- Tôi là tài xế taxi, cách đây mấy hôm có xảy ra va chạm với một xe máy tại ngã tư có đèn chỉ huy giao thông đang hoạt động. Khi đó tôi di chuyển đúng theo đèn tín hiệu, đi đúng làn đường, đúng tốc độ nhưng khi ra đến giữa đường thì có một xe máy vượt đèn đỏ từ phía bên trái lao đến cắt mặt tôi với tốc độ cao. Mặc dù tôi phanh gấp nhưng vẫn xảy ra va chạm (một người bị gãy chân). Ngay lúc đó tôi đã cùng người dân xung quanh bắt taxi đưa người bị thương đi cấp cứu, hồ sơ của công an cũng đã xác nhận người đi xe máy vượt đèn đỏ và trong máu có nồng độ cồn. Vì muốn lấy xe ra nhanh để đi làm tôi đã chủ động xin hòa giải và hỗ trợ người bị thương 3 triệu tiền thuốc, nhưng bên bị thương không chịu vì chê ít.

TIN BÀI KHÁC

Xin luật sư cho biết nếu bên kia không chịu hợp tác thì tôi có được lấy xe ra không? Nếu bị giữ thì thời hạn tối đa là bao lâu? Nếu tôi đợi cơ quan Công an giải quyết thì trình tự phải thế nào? Nếu không có lỗi thì tôi có được bồi thường về chi phí sửa chữa phương tiện, tiền đóng lệnh cho công ty và ngày công không đi làm được? Rất mong nhận được sự trợ giúp của luật sư.

{keywords}
Tôi có thiện ý đưa tiền để giải quyết nhanh dù lỗi không phải do tôi (Ảnh minh họa)

Nội dung bạn đọc Trung Nguyễn Trọng <trungqhm@gmail.com> hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Thứ nhất: Trách nhiệm bồi thường

Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

Luật giao thông đường bộ thì ô tô cũng là một loại phương tiện giao thông vận tải cơ giới, nên cũng là một nguồn nguy hiểm cao độ quy định tại khoản 18 Điều 3 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: 

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; 

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại mục III khoản 2 điểm c.

c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

- Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

Căn cứ theo quy định trên, thì trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại còn về nguyên tắc chung chủ sở hữu có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sau đó chủ sở hữu có quyền yêu cầu người làm công phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định pháp luật.

Nếu thiệt hại xảy ra do bạn phanh gấp làm một người gãy chân bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thương (khi bồi thường có tính đến lỗi của người lái xe máy).

Thứ hai: Thời gian tạm giữ xe

Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính thì:

“Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

 

Như vậy, nếu trường hợp giữ xe bạn quá thời hạn 30 ngày thì phải có văn bản gửi đến bạn về việc gia hạn thêm nhưng nếu không có văn bản gia hạn gửi đến bạn thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu phía cơ quan cảnh sát giao thông nơi xe của công ty bạn bị thu giữ yêu cầu họ nhanh chóng hoàn thành việc điều tra và trả xe lại cho bạn.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc