- Tôi là công chức nhà nước, được tuyển dụng vào ngày 01/11/1988. Tính đến thời điểm tháng 04/2018, tôi đã đóng BHXH được 29 năm 5 tháng, theo điều 54 Luật BHXH thì tôi đã đóng BHXH hơn 20 năm nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu.

Hiện nay theo nguyện vọng cá nhân, tôi làm đơn xin chuyển công tác qua đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ tài chính, tuy nhiên cơ quan quản lý không giải quyết cho tôi chuyển công tác.

Vậy nếu tôi làm đơn nghỉ việc theo điều 59 của Luật công chức, tôi có được bảo lưu thời gian đóng BHXH đến khi tôi trở thành viên chức tại đơn vị sự nghiệp và tiếp tục đóng BHXH cho đến tuổi nghỉ hưu để được hưởng lương hưu như Luật BHXH quy định,hoặc tôi tự đóng BHXH cho những năm còn lại cho đến tuổi nghỉ hưu theo quy định

Rất mong được sự tư vấn giải đáp của Luật sư.

{keywords}
Ảnh minh họa

Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22-6-2015 của Chính phủ về thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động (NLĐ) quy định:

1. NLĐ được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật BHXH năm 2014.

Trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

2. Mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Theo quy định tại Luật BHXH 2014, Điều 61.Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Với hơn 20 năm đóng BHXH, bạn có thể bảo lưu và lựa chọn tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện theo điều kiện cụ thể về quan hệ lao động của cá nhân bạn để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Lương hưu được tính thế nào?

Lương hưu được tính thế nào?

Tôi tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc được 27 năm 6 tháng, đã chấm dứt hợp đồng lao động. Tôi muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm tự nguyện đến đủ 30 năm. Xin hỏi cách tính lương hưu của tôi lúc nghỉ hưu như thế nào?

Có thể bảo lưu sổ BHXH để hưởng lương hưu?

Có thể bảo lưu sổ BHXH để hưởng lương hưu?

Tôi năm nay 47 tuổi, đã đóng BHXH được 20 năm. Nay tôi không có việc làm và cũng không có khả năng tiếp tục đóng BHXH nữa. Vậy tôi có thể bảo lưu rồi đến 60 tuổi tôi hưởng hưu, được không?

Quy định mới về lương hưu theo luật BHXH 2014

Quy định mới về lương hưu theo luật BHXH 2014

Luật bảo hiểm xã hội 2014 với các nội dung sửa đổi lần này về chế độ hưu trí đều hướng đến việc bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng xã hội và cải thiện một bước tình hình tài chính quỹ hưu trí, tử tuất...