn 14 lỗ thủng to gần bằng bàn tay trên mái nhà: “Mùa mưa thì khổ lắm, trong nhà ướt, bẩn còn hơn ngoài sân. Cũng ước mơ sửa lại cái mái nhà lắm nhưng vẫn còn chưa có tiền để sửa đấy”, ông Thoại buồn rầu nói.
Chiếc đài FM được thay thế cho chiếc tivi – trước đây là người bạn duy nhất của hai ông cháu, nhưng giờ đã hỏng mà không có tiền chữa. Ôm trên tay chiếc đài đang phát một chương trình về sức khỏe, Phúc mỉm cười tâm sự: “Em ước mơ được làm Bác sỹ, để chữa bệnh cho ông và những người đau ốm”, một ước mơ tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại quá đỗi xa vời với em.
“Nó cũng thông minh lắm, cũng muốn được đi học, nhưng hoàn cảnh này sao mà học được. Cũng bắt ông mua sách bút về để học nhưng ai dạy mà học, chỉ nghịch thôi”, ông Thoại thở dài.
Nói về hoàn cảnh gia đình ông Thoại, ông Nguyễn Văn Phàn, là trưởng thôn Mỹ Thịnh cho biết: “Gia đình ông Thoại khó khăn lắm, cháu Phúc bị dị tật bẩm sinh lại không có bố. Gia đình trông chờ vào đồng tiền ít ỏi mẹ cháu kiếm được. Ông Thoại cũng già cả rồi mà vẫn phải chăm sóc cháu dại”.
“Nhà ông Thoại lúc nào cũng “vườn không, nhà trống” chạy ăn từng bữa, đói lắm. Thằng Phúc cũng thông minh nhưng không có tiền đi học. Nhiều khi cháu thèm ăn đòi ông, không có tiền mua lại phải tìm lý do đánh trống lảng. Nhà nước cũng hỗ trợ đấy nhưng ăn thua gì với hoàn cảnh khốn khổ này”, bác N.T.T cảm thông.
Được biết gia đình ông Thoại thuộc diện hộ nghèo trong xã. Hàng tháng em Phúc được hưởng trợ cấp tàn tật với số tiền 180nghìn đồng/tháng. Gia đình ông Thoại và em Phúc cần lắm những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc để bù đắp phần nào những thiệt thòi mà hai số phận kém may mắn ấy đang phải trải qua.
Nguyễn Yến
TIN BÀI KHÁC:
“Không có tiền mổ tim, nhà cháu đành bế con về!”
“Ước sao cháu có thể dậy và ngồi được xe lăn”
Để cứu con tôi bán hết tài sản nhưng không đủ!
Cháu bỏng nặng bà không một xu dính túi
Chân người thợ hồ sẽ hỏng nếu không có tiền
Cậu bé bỏ học nuôi mẹ đã nhận được trên 23 triệu
Rơi nước mắt trước 2 cháu bé bại não…
Người mẹ trẻ ra đi, bỏ đứa con mồ côi
Xót xa bé gái bị bệnh ốp xơ não nằm…chờ chết
Con bỏng nặng, cha cùng quẫn…tự tử
“Ước sao cháu có thể dậy và ngồi được xe lăn”
Để cứu con tôi bán hết tài sản nhưng không đủ!
Cháu bỏng nặng bà không một xu dính túi
Chân người thợ hồ sẽ hỏng nếu không có tiền
Cậu bé bỏ học nuôi mẹ đã nhận được trên 23 triệu
Rơi nước mắt trước 2 cháu bé bại não…
Người mẹ trẻ ra đi, bỏ đứa con mồ côi
Xót xa bé gái bị bệnh ốp xơ não nằm…chờ chết
Con bỏng nặng, cha cùng quẫn…tự tử
“Mọi người vẫn cứ chép miệng bảo mang nó đến cổng bệnh viện mà bỏ, chứ nuôi nó khổ sở quá. Nhưng ai nỡ lòng nào làm thế đâu” – ông Trần Văn Thoại, thôn Mỹ Thịnh, xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, Thái Bình rưng rưng kể cho chúng tôi nghe về đứa cháu ngoại kém may mắn của mình.
Em Trần Minh Phúc (sinh năm 1999) từ lúc sinh ra đã bị bại liệt, chân tay teo nhỏ, co quắp, không thể tự đi lại. Cuộc đời em gắn liền với chiếc giường và con mèo mướp: “Không giám cho cháu tự đẩy xe ra ngoài vì cái cổng trơn dốc lắm, ngã ra thì khổ. Tôi thì già yếu nên không có sức đẩy xe lăn cho cháu nên cháu cứ phải nằm giường suốt”- ông Thoại chia sẻ.
Đứa cháu tật nguyền lấy mèo làm bạn
Chịu đựng cảnh sống “tách biệt” với “thế giới” bên ngoài, cơ hội được nhìn bạn bè cùng trang lứa vui đùa cũng không có. Người bạn thân lâu nay của Phúc là những chậu cây được trồng vô thức ngay trên giường – nơi mà em đã gắn trọn tuổi thơ ở đó cùng chú mèo mướp – “người bạn” luôn ở bên Phúc, trong vòng tay khát khao yêu thương của em: “Thỉnh thoảng có bạn An sang chơi với cháu, còn “bạn” mèo lúc nào cũng ở đây. Buổi tối bạn mèo ngủ với cháu”- Phúc nhoẻn miệng cười, nói không rõ tiếng.
Ông Trần Văn Thoại rưng rưng kể cho chúng tôi nghe về đứa cháu ngoại bị bại liệt từ lúc vừa sinh ra |
“Nó ngoan và biết ý lắm. Hôm nào thấy ông có công việc cần đi ra ngoài nó bảo ông cứ đi đi, không phải lo cho nó. Rồi nó ngoan ngoãn nằm ở nhà một mình đợi đến khi ông về”- ông Thoại kể.
Tuổi già không người chăm sóc nhưng ông Thoại vẫn chăm chút cho Phúc chẳng khác nào người mẹ chăm đứa con đứt ruột đẻ đau. Việc tắm giặt, ăn uống đến việc đi vệ sinh cho Phúc ông Thoại đều làm rất chu đáo: “Nó không đi được nên phải vệ sinh trên giường. Nhiều khi không kịp thì bậy luôn ở đó, lại đến tay mình dọn dẹp, lau chùi, cái công đi lại thì vất vả lắm”. Quả là vất vả, bởi ông Thoại vẫn phải còng lưng bê từng gầu nước dưới chiếc giếng khơi cách căn nhà khá xa. Thành giếng thấp, nền sân phủ rêu mốc, trơn trượt, thân già cô độc, lại thêm chứng bệnh hoa mắt, chóng mắt hành hạ ông suốt bao năm nay thì quả thật rất nguy hiểm.
Hỏi ông sao không đi khám bệnh, ông Thoại chỉ cười gượng gạo: “Có ai rảnh mà đưa đi, mà đi thì kiểu gì cũng phải cần tiền. Nên thôi cứ ở nhà, chịu được ngày nào hay ngày ấy”.
Giấc mơ…bữa ăn có thịt
Căn nhà không gì đáng giá ngoài chiếc nồi cơm điện và chiếc nồi điện duy nhất dùng để xào nấu: “Mùa đông thì được cắm cơm nhưng mùa hè phải đun bếp củi vì còn tiết kiệm điện để bật quạt nữa”.
Tò mò việc ông chỉ có một nồi để xào nấu, liệu có bất tiện, ông Thoại trả lời: “Có nấu gì nhiều đâu, bữa thì ít rau, bữa thì tấm đậu, con cá khô. Chả mấy khi có 2 món trong một bữa ăn mà lo cần nhiều nồi”- ông Thoại tâm sự. Chúng tôi biết rằng, bữa trưa nay hai ông cháu đã ăn rất ngon lành với món cá khô được nấu từ tối qua để lại. Với ông thịt là một món ăn xa xỉ: “Yếu không làm được nên có mấy sào ruộng phải khoán hết, thóc không đủ ăn. Còn phải chạy ăn từng bữa, nên chả giám mơ bữa ăn có thịt. Nhưng bà con hàng xóm cũng tốt lắm thỉnh thoảng có gì ăn họ đều mang cho. Có nhà vay gạo thì họ cho luôn, không lấy”.
