- Con trai tôi xô xát với một người bạn cùng lớp và khiến cậu bạn đó bị gãy tay, phải bó bột và nằm viện. Gia đình tôi đã đến xin lỗi và hứa đền bù mọi thiệt hại nhưng họ không đồng ý, yêu cầu khởi kiện và đưa con tôi vào trại giáo dưỡng. Xin hỏi luật sư con tôi năm nay 14 tuổi, sẽ bị xử lý thế nào? Liệu con tôi có bị đưa vào trại giáo dưỡng không? Cảm ơn luật sư.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Tôi không muốn con mình bị đưa vào trại giáo dưỡng (Ảnh minh họa)

Thứ nhất: Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, điều 134. Nguyên tắc xử lý

Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:

1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;

2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

Căn cứ vào quy định trên việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính là nhằm mục đích giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Theo quy định tại điều 5,135 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người đủ 14 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, các hình thức xử phạt gồm cảnh cáo, phạt tiền…

Căn cứ vào Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có những hành vi sau đây sẽ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp con bạn xô xát với bạn khiến bạn bị gãy tay nếu không thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sẽ không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Thứ hai: Về trách nhiệm bồi thường.

Theo quy định tại khoản 2 điều 606 Bộ luật dân sự quy định thì người gây ra thiệt hại là người chưa thành niên dưới 15 tuổi thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. "Điều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình."

"Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm  

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại."

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp này pháp luật luôn tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường.  

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc