Năm 2017 thị trường bất động sản tiếp tục chứng kiến tình trạng tranh chấp chung cư xảy ra trên diện rộng tại Hà Nội và TP HCM. Đất nền lên cơn sốt với những cơn sóng lan rộng tại TP.HCM cũng là một trong những điểm nóng của thị trường năm vừa qua.

Tranh chấp chung cư ‘leo thang’, nở rộ băng rôn, khẩu hiệu

Liên tiếp từ cuối năm 2016 đến nay, hàng loạt tranh chấp nổ ra ở nhiều chung cư tại Hà Nội, TP HCM, từ những tòa nhà giá rẻ cho đến cao cấp. Một thống kê trước đó của Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho thấy, toàn thành phố có 935 tòa chung cư thì 105 tòa xảy ra tranh chấp.

Tại Hà Nội, phong trào căng băng rôn, khẩu hiệu ngày càng lan rộng khi diễn ra tại hàng loạt dự án chung cư như: Home City Trung Kính, chung cư 99 Trần Bình, Gamuda Garden, Mipec Riverside Long Biên, VP3 Linh Đàm, Capital Garden (Trường Chinh), Golden Silk (Vạn Phúc, Hà Đông), New Horizon (Lĩnh Nam); Parkview Residence (Tố Hữu – Hà Đông), Hồ Gươm Plaza (Vạn Phúc – Hà Đông), Golden West (Nhân Chính - Thanh Xuân), Khu Đoàn Ngoại Giao (Xuân Tảo - Bắc Từ Liêm) …

{keywords}
{keywords}
Hàng loạt tranh chấp nổ ra ở nhiều chung cư tại Hà Nội, TP HCM, từ những tòa nhà giá rẻ cho đến cao cấp trong năm 2017.


Trước tình trạng tranh chấp trong các khu chung cư gia tăng tại các thành phố, Thủ tướng cho rằng, nếu không có giải pháp hợp tình, hợp lý, tranh chấp ngày càng phức tạp và khó giải quyết. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng tổng hợp những nội dung khiếu nại của dân cư tại các dự án nhà ở đối với chủ đầu tư.

Đất nền lên cơn sốt

Khu vực phía Nam là nơi sóng bất động sản hoạt động mạnh nhất trong năm vừa qua với tình trạng sốt đất, tranh mua, tranh bán tái xuất. Cơn sốt đất tại TP. HCM đã lan rộng ra khắp các quận huyện.

Từ khu Đông (quận 2, 9, Thủ Đức) cơn sốt đất nền lan ra khu Nam (quận 7, 8, huyện Nhà Bè và một phần huyện Bình Chánh), rồi đến khu Tây (quận 12, Tân Phú, Bình Tân và 3 huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh) và cả huyện Cần Giờ. Những khu vực này đã có mức tăng rất mạnh so với năm trước, trung bình tăng 100 – 200%, thậm chí tăng 300%.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), nguyên nhân của đợt sốt đất “điên cuồng” như trên là do thông tin về các dự án hạ tầng khu vực liên tục được UBND thành phố công bố cộng thêm chiêu trò thổi giá của “cò” đất. UBND TP. HCM đã phải đưa ra nhiều biện pháp điều chỉnh, thị trường đất nền để hạ nhiệt đất nền.

{keywords}
Theo HoREA, nguyên nhân của đợt sốt đất “điên cuồng” là do thông tin về các dự án hạ tầng khu vực liên tục được UBND thành phố công bố cộng thêm chiêu trò thổi giá của “cò” đất.

Tại huyện Long Thành, Đồng Nai, cũng ghi nhận hiện tượng sốt đất nền. Giá đất nền và đất vườn tại đây cũng tăng mạnh. Đất vườn bán sào lên tới hàng tỷ đồng.

Những cơn sốt đất trong năm 2017, nhiều chuyên gia bất động sản đã lên tiếng cảnh báo nếu thị trường bất động sản phát triển quá nóng thì sẽ xuất hiện sóng dữ. Lợi dụng ham muốn kiếm tiền nhiều, nhanh của không ít nhà đầu tư, nhiều hình thức lừa đảo đã tái xuất. Trên thực tế, chỉ trong vòng 1 năm, không ít người đã phải nếm quả đắng trong những cơn sốt.

Ngân hàng siết nợ loạt dự án bất động sản

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 42 cho phép các tổ chức tín dụng bán nợ xấu, ngày càng nhiều các bất động sản là dự án, căn hộ hoặc lô đất đã được các ngân hàng và Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) kê biên, mang ra đấu giá.

Thương vụ đầu tiên phải kể đến đó là dự án Saigon One Tower (34 Tôn Đức Thắng, quận 1) bị Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) thu giữ làm tài sản đảm bảo để xử lý khoản nợ lên đến hơn 7.000 tỷ của chủ đầu tư dự án này.

Một siêu dự án khác là Happyland do Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Phú An thuộc Tập đoàn Khang Thông làm chủ đầu tư cũng đã cưỡng chế để giải quyết khoản nợ lên đến hàng ngàn tỷ đồng sau 3 lần xin tạm hoãn thi hành.

Hay VAMC siết nợ 8 lô đất trị giá hơn 2.418 tỷ đồng của tập đoàn Hoàn Cầu tại Sacombank, BIDV bán đấu giá dự án 584 Tân Kiên, Bình Chánh để xử lý khoản nợ xấu 1.100 tỷ… Ngoài VAMC, nhiều ngân hàng cũng tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo xử lý nợ xấu như Maritime Bank, Agribank, Techcombank và Sacombank...

Bất động sản cao cấp mất thế “thượng phong”

Năm 2017 cả TP HCM và Hà Nội đều ghi nhận sự đột ngột suy giảm nguồn cung và thanh khoản của thị trường căn hộ. So với năm 2016, có thể nói lượng căn hộ cao cấp mở bán mới trong năm 2017 đã suy giảm khá lớn. Nguồn cung mở bán mới những tháng trong năm 2017 chỉ chiếm khoảng 30%, giảm 40-50% so với cùng kỳ. Như tại Hà Nội, theo một đơn vị nghiên cứu thị trường chỉ riêng số căn hộ cao cấp mở bán trong 2 quý cuối năm 2016 đã lớn hơn 3 quý của năm 2017 (6.100/5.460 căn). Nhiều ý kiến đưa ra cảnh báo thị trường căn hộ cao cấp hiện nay đã dư thừa nguồn cung.

{keywords}
Kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án du lịch nghỉ dưỡng, dự án bất động sản cao cấp.

Nêu tại báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Bộ Xây dựng cho biết để đảm bảo cân đối cung cầu, tránh tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra các dự án bất động sản lớn, sử dụng nhiều quỹ đất. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án du lịch nghỉ dưỡng, dự án bất động sản cao cấp.

Tình trạng quá dồi dào về nguồn cung đã dẫn đến một thực tế là làn sóng bán cắt lỗ căn hộ cao cấp. Trong những tháng cuối năm, thị trường đã ghi nhận làn sóng này tại TP. Hồ Chí Minh.

Bất động sản “lai” bùng nổ trào lưu, đau đầu pháp lý

Mô hình officetel, condotel, hometel đã có sự phát triển nóng trong năm 2017. Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước có khoảng 25.639 căn hộ condotel và officetel. Dự kiến giai đoạn 2017-2019, mỗi năm có thêm từ 27.000-29.000 căn hộ condotel cung cấp ra thị trường.

Tuy phát triển nóng nở rộ trong năm qua nhưng những loại hình bất động sản “lai” này vẫn còn vướng mắc rào cản về pháp lý. Chưa có quy định cụ thể các tiêu chuẩn về quy hoạch, thiết kế công trình tòa nhà, căn hộ condotel, officetel. Các loại bất động sản này cũng chưa được cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ).

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, các sản phẩm condotel, officetel, shophouse đang có dấu hiệu “biến tướng” thành căn hộ nhà ở thông thường nên cần có cơ chế quản lý chặt chẽ và hiệu quả.

Cùng với đó, việc chủ đầu tư cam kết lợi nhuận lên đến 8 - 12%/năm trong gần cả thập niên, nhưng không có biện pháp để bảo đảm chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết có thể tiềm ẩn yếu tố rủi ro cho nhà đầu tư thứ cấp. Và thực tế, thời gian qua đã phát sinh những tranh chấp tại một số dự án.

Liên quan đến vấn đề này, Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng nhiều lần đề cập. Thủ tướng cũng đã giao cho 3 bộ: Bộ Bộ Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính chuẩn bị khung pháp lý cho loại hình bất động sản này.

Hồng Khanh 

Kết luận thanh tra điểm mặt nhiều ông lớn BĐS, ‘vạch’ sai phạm hàng nghìn tỷ

Kết luận thanh tra điểm mặt nhiều ông lớn BĐS, ‘vạch’ sai phạm hàng nghìn tỷ

Năm 2017 có nhiều kết luận thanh tra về những sai phạm các dự án, chủ đầu tư và cơ quan quản lý trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng. Bước sang năm 2018 sẽ tiếp tục thanh tra một loạt “ông lớn”.

Vốn ngoại tăng tốc, tỷ USD chảy vào địa ốc

Vốn ngoại tăng tốc, tỷ USD chảy vào địa ốc

Dòng vốn ngoại, đặc biệt là từ các nước châu Á như Singapore, Nhật Bản… tiếp tục chảy mạnh, cho thấy sức hút lớn của thị trường bất động sản Việt Nam.

Tiền tỷ mua chung cư, nơm nớp nỗi lo tranh chấp

Tiền tỷ mua chung cư, nơm nớp nỗi lo tranh chấp

Cùng VietNamNet điểm lại những vụ việc lùm xùm tai tiếng liên quan đến các dự án chung cư 1 năm qua.