- Sau khi bài viết: Giao thông đường bộ Cấm gì? Thu gì? Nhiều bạn đọc đã tranh luận xung quanh vấn đề này, nhất là tìm nguyên nhân và giải pháp.

Đường hỏng do rút ruột?

Bạn đọc Trần Lê  (Email: cancoem_75cz@yahoo.com) đã đồng tình với lý giải của tác giả bài viết và cho rằng cần giải quyết "cái gốc" của vấn đề, chứ không phải như bộ GTVT muốn giải quyết "phần ngọn" bằng cách bắt dân nộp tiền.Dù là phí hay thuế gì thì người dân cũng đã phải nộp quá nhiều thứ để được hưởng một cái quyền cơ bản của con người (quyền được đi lai) rồi.Trong khi thu nhập trung bình của dân mình thì thấp, nôp phí thì nhiều mà rồi được hưởng từ những chương trình giao thông chất lượng kém.

Đồng tình với quan điểm của bài viết, bạn Đinh Chí Kiên (Email: dinhtienle@yahoo.com) cho rằng đường hư hỏng là do rút ruột công trình. Không thể để những kẻ rút ruột công trình cứ việc đút tiền vào túi cá nhân và những đoàn xe "quá tải" cứ phá nát cầu đường, rồi buộc người dân phải nộp "phí" ngày càng tăng để bảo trì đường bộ! Nếu giảm thiểu được nạn rút ruột công trình và nạn xe quá tải, thì chẳng cần đến thu phí bảo trì, bởi đường xá, cầu cống sẽ bớt hư hỏng nhanh chóng như vẫn diễn ra hằng ngày. Công sức, nhân lực và ngân sách dự định để tổ chức việc thu phí bảo trì đường bộ nên chuyển sang tập trung giải quyết nạn rút ruột công trình và xe quá tải.

Bạn Phạm Văn Khải (Email: keomutngot_hat@yahoo.com) cho rằng bài viết trên của Nguyễn Ngọc Hùng rất hay. Có khoa học, có thực tế, đúng với tình hình đường giao thông hiện nay. Mong các cơ quan chức năng của Nhà nước tiếp thu và nghiên cứu.

Nạn rút ruột công trình và xe chạy quá tải là nguyên nhân chính phá nát các con đường là ý kiến của bạn đọc có Email: hungvuong@gmail.com: Bây giờ người gánh chịu lại là toàn dân. Đề nghị trước tiên các cơ quan có trách nhiệm chấn chỉnh lại các việc thuộc chuyên môn và chức trách của mình trước đi, đừng có cái gì cũng bắt người dân phải gánh chịu!

Tất cả dân gánh chịu

Bạn đọc Thanh Bình Email: (Thanhbinh71@yahoo.com) cho rằng tất cả rồi cũng sẽ đổ lên dầu dân. Các vị ở HH vận tải dù kêu "phí cao" nhưng họ lại mừng vì "phí cao thì cước tăng theo", họ được lợi vì cũng như xe nhà nước, xe nhà giàu và có thêm họ "tham gia giao thông", người nghèo, công chức bỏ giam xe hết, đường càng thoáng, đỡ tốn xăng, mặc sức tung hoành.

Người dân đã chịu quá nhiều loại phí rồi giờ lại phí nữa hỏi đời sống nhân dân sẽ thế nào? Là ý kiến của Nguyễn Mạnh Hùng (Email: datvietvt@yahoo.com). Bạn nêu: Để giảm ùn, tắc phải nhìn vào nguyên nhân chính là quy hoạch đô thị của ta rất yếu kém, Thủ đô ta có khác gì cái chợ đâu mà giảm được tắc. Thiết nghĩ Chính phủ cần xem xét các phí trên và đầu tiên phải lấy ý kiến của dân. Chúng ta càng thận trọng trong mọi việc càng thành công.
 
Còn bạn đọc có Email: caoquangkhai.hu@gmail.com cho rằng: Cước vận chuyển mới đáng quan tâm. Thực sự mấy ngày nay đọc nhiều về việc thu phí bảo trì đường bộ đối với các loại phương tiện vận tải đặc biệt là đối với xe ô tô. Thực chất tôi không quan tâm nhiều đến thị trường ô tô Việt Nam sẽ phát triển như thế nào trong giai đoạn hiên nay, cái mà tôi quan tâm là: Liệu các loại phí cao như vậy ai sẽ là người chịu? nghe qua chắc ai cung nghĩ răng ai có xe ô tô thì phải chịu, tuy nhiên không phải vậy. Giá vận chuyển tăng cao, hàng hóa đến tay người tiêu dùng cũng vì thế mà tăng vọt... cuối cùng thì người phải chịu lại chính là những người dân nghèo, thu nhập thấp mà thôi. Đề nghị những người cầm cân nảy mực xem xét cho kỹ vấn đề này.

Bảo trì đường bộ là tốt thôi, nhưng hãy xem lại tại sao các cầu đường do Việt Nam đầu tư, tư vấn, thi công lại nhanh xuống cấp như vậy. Trong khi đó những con đường, cây cầu mà có đơn vị nước ngoài tham gia lại sử dụng được lâu, chất lượng tốt như vậy. Bây giờ dân đóng tiền để bù vào các thất thoát, như vậy có hợp lý không. Nên trước khi thu phí này tôi kính đề nghị hãy xem xét biện pháp chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản trước. Vì lí do đó đề nghị cần xem xét loại phí này. Đó là ý kiến của bạn đọc Lê quân (Email: qet@gmail.com).

Trách nhiệm của người quản lý

Bạn Văn lâm (Email: manh_23450@yahoo.com.vn) cho rằng người quản lý có trách nhiệm lớn đến chất lượng công trình. Khi anh ngồi vào ghế lãnh đạo một thành phố một triệu dân, anh phải lo đủ hạ tầng cho một triệu dân sinh sống, trong đó có đường giao thông; nếu anh không làm được thì cần xem lại chức trách, nhiệm vụ. Và quan trọng là khi không làm được thì cầm xem xét trách nhiệm chứ quyền lợi thì hưởng mà trách nhiệm thì không thấy.

Cần xem lại nguyên nhân hỏng đường và trách nhiệm của nhà quản lý là ý kiến của bạn Nguyễn Đức Quân (Email: quanyamaha3smailong@gmail.com). Đây đúng là một ý kiến rất hay. Việc làm hỏng đường có nhiều nguyên nhân trong đó trách nhiệm của người quản lý. Có lẽ những việc như bài viết nói ai cũng biết song giải pháp mà anh nêu ra mong các đại biểu Quốc hội nên tham khảo và có ý kiến.

Bạn đọc Le Phong (Email: dovcuong2000@yahoo.com đồng tình và nhấn mạnh cần xem lại chức trách và nguyên nhân hư hỏng các công trình giao thông. Bài viết hợp lý. Tôi đã theo dõi liên tục và giờ mới thấy một giải pháp, một cách làm rất hợp tình hợp lý. Tôi ủng hộ 100%.

Quản lý giao thông ở ta còn nhiều  yếu kém, là quan điểm của bạn Quan Nhan (Email: danhthang_hh@yahoo.com.vn). Bạn cho rằng tham nhũng tràn lan, trăm loại phí đổ đầu người dân..Nặng gánh phí xe. Không hiểu bao giờ dân ta mới có được mức sống bằng các nước trong khu vực?

Ban Bạn đọc