Nhớ đến đứa con gái, là mẹ của cháu Phúc, ông Thoại chỉ vào túi gạo còn vẻn vẹn chưa đầy 10kg nói tiếp: “Biết nhà hết gạo nên vừa lĩnh tháng lương đầu tiên mẹ nó liền mua ngay cho ông cháu ăn qua ngày đấy”. Chị Trần Thị Huế (sinh năm 1977), là mẹ em Phúc cũng là người phụ nữ kém may mắn: “Nhan sắc kém, đã quá tuổi mà chưa có được tấm chồng, đi xin lấy đứa con mong nương tựa tuổi già thì giờ lại ra thế. Quanh năm suốt tháng đi làm thuê mà chả đủ ăn. Khổ thế đấy”- bác N.T.T là hàng xóm chia sẻ.
Ngày trước, chị Huế thường đi giặt áo mưa thuê để được gần nhà, tiện chăm sóc con dại và người bố ốm yếu, nhưng vì đồng lương quá ít ỏi chị Huế đành chuyển sang làm thuê tại một quán ăn trên thành phố, với hi vọng kiếm thêm chút tiền trang trải cuộc sống. Được nghỉ chị lại về qua nhà phụ giúp bố chăm sóc đứa con tật nguyền.
Căn nhà “tàn” chứa đựng những ước mơ
Quanh năm sống cảnh túng thiếu, mùa đông không đủ ấm, mùa hè không đủ mát. Căn nhà cũ nát, ẩm mốc đen xì, tường vôi bong tróc từng mảng lớn để trơ ra những viên gạch đỏ. Mùa này, gió nồm khiến nền nhà nhày nhụa những nước và đất. Bộ bàn ghế cũ rích thấm nước và bụi bẩn dính nhép nhép. Một bên cửa đại đã mục, bên còn lại được thay thế bằng tấm liếp đậy tạm bợ. Cửa sổ cũng đã hỏng hết cánh. Mùa đông, gió lạnh mặc sức lùa vào nhà. Mùa hè, mưa hắt vào tứ phía khiến căn nhà luôn ẩm ướt, mốc meo. Căn phòng bé tí mà đếm trên dưới hơn 14 lỗ thủng to gần bằng bàn tay trên mái nhà: “Mùa mưa thì khổ lắm, trong nhà ướt, bẩn còn hơn ngoài sân. Cũng ước mơ sửa lại cái mái nhà lắm nhưng vẫn còn chưa có tiền để sửa đấy”, ông Thoại buồn rầu nói.
Em Phúc bên người bạn là những chậu cây được trồng trong chậu và đặt ngay trên giường |
“Nó cũng thông minh lắm, cũng muốn được đi học, nhưng hoàn cảnh này sao mà học được. Cũng bắt ông mua sách bút về để học nhưng ai dạy mà học, chỉ nghịch thôi”, ông Thoại thở dài.
Nói về hoàn cảnh gia đình ông Thoại, ông Nguyễn Văn Phàn, là trưởng thôn Mỹ Thịnh cho biết: “Gia đình ông Thoại khó khăn lắm, cháu Phúc bị dị tật bẩm sinh lại không có bố. Gia đình trông chờ vào đồng tiền ít ỏi mẹ cháu kiếm được. Ông Thoại cũng già cả rồi mà vẫn phải chăm sóc cháu dại”.
“Nhà ông Thoại lúc nào cũng “vườn không, nhà trống” chạy ăn từng bữa, đói lắm. Thằng Phúc cũng thông minh nhưng không có tiền đi học. Nhiều khi cháu thèm ăn đòi ông, không có tiền mua lại phải tìm lý do đánh trống lảng. Nhà nước cũng hỗ trợ đấy nhưng ăn thua gì với hoàn cảnh khốn khổ này”, bác N.T.T cảm thông.
Được biết gia đình ông Thoại thuộc diện hộ nghèo trong xã. Hàng tháng em Phúc được hưởng trợ cấp tàn tật với số tiền 180nghìn đồng/tháng. Gia đình ông Thoại và em Phúc cần lắm những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc để bù đắp phần nào những thiệt thòi mà hai số phận kém may mắn ấy đang phải trải qua.
Nguyễn Yến
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp đến gia đình ông Trần Văn Thoại, thôn Mỹ Thịnh, xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. 2. Qua Báo VietNamnet (Ghi rõ ủng hộ ông Trần Văn Thoại ở Thái Bình) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER 3. Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ: Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 156 Xã Đàn II, Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 0923457788 - Fax: 04.39744882 Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |