- Mời bạn đọc theo dõi bản text của phần I chương trình bàn tròn trực tuyến "Làm gì khi môi trường giáo dục bị khủng hoảng?" 

Chương trình Bàn tròn trực tuyến của báo điện tử VietNamNet kỳ này diễn ra với sự tham gia của 4 vị khách mời, là những nhà văn, nhà giáo, nhà sư phạm, nhà tâm lý học và nghiên cứu giáo dục nước ngoài.

-TS tâm lý học TRẦN THÀNH NAM - Chủ nhiệm Khoa các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

- PGS.TS CHU CẨM THƠ - Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo.

- Dịch giả NGUYỄN QUỐC VƯƠNG, Nghiên cứu sinh Giáo dục tại Trường Đại học Kanazawa, Nhật Bản, nổi tiếng với cuốn sách "Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản".

- Nhà văn HOÀNG ANH TÚ, là anh "Chánh văn" quen thuộc với thế hệ 8x, 7x đọc báo Hoa Học Trò.

XEM CHƯƠNG TRÌNH VIDEO- eMAGAZINE TẠI ĐÂY:

Giáo dục "ăn miếng trả miếng": Sau phẫn nộ là hoang mang

Giáo dục "ăn miếng trả miếng": Sau phẫn nộ là hoang mang

Sau phẫn nộ là hoang mang! Người thầy đã nhầm lẫn quyền lực. Bạo lực còn leo thang... Thông điệp từ chính những nhà giáo, nhà văn tại bàn tròn trực tuyến.

Chương trình bàn tròn trực tuyến này gồm có 3 phần. Sau đây là bản text của Phần I. 

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa quý vị và các bạn, có lẽ phần đầu chúng ta sẽ cùng nhau nhìn nhận lại thực trạng bạo lực hiện nay trong nhà trường. Bên trong nhà trường đang xảy ra những gì? 

Vâng, câu hỏi đầu tiên, xin được nghe ý kiến chia sẻ của một vị phụ huynh, một nhà văn rất am hiểu nhà trường, lứa tuổi học sinh cũng như mối quan hệ giữa nhà trường, thầy cô, phụ huynh và học sinh. Thưa nhà văn Hoàng Anh Tú, sau khi xem những đoạn clip điểm lại những vụ việc gần đây trong nhà trường, anh thấy như thế nào?

{keywords}
Nhà văn Hoàng Anh Tú ("Chánh văn" tuần báo Hoa học trò) (ảnh: Lê Thanh Hùng)

Nhà văn Hoàng Anh Tú: Đầu tiên, cảm xúc của tôi cũng như rất nhiều phụ huynh khác, đó là phẫn nộ, thật sự phẫn nộ với những gì đang xảy ra. Sau sự phẫn nộ đó là sự hoang mang.

Vì sao tôi nói đó là sự phẫn nộ, vì hình thức của các vụ việc đều quá kinh khủng, nó đều gần như là không tưởng đối với phần đông những người, là những thế hệ học trò. Còn hoang mang vì mình đang để con mình ở trong một môi trường như thế.

Chúng ta đang có rất nhiều cuốn sách dạy con như dạy con kiểu Do Thái, dạy con kiểu Nhật Bản. Chúng ta đang rất kỳ vọng vào đứa trẻ của mình, nhưng đứa trẻ của mình đang học ở trong một môi trường quá thất vọng như thế thì thật sự chúng tôi rất hoang mang.

Sau đó, chúng tôi gần như không còn biết bấu víu vào đâu, khi chúng tôi chờ mãi ý kiến của những chuyên gia giáo dục hay ý kiến của chính những người làm sư phạm thì chúng tôi cũng không tìm thấy. Hoặc là đâu đó có nhưng nó không đủ để chúng tôi yên tâm và nhiều hơn cả là phụ huynh chúng tôi hoàn toàn đơn độc trong những làn sóng như hiện nay.

VIDEO TỔNG HỢP CÁC VỤ VIỆC:

TIÊU CHUẨN ĐẦU TIÊN CỦA NHÀ GIÁO LÀ CÓ ĐẠO ĐỨC, CÓ CHUYÊN MÔN

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa  PGS.TS Chu Cẩm Thơ, chị nghĩ sao về ý kiến của nhà văn Hoàng Anh Tú, về sự đơn độc của phụ huynh khi con em mình học trong một mái trường như vậy?

{keywords}
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GĐ&ĐT (ảnh: Lê Thanh Hùng)

PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Tôi rất chia sẻ. Và nếu được thì với cá nhân của một cô giáo, chúng tôi rất xin lỗi nếu như để phụ huynh thấy rằng mình đơn độc.

Nhưng ở góc độ khác, tôi cũng là phụ huynh, tôi cũng có những bức xúc từ phía mình là một người mẹ, một phụ huynh và cũng có bức xúc từ phía của một giáo viên. Những sự việc như thế không hẳn chỉ anh Tú cảm thấy đơn độc đâu, mà chúng ta còn thấy có cả những giáo viên là nạn nhân của hiện tượng vừa rồi và cả rất nhiều giáo viên khác đang yêu nghề, đang làm tốt nhiệm vụ của mình.

Điều đó cho thấy rằng rất nhiều giá trị đang bị tổn thương. Có lẽ rằng, cái chúng ta bức xúc và hoang mang nằm ở chỗ lâu quá rồi chúng ta đang thiếu “một chất keo” để gắn kết những người làm công tác giáo dục và những người thật sự cần đến giáo dục lại với nhau để chúng ta có thể định hình lại.

Nếu nói rằng anh thấy mình thiếu thốn thì không hẳn như thế. Vì khi những người làm chức trách bình tĩnh nghĩ lại xem chúng ta có thiếu không trong các quy định và các tiêu chuẩn, thì thấy chúng ta không thiếu.

Không thiếu những điều đó vì tiêu chuẩn đầu tiên của nhà giáo là những người có đạo đức, có chuyên môn. Nhưng tại sao trong cuộc sống hàng ngày chúng ta lại gặp những vụ việc như thế này? Thì tôi thấy rằng chúng ta đang thiếu “những chất keo” để họ thật sự có niềm tin và thực hiện điều đó trong cuộc sống.

Nhưng ở một khía cạnh khác thì đúng là trong ngành giáo dục và trong công tác chúng ta đang thực hiện ở mỗi trường học, thì lâu nay chúng ta chỉ quá quan tâm đến kết quả học tập của học sinh mà chúng ta quên mất một việc là quá trình giáo dục không chỉ nằm ở cái kết quả, mà nó còn nằm ở những bài học được đo bằng những môn học. Giáo viên hiện nay đang thiếu quan tâm điều đó. Ngay cả phụ huynh cũng thiếu quan tâm đến điều đó.

THẦY CÔ, PHỤ HUYNH CHỊU NHIỀU ÁP LỰC, BẠO LỰC SINH BẠO LỰC

Nhà báo Phạm Huyền: Và tôi cũng thấy rằng ở thời điểm hiện nay , rất nhiều phụ huynh trẻ đề cao kiến thức kỹ năng sống, hành vi ứng xử, đạo đức, thậm chí còn cao hơn cả vấn đề học kiến thức.

Tại sao thời gian vừa qua lại liên tiếp xảy ra những vụ việc như vậy? Trong vòng hai tháng, tôi thấy có tới tận 5 vụ việc. Từ góc độ một nhà tâm lý học, TS Trần Thành Nam có lý giải như thế nào về hiện tượng này?

{keywords}
TS Tâm lý học Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN (ảnh: Lê Thanh Hùng)

TS Trần Thành Nam: Tôi nghĩ rằng, những sự kiện xảy ra không phải phổ biến theo diện rộng trong toàn xã hội. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận nó không phải là cá biệt. Qua theo dõi trên truyền thông thì chúng ta có thể thấy xu hướng đó càng ngày càng tăng lên. Tại sao lại như vậy?

Tôi cũng đồng ý với PGS.TS Thơ là các quy định hay chính sách thì chúng ta đều có hết rồi. Nhưng nó cũng giống như Luật Giao thông, ai cũng biết là phải dừng lại trước đèn đỏ, nhưng cuối cùng trên thực tế vẫn có người vượt đèn đỏ. Tại sao người ta lại vượt đèn đỏ? Vì trước đã có những người vượt đèn đỏ rồi nhưng họ không bị xử lý, cho nên, một loạt người sau cứ thế vượt đèn đỏ thôi.

Tôi cũng nghĩ  rằng bạo lực có xu hướng gia tăng vì bạo lực sinh ra bạo lực. Giáo viên cũng đang ở trong môi trường an toàn, họ cũng bị áp lực rất nhiều, họ cũng bị áp lực rất nhiều thứ. Những hành động của con cái, của học trò trên lớp với một môi trường học tập có nhiều học trò như vậy và họ không có một cách thức nào để có thể giải quyết những vấn đề tức thời, nên đến một lúc nào đấy họ cũng có thể mất kiểm soát.

{keywords}
Chương trình Bàn tròn trực tuyến về môi trường giáo dục (ảnh: Lê Thanh Hùng)

Bố mẹ cũng có rất nhiều áp lực. Bây giờ cứ yêu cầu bố mẹ phải dành thời gian cho còn, chia sẻ các giá trị giáo dục cùng với nhà trường, nhưng bố mẹ cũng đâu có thời gian. Buổi tối có một khoảng thời gian nhỏ nhỏ, trước đây bố mẹ dùng để ngồi với con cái, nhưng bây giờ bố mẹ cũng cắm cúi vào điện thoại hết rồi.

Cho nên, đứa trẻ cũng cảm thấy thiếu sự quan tâm, rồi nó không tìm được sự chú ý của người lớn, không biết thừa nhận thế nào cả. Và có một điều rất hay là cứ khi nào cháu ngoan thì bố mẹ chăm chú vào điện thoại, cô giáo không cần quan tâm đến nó. Chỉ khi nào các con có vấn đề gì thì tất cả mọi người đổ xô vào hỗ trợ, giúp đỡ.

Cuối cùng, đứa trẻ học ra được điều gì, ngoan làm gì, chả được quan tâm, chả được thừa nhận, khen thưởng. Trong khi đó, chỉ cần mình hư một chút thôi thì bao người chú ý quan tâm đến mình. Nhiều lúc, phần đứa trẻ muốn chỉ là sự quan tâm, chú ý của người khác thôi. Nó không cần biết sự quan tâm chú ý đó vì hành vi tích cực hay tiêu cực.

Như vậy những hiện tượng bạo lực xảy ra trong xã hội xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Như cách tôi nhìn nhận, giáo viên cũng có áp lực, môi trường làm việc của giáo viên chưa minh bạch và chưa hỗ trợ họ. Phụ huynh cũng có áp lực, dẫn đến phụ huynh không phối hợp được tốt với giáo viên.

Đồng thời, học sinh cũng chịu rất nhiều tầng áp bức, cho nên các em cũng không thể hành xử theo đúng những gì người lớn dạy được. Đó là còn chưa kể bản thân người lớn chúng ta cũng chưa là tấm gương tốt cho đứa trẻ. Vì vậy, đứa trẻ cũng bắt chước một số khuôn mẫu của chính người lớn thôi.

HIỆN TƯỢNG "TRƯỜNG HỌC KHÔNG CÓ TRẺ EM"

Nhà báo Phạm Huyền: Đó là bối cảnh chung, nhưng tôi nghĩ rằng trong ba đối tượng học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo thì học sinh ở thế yếu thế nhất, là người đang phải đi học, để học kiến thức và học làm người. Vậy ứng xử với những học sinh cá biệt, học sinh sai mà thầy cô và phụ huynh lại sử dụng những cái sai để xử lý cái sai thì đúng là rất có vấn đề.

Tôi được biết, trong cuốn sách của dịch giả Nguyễn Quốc Vương, anh có một tiêu đề rất hấp dẫn là “Khi người thầy nhầm lẫn quyền lực và quyền uy”. Vậy xin anh có thể giải thích liệu sự nhầm lẫn đó có phải một trong những nguyên nhân căn cớ để dẫn đến những vụ việc xảy ra vừa qua?

{keywords}
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương (ảnh: Lê Thanh Hùng)

Dịch giả Nguyễn Quốc Vương: Bài viết đó mặc dù tôi đưa vào cuốn sách của tôi, nhưng ban đầu, nó được xuất bản trên báo VietNamNet. Vì lúc đấy, tôi đang học ở Nhật Bản và Việt Nam thì đang xảy ra một số vụ liên quan đến bạo lực học đường.

