Chú trọng nâng cấp hàng loạt tuyến đường trọng yếu, tích cực thay đổi diện mạo đô thị, TP. Bảo Lộc đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Lâm Đồng.

Đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng

Về hạ tầng đô thị, TP.Bảo Lộc nâng cấp các quốc lộ 20, 55, 27, 28, và các tỉnh lộ như 33 thành các tuyến giao thông huyết mạch kết nối vùng, song song với việc xây dựng kết nối vào sâu trong khu đô thị theo hình thức xương cá, giúp phát triển các khu đô thị mà không gây tắc nghẽn giao thông trong tương lai. Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc, đã hoàn thành và thông tuyến.

{keywords}

Cao Tốc Dầu Giây - Liên Khương kết nối TP.Bảo Lộc với các tỉnh thành

Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (từ Ðồng Nai đi Lâm Ðồng) có tổng vốn đầu tư tới 64.000 tỷ đồng, khởi công vào cuối năm 2017. Với chiều dài toàn tuyến 200,3km. Bên cạnh đó, TP.Bảo Lộc cũng đã triển khai tuyến đường vành đai phía Nam (tuyến đường tránh QL20, đoạn qua TP. Bảo Lộc), đường chuyên dụng phía Tây và nâng cao chất lượng các tuyến giao thông đối ngoại.

Tổng chiều dài đường nội thị của TP. Bảo Lộc hơn 400 km, mạng lưới giao thông nội thị đã quy hoạch phù hợp với quá trình phát triển của Tp. Bảo Lộc, một số đường chính được nâng cấp mở rộng trong đó có hơn 100 km được nhựa hóa, đi lại thuận tiện ít dốc đến các phường.

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương hoàn thiện sẽ trở thành tuyến đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa giảm tải cho Quốc lộ 20, đồng thời kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ với hệ thống mạng lưới đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dự kiến, thời gian di chuyển từ TP.HCM lên Bảo Lộc chỉ còn khoảng 2h và từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc cũng chỉ mất 1h đồng hồ, giảm một nữa thời gian so với di chuyển trên QL20 như hiện nay.

Ngoài ra các tuyến đường trong TP.Bảo Lộc được nối tiếp mở rộng vào các khu du lịch, các danh lam thắng cảnh, các khu sản xuất… rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, trao đổi buôn bán từ khu trung tâm đến các vùng như đường vào khu du lịch Đambri dài 16 km, mặt đường bê tông nhựa rộng 14m.

Đô thị khởi sắc

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại đô thị trung tâm thành phố, kéo theo nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối lớn. Những năm qua, lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị đã được các cấp chính quyền TP.Bảo Lộc quan tâm đầu tư đúng mức, góp phần làm thay đổi cơ bản diện mạo.

Qua đó, các nguồn vốn đã tập trung đầu tư vào những lĩnh vực giao thông đô thị, cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và xử lý chất thải rắn, hệ thống chiếu sáng đô thị, cây xanh, vỉa hè, hạ tầng điện, viễn thông… tương đối đồng bộ theo tiêu chí đô thị đã được phân hạng. Cùng đó là các công viên, hồ cảnh quan, bến xe… được đầu tư, tôn tạo, tạo lập bộ mặt đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

{keywords}

Đường phố khu vực trung tâm TP.Bảo Lộc đã được chỉnh trang

Ngoài việc đầu tư về hạ tầng giao thông, TP.Bảo Lộc còn tập trung đầu tư vào những lĩnh vực cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và xử lý chất thải rắn, hệ thống chiếu sáng đô thị, cây xanh, vỉa hè, hạ tầng điện, viễn thông… tương đối đồng bộ theo tiêu chí đô thị đã được phân hạng. Cùng đó là các công viên, hồ cảnh quan, bến xe… được đầu tư, tạo lập bộ mặt đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Bên cạnh đó, hệ thống thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch,… cũng được TP.Bảo Lộc chú trọng đầu tư. Điển hình như công trình Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng với quy mô 500 giường bệnh và nhiều trang thiết bị tiên tiến hiện đại được đưa vào hoạt động từ năm 2017, sẽ đáp ứng một số lượng lớn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận cũng như thúc đẩy mức sống của người dân địa phương tăng cao.

Đồng thời, việc thu hút các nhà đầu tư cũng đã làm thay đổi diện mạo của TP.Bảo Lộc như việc xây dựng trường đại học Tôn Đức Thắng, trung tâm thương mại Vincom cũng như mang lại cho người dân cuộc sống tri thức, hiện đại hơn.

Doãn Phong