Trên tay Lãnh Văn Huy (11 tuổi) chằng chịt những vết tiêm truyền.
Thuốc, thời gian điều trị dài, bệnh nặng khiến thân hình em trở nên tiều
tụy.
- Trên tay Lãnh Văn Huy (11 tuổi) chằng chịt những vết tiêm truyền. Thuốc, thời gian điều trị dài, bệnh nặng khiến thân hình em trở nên tiều tụy.
Bị bệnh tim và lớn lên ở bản gần biên giới
Lãnh Văn Huy là cậu bé người Tày đến từ xóm Thua Tổng, xã Xuân Trường, huyện Bản Lạc, tỉnh Cao Bằng. Những ngày này, Huy đang nằm ở khoa điều trị, Bệnh viện Tim Hà Nội. Sau một đợt điều trị dài, giờ cậu bé trở nên gầy yếu, xanh xao với chi chít những vết mổ trên người.
Thương cậu bé nhà ở xa, hoàn cảnh nghèo và có bệnh tật phức tạp, Huy được các y tá “thiên vị” cho một đống kẹo bánh. Huy ngồi ăn ngon lành, như em không hề có bệnh…
|
Hai bố con Huy chăm nhau ở viện. Những vết khâu trên da Huy đến lúc mọc da non thì bắt đầu ngứa ngáy và khó chịu
|
Nhà Huy ở gần biên giới, chỉ cách vài cây số đi bộ là sang đến đất Trung Quốc. Bố Huy là anh Lãnh Văn Sinh lập cập kể chuyện: Hai vợ chồng em lấy nhau được một thời gian thì sinh cháu. Cháu là đứa con duy nhất nhưng sinh ra đã rất hay ốm, khóc. Đi khám ở bệnh viện địa phương bác sĩ nói cháu bị bệnh tim, từ đó đến nay gia đình em phải chạy khắp nơi để chữa bệnh cho cháu. Nhà em ở xa Hà Nội lắm, nếu con không bị bệnh thì cả đời có lẽ em không cần xuống Hà Nội…
Thời gian ở nhà, anh Sinh chỉ làm ruộng, khi rảnh thì ai thuê gì anh cũng làm. Anh Sinh làm đủ thứ việc mà vẫn nghèo. Anh Sinh tâm sự rất thật: Bản em chỉ cách biên giới chưa đến 10 km, nếu theo người ta làm việc phạm pháp như gùi thuốc phiện rồi mua đi bán lại thì có tiền… nhưng em không dám làm. Có con bệnh lại không dám làm việc phạm pháp nên nhà em nghèo mà.
Hồi năm 2007, anh Sinh đã đưa Huy đi mổ tim một lần nhưng đến nay Huy lại phải mổ lại. Bác sĩ nói bệnh của cháu rất phức tạp, bao nhiêu lần chết hụt rồi, con sống được đến nay là rất may mắn. Con em thích ăn nhiều thứ nhưng em không có tiền để mua cho con. Anh Sinh nén tiếng thở dài…Chúng tôi đọc được trong đó nỗi khổ của người bố có con bệnh lại thiếu thốn trăm đường.
Lần mổ tim này bố con Huy được một nhà hảo tâm giúp đỡ. Thế nhưng bởi tốn quá nhiều tiền, tiền nhà hảo tâm cho cũng đã hết, anh Sinh đã phải kí nợ bệnh viện hàng chục triệu đồng…
Huy đến viện điều trị cùng thời gian với nhiều bạn nhỏ khác nhưng họ đã được ra viện mà Huy vẫn nằm đó, chịu đựng những liều thuốc kháng sinh dai dẳng. Lần nào thấy các bạn khác ra viện, Huy đều khóc. Thấy bác sĩ bảo phải ở viện lâu, mắt Huy buồn rười rượi. Chiều chiều, tựa cằm lên thành giường, Huy gọi tên những người bạn thân ở bản…
Ca bệnh ngặt nghèo
Huy là một trường hợp bệnh nặng và đặc biệt khó khăn được các bác sĩ ở Bệnh viện tim Hà Nội gửi đến cầu cứu bạn đọc báo VietNamNet.
|
Đôi mắt đen long lanh của em bé miền núi này không lẫn vào đâu được… |
Bác sĩ Đinh Xuân Huy là bác sĩ trực tiếp theo dõi ca bệnh và mổ cho bệnh nhân Lãnh Xuân Huy. Ca bệnh của em bé người Tày trên ám ảnh bác sĩ Huy. Bác sĩ này hồi kể bằng giọng đặc biệt: “Bệnh nhân bị nhiều tổn thương phức tạp, tổn thương bên trong tim, tổn thương ngoài tim, tổn thương các mạch máu xung quanh. Các tổn thương thuộc một hội chứng hiếm thấy, có tên là “Hội chứng thiểu sản tim trái”.
Bệnh nhân đã từng được mổ cách đây 5 năm. Tuy nhiên can thiệp lúc đó chỉ chữa được một phần khiếm khuyết của tim. Lần này, tổn thương thấy được trong lúc mổ quá phức tạp, điều đó buộc chúng tôi phải áp dụng những kĩ thuật mổ hi hữu ở Việt Nam.
Trong khi mổ chúng tôi thực hiện cách thức phẫu thuật là mở rộng gốc động mạch chủ, gắn một van tim nhân tạo cho bệnh nhân. Bệnh nhân trên quá nhỏ, điều kiện ở Việt Nam không có van tim dành cho em. Chúng tôi quyết định sử dụng van tim cỡ nhỏ nhất của người lớn cho bé. Ca mổ phức tạp ấy cũng phải tiến hành trong hơn 7 giờ, sau này khi ra khỏi phòng mổ bé cũng phải nằm trong phòng hồi sức cấp cứu rất lâu.
Kĩ thuật phẫu thuật trên lần đầu tiên được áp dụng ở Bệnh viện tim Hà Nội. Khi bệnh nhân sống là chúng tôi biết mình đã thành công. Tuy nhiên ngay sau đó, bệnh nhân phải đối diện với nhiều vấn đề như nhiễm trùng máu và viêm phổi. Chúng tôi phải truyền cho cháu những kháng sinh rất đắt tiền để khống chế hai chứng bệnh trên.
Bệnh nhân thì nghèo kiệt quệ, quỹ của bệnh viện thì không có đủ cho bệnh nhân. Chúng tôi muốn kêu gọi các tấm lòng hảo tâm giúp đỡ cho cháu”.
Được các bác sĩ giới thiệu phóng viên đến tìm ở tận giường bệnh. Anh Sinh thật lòng tâm sự về những nỗi lo: Hiện giờ, em lo tiền thuốc kháng sinh truyền cho cháu bởi chị y tá báo là đã hết tiền và đang nợ tiền ở viện. Nếu cháu được ra viện, em cũng chưa về nhà được. Em sợ bắt xe 3 lần mới về được tới nhà, tim cháu hỏng mất… Em lại phải lo thuê nhà để ở, chờ 1 tuần lại vào khám như hẹn của bác sĩ.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Trực tiếp đến Bệnh viện tim Hà Nội, số ĐT bố cháu Huy anh Lãnh Văn Sinh (01672830707)
2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ cháu Lãnh Văn Huy bệnh tim)
Qua TK Ngân hàng Vietcombank
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX
Qua TK ngân hàng Viettinbank
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nộ
- Swift code:ICBVVNVX122
3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
-Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
-Phía
Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6,
quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: banbandoc@vietnamnet.vn
|
T. Phan