- Mời độc giả nghe trực tuyến với GS Larry Berman, tác giả cuốn best-seller “Điệp viên hoàn hảo” viết về cuộc đời nhà tình báo nổi tiếng Phạm Xuân Ẩn.

30/4/1975, Sài Gòn giải phóng. Sự sụp đổ của chế độ Việt Nam cộng hòa như một vết thương in sâu vào danh dự của đất nước siêu cường số 1 thế giới.

Chỉ một thời gian ngắn sau, người ta phát hiện Phạm Xuân Ẩn đeo hàm thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam tại Hà Nội, gặp gỡ đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Cả của QĐND Việt Nam, để kể lại câu chuyện suốt quãng thời gian trường chinh cùng đất nước qua 2 cuộc kháng chiến.

Tướng Giáp từng thốt lên: “Chúng ta đang ở ngay trong phòng chỉ huy chiến tranh của người Mỹ”, khi ông nhận được những bản báo cáo, phân tích về chiến lược, chiến thuật của một người lính mà cho đến ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước, ông mới có thể gặp mặt. Người đó là Phạm Xuân Ẩn, tên thật là Trần Văn Trung, bí danh Hai Trung.

{keywords}
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một cuộc gặp gỡ với Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn. Ảnh tư liệu.

Tờ Time đã phải lục tung tất cả các bài viết ký tên Phạm Xuân Ẩn để tìm hiểu tờ tạp chí danh tiếng hàng đầu của nước Mỹ này có bị Ẩn lợi dụng để “cài đặt” hay “lèo lái” dư luận Mỹ trong thời kỳ Ẩn làm việc cho tạp chí này không? Câu trả lời là “không”. Ẩn đã thực hiện trung thành nguyên tắc báo chí mà ông được người Mỹ dạy: Sự trung thực.

Về sau, người đàn ông có tính trào lộng, vốn được các nhà báo nước ngoài ở Sài Gòn thời điểm đó phong tặng là “chuyên gia tình dục học” hay ”tướng Girvral giải thích đơn giản: “Làm báo, hay làm tình báo, điểm khác nhau chỉ duy nhất: Ai là người đọc tin tức của tôi”.

Phạm Xuân Ẩn đã trở thành niềm cảm hứng bất tận để những người cầm bút muốn giải mật về ông. Ở Việt Nam, nhà văn Chu Lai viết cuốn sách “Người im lặng”. Hàng loạt tờ báo ở Việt Nam đã viết về ông: Thanh Niên với loạt bài của nhóm phóng viên do Hoàng Hải Vân phụ trách, VietNamNet với 40 kỳ báo: “Huyền thoại về cụm tình báo H.63 anh hùng”. Từ nước Mỹ, Larry Berman với “Điệp viên hoàn hảo”, và gần đây nhất là Thomas A.Bass với “Điệp viên, người đã từng yêu quý chúng ta”.

Nhưng từ đâu, mà Larry Berman là người được chính điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn chọn là người chấp bút chính thức cho câu chuyện về cuộc đời của ông ra công chúng? Hay cơ duyên nào mà Larry Berman có cơ hội đó? Hay tại sao Phạm Xuân Ẩn lại trở thành niềm hứng thú vô tận để một giáo sư sử học người Mỹ như Larry Berman lựa chọn là nhân vật khám phá liên tục trong nhiều năm gần đây, và một dự án làm phim triệu đô về ông Ẩn sắp ra mắt…?

{keywords}
GS Larry Berman hỏi chuyện ông Phạm Xuân Ẩn. Ảnh tư liệu

Và cũng còn nhiều điều khác chưa được giải thích về cuộc đời nhiều đồn đoán về thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn sau năm 1975, ông đã làm gì, ở đâu, để thực hiện lời tuyên thệ mà cả cuộc đời ông theo đuổi: Để Tổ quốc không bị bất ngờ?

Ngay từ bây giờ, mời bạn đọc gửi câu hỏi tham gia trực tuyến với GS Larry Berman TẠI ĐÂY.

  • VietNamNet