Là một người bắt đầu nghiên cứu về giáo dục và lúc đó tôi đang ở Nhật, tôi có một tư duy là mình nhìn lại xem giáo dục Nhật đối phó với vấn đề này như thế nào, nó nảy sinh những bối cảnh nào và người Nhật lý giải như thế nào về nguyên nhân đó.

Trong quá trình đó, tôi đọc một cuốn sách của một nhà nghiên cứu là Tanaka Yoshitaka. Ông là cố vấn ba năm cho Bộ Giáo dục và đào tạo của Việt Nam và ông đã ở Việt Nam.

Sau khi về nước, ông có ấn hành cuốn sách là “Cải cách giáo dục ở Việt Nam liệu có thể thực hiện coi trẻ em là trung tâm”. Trong đó ông có lý giải một trong những cái mà cải cách giáo dục ở Việt Nam không thành công là vì hiện tượng “trường học không có trẻ em”. Đây là một khái niệm giáo dục học, hiểu theo nghĩa đơn giản là ở thực thể của người thầy nắm cả quyền lực và quyền uy đã chiếm hết không gian, chiếm hết bầu sinh hoạt trong trường học.

Xem thêm>> 

Nhà giáo sẽ là người thầy "quyền lực" hay "quyền uy"?

Nhà giáo sẽ là người thầy "quyền lực" hay "quyền uy"?

Tại sao học sinh tiểu học Việt Nam lại có tinh thần nhẫn nại và sự chịu đựng bền bỉ đến thế cho dù trong nhiều giờ học giáo viên chỉ đọc đi đọc lại nội dung sách giáo khoa một cách rất nhàm chán?

"Nhà giáo đang nhầm lẫn vai trò của mình"

"Nhà giáo đang nhầm lẫn vai trò của mình"

"Việc gì mà phải than vãn về sự khó khăn vất vả và kêu gọi xã hội phải cảm thông, tôn trọng".

Vì ở đó, người thầy vừa đại diện cho tri thức, ông thầy có thể ban phát tri thức cho học trò, nhưng ông thầy lại vừa đại diện cho người thầy cả xã hội. Vì ở Việt Nam ảnh hưởng của Nho giáo rất lớn.

Do vậy, bố mẹ cũng gọi thầy của con là thầy và cả xã hội cũng coi giáo viên là thực thể gì đó đứng cao hơn so với học sinh. Và ông cũng nói rằng, trong xã hội như vậy, người thầy có xu hướng nhầm lẫn rằng cái quyền lực, quyền uy nghề nghiệp mà anh ta có là quyền lực cá nhân, vì thế, anh ta có thể đơn phương quyết định điều đó.

Ví dụ như nếu em không vừa ý tôi, tôi có thể phạt em bằng nhiều cách, trong đó có cả cách xúc phạm về mặt danh dự, nhân phẩm hoặc ảnh hưởng đến thân thể.

Ông ấy cũng nói rằng chính vì lý do trong vô thức người thầy không phân biệt được rõ quyền uy của thầy thì học trò phải tự nguyện trao cho thầy. Có nghĩa rằng, đây là một người thầy rất đáng kính trọng, học sinh nghĩ trong lòng như thế và mình phải nghe lời thầy này, với vmột cái là tôi là thầy, anh phải nghe lời tôi.

Một cái là quyền lực của người thầy tự ý quyết định được mà không quan tâm đến việc học sinh hay phụ huynh, hay những người xung quanh đánh giá như thế nào, với quyền uy là một thứ học sinh tự nguyện trao cho thầy.

Chính vì thế, những người thầy như chúng ta xem trong clip thì có thể thấy hầu hết đó là những người thầy quyền lực, không phải người thầy quyền uy. Vì người thầy quyền uy là người thầy có sức hấp dẫn hay sức cảm hóa mà không phải sử dụng những biện pháp như vậy với học sinh, nhưng học sinh vẫn tự nguyện tuân theo. Đó là những lý giải của ôngYoshitaka.

Tuy nhiên, trong khi đồng ý với ông ta thì tôi nghĩ rằng vì ông ta là người Nhật nên có những thứ tôi nghĩ ông ta chưa biết rõ hoặc chưa thể đề cập trong cuối sách đó. Tôi nghĩ vấn đề bạo lực học đường ở Việt Nam và rộng hơn là vấn đề bạo lực trong xã hội không đơn giản là những hiện tượng bề mặt vì nếu nghiên cứu trong lịch sử giáo dục chúng ta có thể thấy những năm 90 ở Việt Nam đã xuất hiện rồi. Thời tôi đi học, cô giáo véo tai học sinh, đánh học sinh tôi đã chứng kiến. Sau đó, có rất nhiều vụ việc khác xảy ra, thậm chí giữa học sinh với học sinh.

Bản thân tôi cũng từng bị bắt nạt ở trường học thì tôi thấy rằng tại sao hiện nay vấn đề đó lại trở nên nóng như vậy thì có nhiều lý do. Thứ nhất là vấn đề cơ bản chúng ta không giải quyết, chúng ta chỉ né tránh nó thôi, hoặc chúng ta giải quyết bề mặt thì gia tốc càng ngày càng lớn, tích tụ càng ngày càng lớn, bây giờ nó bắt đầu bao trùm .

Thứ hai là nhận thức của người dân nói chung về bạo lực về các giá trị phổ quát, ví dụ quyền con người hay quyền trẻ em,..lớn hơn, ý thưc rõ ràng hơn. Thứ ba là hiện tượng bức tường bao quanh các thiết chế trường học bị trong suốt dần, như công nghệ thông tin, internet, xã hội hóa thông tin, mà bên ngoài có khả năng nhìn vào các thiết chế đó. Cho nên, nó bị quy chiếu và bị phản biện, còn trước đây nó diễn ra trong bức màn bí mật và bóng tối.

Đó là lý do tại sao chúng ta có cảm giác hàng ngày bạo lực học đường diễn ra nhiều như vậy và liên tiếp. Cho nên khi nhìn vào nền giáo dục Nhật hay lịch sử giáo dục Nhật thì tôi có cảm giác Việt Nam đang lặp lại sai lầm của nước Nhật.

Hiện nay tôi đang đọc cuốn sách “Bạo lực hiện nay ở nước Nhật” xuất bản năm 1985. Lúc đó ở Nhật đang là đỉnh cao của bạo lực học đường, ví dụ có cả xã hội đen vào trường để xử thầy giáo và học sinh thuê xã hội đen để xử giáo viên.

Tôi là một giáo viên cũng như một phụ huynh, tôi cũng lo lắng nếu chúng ta không đối mặt nghiêm túc với vấn đề này và giải quyết nó tận gốc thì bạo lực còn leo thang nữa!

(Còn tiếp Phần 2: Đổ lỗi cho ngành sư phạm là thất bại!)

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Ảnh: Lê Thanh Hùng

Video: Xuân Quý, Bạt Tuấn, Đức Yên, Huy Phúc

email: bantrontructuyen@vietnamnet.vn 

 

Vụ cô giáo quỳ gối: Cách chức hiệu trưởng, chuyển làm giáo viên

Vụ cô giáo quỳ gối: Cách chức hiệu trưởng, chuyển làm giáo viên

Hiệu trưởng Trường tiểu học Bình Chánh, Long An để xảy ra sự việc cô giáo quỳ gối trước phụ huynh bị cách chức và điều chuyển xuống làm giáo viên từ ngày hôm nay (ngày 11.4)

Khai trừ Đảng phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối

Khai trừ Đảng phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối

Đảng ủy xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, Long An nơi ông Võ Hòa Thuận sinh hoạt đã thống nhất hình thức kỷ luật khai trừ Đảng đối với phụ huynh này.

"Con sẽ từ chối uống nước giặt giẻ lau bảng"

"Con sẽ từ chối uống nước giặt giẻ lau bảng"

Mẹ hỏi Nhím nếu bị cô giáo phạt uống nước giặt giẻ lau bảng thì con sẽ làm gì.

Cô giáo phạt học sinh lớp 3 uống nước giặt giẻ lau bảng

Cô giáo phạt học sinh lớp 3 uống nước giặt giẻ lau bảng

Một học sinh lớp 3 do nói chuyện riêng trong lớp đã bị cô giáo phạt bằng cách cho uống nước giặt giẻ lau bảng. Vụ việc bị phụ huynh phát giác đến phản ánh với nhà trường.