Tôi có một người cháu (15 tuổi) đi ăn trộm của nhà hàng xóm một số đồ đạc tính giá trị lên tới 3 triệu đồng.

 

Các tin BÀI KHÁC

Đang "tâm sự" trong nhà nghỉ, bất ngờ gặp công an...

Ô nhiễm nặng ở Yên Phong, Bắc Ninh

Từ chối trai trẻ hay nô lệ của trai già?

Vợ cũ không có việc làm, lại cứ tranh quyền nuôi con

Cái tội...có vợ rồi vẫn muốn yêu gái xinh

Số tiền này gia đình nhà cháu tôi đã đền cho gia đình bị hại. Cháu tôi vi phạm lần đầu có nhân thân tốt. Vậy tôi xin hỏi cháu tôi sẽ phải chịu tội gì và hình phạt ra sao? Xin cám ơn luật sư.

{keywords}
Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Người cháu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (hay nói theo cách dân gian là không bị tội hình sự). Vì chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp giá trị tài sản trộm là 3 triệu đồng.

Pháp luật hình sự quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với các hành vi tương ứng và phân biệt căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội mà chia thành tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 3, Điều 8 BLHS). Người cháu bạn 15 tuổi nên chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tức khung hình phạt từ 15 năm đến tử hình. Trong khi với hành vi trộm cắp 3 triệu đồng thì thuộc khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù (K.1, Đ.138 BHLS), tức tội phạm ít nghiêm trọng. Vì vậy người cháu không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.

Cơ sở pháp lý: Điều 8, Điều 12 và Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Điều 8. Khái niệm tội phạm 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”

LS. Nguyễn Thành Công – Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật- Đoàn Luật sư Tp.HCM 120 Sương Nguyệt Anh, P.Bến Thành, Q.1, Tp.HCM. ĐT: 0906633168-08.62906420.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).