Siêu dự án Công viên Sài Gòn Safari với tổng mức đầu tư 500 triệu đô được khởi công từ 11năm trước. Nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm gây bức xúc dư luận.

Siêu dự án 4 tỷ đô “đắp chiếu”

Dự án Công viên Sài Gòn Safari do Công ty TNHH Một Thành viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm chủ đầu tư, nằm trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi - TP.HCM, được UBND TP.HCM phê duyệt với mong muốn dự án trở thành mô hình công viên giải trí du lịch sinh thái, nơi nuôi dưỡng, trưng bày, nhân giống các loài động thực vật trong nước và các châu lục khác trên thế giới. Đồng thời, tại đây sẽ nuôi dưỡng khoảng 300 loài động vật với khoảng 10.000 con cùng 3.000 loài thực vật, bao gồm cả cây cảnh, cây xanh và dây leo.

{keywords} 

Sài Gòn Safari được phê duyệt với diện tích 845 ha, với 705 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Thế nhưng 11 năm qua, dự án Công viên Sài Gòn Safari vẫn chỉ là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm gây bức xúc dư luận.

Đến nay, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chưa được huyện Củ Chi thực hiện xong, mặc dù đơn vị này thực hiện chi trả, bồi thường được 684/705 hộ với số tiền 560 tỷ/619 tỷ, đạt 97%. Nhưng tính đến thời điểm này vẫn còn 20 hộ chưa thể giải tỏa do khiếu nại về giá đền bù và chờ khu tái định cư. Trong số 750 hộ ảnh hưởng bởi dự án có 246 hộ đăng ký tái định cư, nhưng đến nay khu tái định cư vẫn chưa được huyện Củ Chi xây dựng.

Dù đã được cắm mốc lộ giới và giăng hàng rào kẽm gai nhưng bên trong chỉ là bãi đất bỏ hoang, cỏ lau mọc um tùm, một số nơi thành nơi trồng trọt và thả bò.

Đặc biệt, cũng chính việc chậm trễ trên mà năm 2013, Công ty Bernard Harrison & Friends Ltd (Singapore) đơn vị được thuê làm tư vấn dự án xin rút lui không thực hiện dự án vì quá trình đền bù giải tỏa và thương thảo giá thuê thầu với Công ty quá lâu không được thông qua.

Trước sự chậm trễ triển khai dự án, đặc biệt là việc khiếu kiện kéo dài của người dân về công tác áp giá đền bù giải phóng mặt bằng, tháng 5/2015, ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBND TP.HCM đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Củ Chi để tìm hướng giải quyết cho dự án, đồng thời yêu cầu Chánh Thanh tra Thành phố chủ trì làm việc với các đơn vị có trách nhiệm thực hiện dự án để xem xét lại toàn bộ nội dung khiếu nại, quy trình giải quyết khiếu nại và kết quả giải quyết.

Theo ANTT