- Sau khi đọc các bài: ‘Đáy’ nào cho BĐS?, ‘Đáy’ BĐS sắp bị phá?, nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
Đã đến ‘đáy’ hay chưa?
Theo email vovansu@hn.vnn.vn thì: “Khi ở giá mà người ta có thể mua được - tức phụ thuộc vào người mua. Lúc đó là đáy!”
Bạn Minh Thanh (email thang.tnt@gmail.com) cho rằng: “BĐS chưa vỡ bong bóng thì chưa thể chạm đáy, mà cũng chưa thấy doanh nghiệp BĐS lớn nào bị phá sản cả.”
Ý kiến của email khachvanglai@yahoo.com: “Bao giờ người dân có tiền mua nhà để ở thì khi đó là giá đáy.”
“Nói TPHCM chạm đáy thì có thể, còn ở Hà Nội thì chưa. Giá BĐS ở Hà Nội phải giảm tiếp 50% nữa mới về giá trị thực. Nếu có thể coi là đáy thì đó mới là đáy”, đó là ý kiến của bạn Việt (email viet_thanh1968@yahoo.com).
Bạn Lê Lan (email lelan13510@yahoo.com) tiếp cận từ góc độ khác: “Bất động sản làm gì có đáy khi nhà nước không thắt chặt cái ‘lòng tham không đáy’ của giới kinh doanh BĐS.”
Quan hệ BĐS –ngân hàng qua email tamtons@gmail.com: “Câu hỏi ‘Đáy’ nào cho BĐS? làm các chủ NH lo ngay ngáy! Tôi chắc chắn rằng khoảng 10tr/m2 nhà chung cư ở nội thành HN mới gọi là đáy vì từ giá thành xây dựng bây giờ mà suy ra thôi! Đất VD3, VD4 rẻ khoảng 2, 3 lần nữa thì hãy mua nhà! Tầm 12-15tr/m2! Các bác chủ BĐS bây giờ nên chuyển nhanh tài sản cho NH mà rảnh nợ! Nhé!”
Email antin@yahoo.com lại chiêm nghiệm: “Hãy nhìn thị trường BĐS Nhật Bản sau khi vỡ bóng những năm cuối thập niên 80 thế kỷ 20, Thailan, Korea cuối thập niên 90 thế kỷ 20, Mỹ năm 2008, thì sẽ thấy hiện nay thị trường BĐS Việt chỉ mới đặt đỉnh và xuống chút ít. Nền kinh tế Nhật Bản vẫn khó sau hơn 20 năm vỡ bóng BĐS, Thái 15 năm , kinh tế Mỹ chưa biết chừng nào hồi phục sau 05 năm điêu đứng vì BĐS. Nếu lấy TTCK để minh hoạ thì sẽ thấy ngay, hiện giờ BĐS đang khoảng 900 điểm trên sàn Hastc sau khi đã đạt 1150 điểm. Nên thị trường BĐS còn lâu mới đến đáy như TTCK nay 320 điểm.”
Giờ muốn thoát vốn khỏi BĐS cũng không dễ?
Theo email hgftrybhevrbt@kflflflflflf.com thì: “Ai mơ BĐS xuống giá mạnh là mơ mộng hão huyền! Có bao nhiêu tiền vay được đổ vào BĐS? Người dân VN không có thói quen vay tiền mua nhà đất. Rất ít người làm việc đó. Toàn là tiền tiết kiệm của chính mình không thôi.”
Bạn Minh Tế (email tapdoandautu@gmail.com) suy ngẫm: “Chẳng thấy có cuộc khủng hoảng nào đơn giản chỉ một đáy rồi lên được ngay. Vì vậy chỉ có cách trường kỳ và thu hồi vốn dần là hợp lý nhất.”
Phân tích của email antin@yahoo.com: “Đáy BĐS sẽ được phá nhanh (chủ động phá) hòng đổ bê tông cho cục nợ xấu đươc nén lại và triệt tiêu (bán nhà tồn kho có tiền trả nợ ngân hàng, ít thiệt hại), thời điểm đó đã đi về nơi xa 2009, 2010. Còn bây giờ có muốn phá nhưng thiếu tiền vật liệu, nhân công nên chọc đâu nợ xấu ngoi lên đến đó (Thống đốc Bình đã công bố nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng xấp xỉ 10% ! Đầu năm vẫn công bố 3%!) nên tới đây sẽ rất khó nếu không có tác động từ bên ngoài (ngân hàng nhà nước!) Nhưng nói gì thì nói, giờ đây,thời điểm này không phải cứ muốn là được. Lực bất tòng tâm rồi.”
Email thanhoang68@vnn.vn nhìn nhận: “Giá BĐS hiện tạm đóng băng vì người ta đang cố giữ nó khỏi tụt xuống thêm mặc dù giá hiện tại vẫn còn xa mới xuống đến giá trị thực (vì ham hố kiếm siêu lợi nhuận bằng việc lợi dụng nhu cầu mặt bằng sống và làm việc nên giá BĐS tại VN đã bị đẩy lên cao rất nhiều lần trong một thời gian dài). Muốn biết giá trị thực của một sản phẩm BĐS bất kỳ tại một thời điểm chỉ cần căn cứ vào giá cho thuê của sản phẩm ấy có thể hoàn vốn trong bao năm là biết.
Đáy BĐS hiện tại sẽ bị bục và rơi xuống đáy khác thấp hơn chứ không có gì trồi lên khỏi đáy bây giờ. Người dân cũng tỉnh táo hơn rồi nên mấy đòn tâm lý chẳng đem lại tác dụng gì. Giá BĐS còn phải xuống nữa. Người dân đâu có thể cứ dại mãi thì không những thiệt thân mà đất nước bao giờ mới phát triển được. Dân trí cũng phải khác xưa, nhất là thời đại internet, đâu tù mù mãi để cho số ít hưởng lợi một cách dễ dàng? Giờ khó khăn muốn thoát vốn khỏi BĐS cũng không dễ. Nói chung bắt đầu thì các đại gia cũng là tay không bắt giặc mà lên, chứ nhìn lại cách đây vài chục năm cả XH mấy ai có nổi vài chục ngàn USD. Cứ là của thiên thì phải trả địa. Đồng tiền lao động đổ mồ hôi, nước mắt mới là đồng tiền mang giá trị thực.”
Ban Bạn đọc