- “Cháu biết tôi không nuôi nổi nên cắn răng vào miền Nam với chị kiếm việc làm thêm. Chưa đủ tuổi làm công nhân trong khu công nghiệp, cháu phải đi làm bưng bê bên ngoài. Đêm trước lúc đi, cháu nằm ôm lưng tôi khóc rấm rứt. Thương con đứt ruột nhưng đành bật lực”, chị Vỹ ngậm ngùi.

Sau khi kết hôn, anh Nguyễn Văn Đức và chị Lê Thị Vỹ ở thôn 2, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) sinh được 4 người con. Là người đàn ông làng biển, từ nhỏ cho đến khi có gia đình riêng, anh Đức đều làm nghề biển mưu sinh.

Nhà nghèo, lại đông con nên chồng đi biển suốt. Chị Vỹ ở nhà vừa chạy chợ vừa nuôi thêm vài con heo, con gà, thỉnh thoảng ai thuê làm việc nhà, phụ hồ hay chùi rửa hồ tôm chị đều nhận làm, kiếm thêm thu nhập phụ anh nuôi các con.

{keywords}
Chị Vỹ cùng hai con út và cháu ngoại của mình

“Chồng hay vắng nhà, tôi thì ai thuê làm thêm gì cũng lặn lội đi, nhà cửa và trông em đều giao cho cháu lớn. Khi đang học dở lớp 11 thì cháu “lỡ dại”, vì xấu hổ với bạn bè nên con bé bỏ học rồi ở nhà sinh con. Con chưa đầy 1 tuổi thì nó đi miền Nam làm công ty giày da, để thằng bé ở nhà cho tôi chăm sóc”, chị nhớ lại.

Tai họa thực sự ập đến gia đình nhỏ khi đầu năm nay, trong một lần đi biển, anh Đức gặp tai nạn, mất đột ngột. Mọi gánh nặng gia đình đổ dồn lên vai chị Vỹ.

“Chồng vừa mất cũng đúng lúc biển bị ô nhiễm, trước đây tôi còn nhập cá đem ra chợ bán kiếm đồng mắm đồng rau. Giờ có bán cũng không ai mua nên tôi nghỉ hẳn chợ, ở nhà giữ cháu trông con”, chị cho biết.

Thấy mẹ vất vả nên cháu Nguyễn Thị Quỳnh Chi (15 tuổi), con gái thứ hai của chị đã tình nguyện nghỉ học để vào Nam làm thuê kiếm tiền, phụ mẹ nuôi hai em đi học.

Chi học rất khá, năm vừa rồi còn được giải khuyến khích cuộc thi giải toán trên máy tính của huyện. “Trước ngày đi miền Nam, cháu nằm ôm lưng tôi khóc rấm rứt, biết con còn rất thích đi học nhưng nếu cháu học thì hai đứa em một đứa lớp 7 và một đứa mẫu giáo sẽ phải ở nhà, thương con nhưng đành bất lực”, chị kể.

{keywords}
Chị Vỹ buồn bã khi nhắc đến con gái thứ phải bỏ học vào Nam kiếm tiền

Chi đi miền Nam nhưng vì chưa đủ tuổi làm công nhân trong các khu công ngiệp nên hiện nay, em đã xin đi bưng bê phục vụ cho các quán ăn cùng chị phụ mẹ nuôi em và cháu.

“Giờ mỗi tháng hai chị em vần gửi tiền về phụ mẹ, tôi thỉnh hoảng cũng có người gọi đi đi làm thuê nhưng việc hiện nay ít quá, tiền công không đủ trang trải cuộc sống. Hồi chồng tôi còn sống, con và cháu ngoại còn có hộp sữa uống mỗi ngày, chứ giờ vài ba ngày chúng mới có nổi một hộp”, chị Vỹ tủi hổ.

Năm học mới sắp đến gần, chị đã đi mượn sách cũ các con học, còn quần áo thì tính sửa chữa, đi xin người quen. Chị Vỹ chỉ không biết các khoản đóng góp đầu năm sẽ lấy ở đâu ra, và khi con đi học, chị ở nhà trông cháu ngoại thì lấy đâu ra tiền để sống. Người mẹ nghèo buồn tủi nghẹn ngào rồi im lặng. Chỉ còn hai hàng nước mắt cứ lăn dài trên má.

Hải Sâm

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Chị Lê Thị Vỹ, thôn 2, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. SĐT 0975463702

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ Mã số 2016.212 (chị Vỹ ở Quảng Bình)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 102010002381523

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11, Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436